Phân tích các điểm yếu và hạn chế trong phương thức quản trị rủi ro tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 54)

dụng tại ACB

Việc phân cấp phán quyết cho chuyên viên phê duyệt tín dụng và ban tín dụng chi nhánh vẫn còn thấp so với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Điều này làm các chi nhánh, phòng giao dịch bị động trong khi phát triển khách hàng vay vốn. Đa phần Giám Đốc chi nhánh và Giám Đốc phòng giao dịch hiện nay được bổ nhiệm chuyên viên bậc từ 01-03. Trong khi mức phân cấp cho chuyên viên phê duyệt bậc từ 01-03 hiện nay như sau : chuyên viên bậc 1 : khơng có quyền duyệt cho vay có thế chấp chỉ duyệt các món cho vay bình thường khác như cầm cố sổ tiết kiệm do ACB phát hành; chuyên viên bậc 2 : quyền phê duyệt tối đa đối với hồ sơ vay có thế chấp chỉ 100 triệu đồng và tương tự 200 triệu đồng đối với chuyên viên bậc 3. Ban tín dụng chi nhánh quyền phê duyệt tối đa đối với hồ sơ vay có thế chấp cũng chỉ 500 triệu đồng. Như vậy là quá thấp so với tình hình phát triển hiện nay. Việc phân cấp phê duyệt và siết chặt hạn mức phê duyệt nhằm đảm bảo tính phê duyệt tập trung của ACB và hạn chế rủi ro tín dụng là cần thiết, tuy nhiên cần phải siết hạn mức này ở mức cân đối và phù hợp hơn.

Trong thực tế khi phối hợp thẩm định và trình phê duyệt hồ sơ thẩm định phát sinh một số hạn chế như địa bàn của các chi nhánh phịng giao dịch ngồi khu vực thành phố hồ chí minh sẽ gặp khó khăn và mất thời gian trong trường hợp cần trình trực tiếp hồ sơ lên các cấp phê duyệt cao hơn. Bởi vì đa phần cấp phê duyệt cao hơn chủ yếu nằm trên địa bàn TP HCM.

Trong q trình họp Ban tín dụng, do có nhiều thành viên cùng dự họp với nhiều yếu tố khác nhau : về kinh ngiệm, tuổi tác, giới tính, tư duy và suy luận ... nên

nhiều lúc vẫn phát sinh trường hợp mâu thuẫn trong phê duyệt hồ sơ, dẫn đến hồ sơ bị chậm ảnh hưởng đến khách hàng do phải trình tiếp lên cấp cao hơn lẽ ra đã được duyệt ngay tại cấp phê duyệt hiện tại. Mặc khác nếu nội bộ thành viên trong ban tín dụng có sự khác nhau nhiều trong tư duy và tính khí dễ dẫn đến những mâu thuẫn khác trong nội bộ.

Trong các tiêu chí phân nhóm và phân loại khách hàng vẫn tồn tại một ít tiêu chí chưa phù hợp với thực tế khách hàng. Một ít tiêu chí cịn chưa đủ chặt có khả năng bị nhân viên xấu lợi dụng gây rủi ro tín dụng cho ACB.

Việc phát triển mơ hình kinh doanh mới thơng qua việc hình thành bộ phận bán hàng là một xu hướng phát triển mới và phù hợp với mơ hình một số ngân hàng phát triển trên thế giới. Tuy nhiên do việc triển khai chưa đủ lâu nên cịn thiếu cơng tác phân định trách nhiệm một cách rõ ràng và dứt khốt giữa vị trí nhân viên tư vấn tài chính cá nhân và nhân viên phân tích tín dụng. Do vậy hai vị trí này cịn nhiều việc trùng lắp nhau, mâu thuẫn nhau trong lợi ích khi tiếp xúc khách hàng. Một số nhân viên tư vấn tài chính được tuyển dụng với kiến thức về tài chính cịn thiếu và yếu, khả năng tư vấn khách hàng chưa đạt, khả năng phát triển khách hàng mới cũng cần cải thiện nhiều. Một số phát triển hồ sơ chủ yếu thông qua các dịch vụ bên ngồi (cịn gọi là cị tín dụng) nên cịn đem về những hồ sơ có chất lượng khơng tốt có khả năng gây rủi ro tín dụng cho ACB.

Việc tách bạch hoàn toàn bộ phận thẩm định cũng hỗ trợ giảm thiểu khả năng phát sinh rủi ro tín dụng cho ACB. Hiện nay việc định giá tài sản đảm bảo là bất động sản do nhân viên thẩm định thuộc công ty thẩm định giá địa ốc trực thuộc ngân hàng ACB đảm trách. Tuy nhiên về đơn giá đất thị trường, nhất là đối với các tỉnh ngoài địa bàn TP HCM, ACB chưa xây dựng được hệ thống đơn giá đất thị trường làm cơ sơ cho nhân viên thẩm định cũng như cơ sở cho chi nhánh, phòng Giao Dịch kiểm tra tương đối tính hợp lý của kết quả thẩm định tài sản thế chấp. Các tuyến đường, khu vực ACB chưa có đơn giá thị trường thì nhân viên thẩm định lấy giá rao bán trên thị trường để so sánh. Hầu hết giá rao bán thường khó kiểm chứng tính xác thực và nguồn gốc, do vậy cũng dễ dẫn đến rủi ro tín dụng nếu tài sản vì lý do nào đó được định giá khá cao hoặc có thể định giá tài sản thấp hơn so với giá trị tài sản lẽ ra phải đạt được, khiến cho việc cho vay khách hàng ít đi, khơng đáp ứng nhu cầu khách hàng

sẽ dẫn đến ACB mất khách hàng vì ngân hàng khác định giá cao hơn và cho vay cao hơn.

Hiện tại thông tin kinh tế xã hội và vĩ mô của nền kinh tế trong nước và thế giới chưa được chú trọng theo dõi phân tích kỹ và đưa ra các dự báo cùng chiến lược áp dụng khi thị trường có sự thay đổi tín hiệu nhằm chủ động giúp ACB định hướng chính sách tín dụng và có bước đi cũng như cách thức quản lý rủi ro phù hợp. Chưa có bộ phận chun phân tích tình hình phát triển của các ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế, cũng như phân tích tình hình các ngân hàng thương mại - đối thủ cạnh tranh nhằm có cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp hơn trong từng thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)