Xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 54)

Xếp hạng tín dụng nội bộ là phương pháp sử dụng các thông tin đầu vào của khách hàng nhằm tính tốn khả năng trả nợ của từng khách hàng tại từng tời điểm. Từ đó ngân hàng có chính sách phân loại nhóm nợ khách hàng một cách hợp lý từ đó đưa ra mức trích lập dự phịng phù hợp, và giám sát rủi ro một cách hiệu quả. Việc xếp hạng tín dụng nội bộ phân làm hai loại gồm : xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp tư nhân và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp tư nhân : Đối với các khách hàng này ACB đánh giá phân nhóm khách hàng dựa trên

các nhóm tiêu chí :

Nhóm tiêu chí về nhân thân : là các tiêu chí liên quan đến độ tuổi, trình độ học vấn, lý lịch tư pháp, tình trạng hôn nhân, mối quan hệ của người vay với cộng đồng, cơ cấu gia đình, số người phụ thuộc kinh tế trong gia đình...

Nhóm tiêu chí về khả năng trả nợ : là các tiêu chí liên quan đến tính chất cơng việc hiện tại, các nguồn thu nhập có được dùng để trả nợ, khả năng tích luỹ sau khi trả nợ và chi cho sinh hoạt hàng tháng...

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là doanh nghiệp : đối với các

khách hàng này ACB đánh giá dựa vào 02 nhóm chỉ tiêu là : chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính

Nhóm chỉ tiêu tài chính : liên quan đến các chỉ số như : khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh tốn nhanh, số vịng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, tổng nợ vay ngân hàng trên vốn chủ

sở hữu, lợi nhuậ sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và các chỉ số khác....

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính : liên quan đến : Khả năng quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp như độ tuổi, lý lịch tư pháp, kinh nghiệm, quan hệ xã hội, cách thức thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong vòng 03 năm tới, lịch sử và uy tín khi vay các lần vay trước, Số lượng ngân hàng mà khách hàng đang quan hệ, số lượng doanh số giao dịch qua ngân hàng và mức độ sử dụng dịch vụ của ngân hàng ....; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành như triển vọng ngành mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh, khả năng gia nhập thị trường, sự tác động do thay đổi từ các chính sách của nhà nước và chính phủ, sự thay đổi các yếu tố tự nhiên và xã hội..; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như sự phụ thuộc hay chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, hàng tồn kho có thể bán được bao nhiêu trên thị trường, mạng lưới tiêu thụ và phân phối sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch ứng phó với biến động bất thường theo phương án kinh doanh, máy móc thiết bị, mức độ mua bảo hiểm cho tài sản...

Sau khi đánh giá và nhập liệu xong, hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ với nhiều thang điểm khác nhau dựa trên những tiêu chí đánh giá khác nhau sẽ cho ra số điểm trung bình đối với một khách hàng vay. Dựa vào số điểm này mà khách hàng sẽ được xem xét phân vào các nhóm phân loại rủi ro khác nhau như :

Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro

91-100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn

80-90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn

75-80 A Nợ đủ tiêu chuẩn

70-75 BBB Nợ cần chú ý

65-70 BB Nợ cần chú ý

60-65 B Nợ cần chú ý

56-60 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn

53-56 CC Nợ dưới tiêu chuẩn

45-53 C Nợ dưới tiêu chuẩn

2.7 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ACB.

Rủi ro phát sinh do sự thay đổi điều chỉnh chính sách, quy định của pháp luật của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước :

Đây là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong đó có cả ACB có thể nói dễ thấy và dễ bị tác động nhất, khi ngân hàng nhà nước bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ của mình. Tại Việt Nam có thể thấy rõ tác động này vào thời điểm năm 2008. Vì trước đó cuối năm 2007, Chính Phủ do yêu cầu kiềm chế lạm phát nên đã sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ, mục đích hút bớt một lượng tiền lớn ngồi lưu thơng bằng cách buộc các ngân hàng thương mại mua bắt buộc một lượng tín phiếu nhất định đồng thời là ban hành quy định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên. Từ đó làm cho các ngân hàng phải cân đối nguồn vốn huy động của mình, một phần dùng để mua tín phiếu theo quy định và một phần cho việc dự trữ bắt buộc tăng lên. Việc thay đổi chính sách của chính phủ và ngân hàng nhà nước có phần “mạnh tay” do vậy, xảy ra tình trạng các ngân hàng thiếu hụt vốn, nên đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút lượng tiền gửi trong dân. Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tăng cao kỷ lục có nơi lên đến 18,5% đến 19%/ năm (hiện nay thời điểm tháng 03 năm 2009 lãi suất huy động các ngân hàng thương mại dao động từ 6.5% đến 7.5%/ năm). Từ đó khiến cho “đầu ra” hay việc cho vay của các ngân hàng thương mại cũng tăng cao không kém, lãi suất cho vay thời điểm khủng hoảng lên đến 25% - 26%/năm. Các món vay trung dài hạn có kỳ điều chỉnh lãi suất 03 tháng đến 06 tháng lần, thì khi đến kỳ điều chỉnh lãi khách hàng phải chịu trả khoản lãi cao gần gấp đôi lúc ban đầu. Chính những điều này là gia tăng phát sinh rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại cũng như ACB. Bởi vì khi đi vay với lãi suất cao như vậy thì người đi vay khó có khả năng sử dụng tiền vay tạo ra được doanh thu và lợi nhuận đủ cao để trả lãi vay tăng cao đột biến như vậy. Các cá nhân khác đã vay ngân hàng với nguồn thu nhập ổn định đang trả nợ tốt thì cũng có khả năng gặp khó khăn khi trả nợ với lãi suất bị điều chỉnh tăng cao như vậy. Chính vì thế mà tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại lại tăng cao vào cuối năm 2008 trong đó có cả ACB. Theo số liệu thống kê của trung tâm thơng tin tín dụng CIC, đến cuối tháng 9 năm 2008 tại kho dữ liệu của trung tâm cho thấy dư nợ quá hạn bao gồm : nợ cần chú ý, nợ không đủ tiêu chuẩn và nợ xấu trong cả nước là 94.900 tỷ đồng chiếm 8,77% so với tổng dư nợ.

Rủi ro tín dụng phát sinh do sự biến động của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước

Khi nền kinh tế thế giới có sự biến đổi, đặc biệt là tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu sẽ có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành kinh tế, đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các cơng ty nước ngồi đầu tư vào Việt Nam. Một số tác động có thể thấy đó là nhu cầu sản xuất hàng hoá thu hẹp, việc xuất khẩu vào một số nước bị hạn chế vì hạn ngạch và bị cho là bán phá giá nên bị áp thuế cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, Đồng USD bị yếu đi làm cho xuất khầu của Việt Nam ra nước ngồi bị giảm vì giá bán tăng ...Từ đó làm cho một số ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, làm ăn thua lỗ do khơng có đầu ra, hoặc hàng bán không được và chậm trả nợ hoặc không thể trả nợ vay ngân hàng là nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng và gia tăng nợ quá hạn nợ xấu cho ngân hàng.

Khi kinh tế trong nước cũng thay đổi do sự tác động của kinh tế thế giới, thì thị trường chứng khốn trong nước cũng giảm sút. Bởi vì khách hàng mua cổ phiếu các cơng ty có niêm yết cổ phiếu trên sàn hoặc cổ phiếu được giao dịch trên thị trường OTC, mà các công ty này làm ăn thua lỗ hoặc có thơng tin khơng tốt thì khách hàng sẽ tìm cách bán ra, làm giá cổ phiếu rớt. Các khách hàng vay vốn ngân hàng để kinh doanh cổ phiếu nếu mua phải những cổ phiếu trên sẽ bị lỗ, một số nợ ngân hàng nhiều nhưng khơng có khả năng trả nợ là nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng.

Mặt khác thị trường bất động sản đóng băng và giá giảm khiến cho các công ty kinh doanh bất động sản, các cá nhân vay vốn ngân hàng mua bán bất động sản nhằm kiếm lời gặp khó khăn do bán khơng được bất động sản mà vẫn phải trả lãi và vốn khi đến hạn, điều này làm phát sinh rủi ro tín dụng. Có ngân hàng thương mại cho vay khá nhiều để khách hàng đầu tư vào bất động sản. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản cao so với tổng dư nợ, khoản vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng cao, nên khi thị trường bất động sản gặp vấn đề thì tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng tăng cao và có nguy cơ xém phá sản vì mất an tồn thanh khoản.

Rủi ro phát sinh từ q trình hội nhập kinh tế thế giới

Ở đây ta chỉ nói đến khía cạnh hội nhập về lĩnh vực ngân hàng. Khi mà hiệu lực thực hiện cam kết gia nhập WTO- lĩnh vực ngân hàng, thì trong nước sẽ có nhiều ngân hàng nước ngồi được mở và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Các ngân hàng

này sẽ được đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước. Nghĩa là các ngân hàng trong nước được phép kinh doanh gì thì các ngân hàng nước ngồi này cũng sẽ được kinh doanh như vậy. Ở Việt Nam tính đến đầu năm 2009 đã có 05 ngân hàng vốn 100% đầu tư nước ngồi được cấp phép hoạt động đó là : Ngân hàng Hồng Kơng và Thượng Hải (HSBC); Ngân hàng Standard Chactered bank (SCB), ngân hàng ANZ, ngân hàng Shinhan Bank (Korea), và ngân hàng Hony Leeing Bank ( Malaysia). Các ngân hàng nước ngồi này có khả năng về vốn, mạng lưới hoạt động, công nghệ, sản phẩm và chất lượng dịch vụ đều đa phần tốt hơn các ngân hàng thương mại do đó tạo ra sức ép cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước là điều tất yếu. Đặc biệt các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ, mới thành lập hoặc mới chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị là các ngân hàng chịu sức ép nặng nề nhất. Lý do là thương hiệu cịn mới ít người biết tới, quy mơ về vốn- mạng lưới cịn nhỏ và ít, cơng nghệ thì cần cải tiến nhiều, sản phẩm và chất lượng dịch vụ không cao. Nên các ngân hàng này muốn gia tăng lợi nhuận thì khơng thể gia tăng từ mảng thanh tốn và dịch vụ mà chỉ gia tăng lợi nhuận chủ yếu từ việc tăng trưởng dư nợ tín dụng. Trước sức ép tăng trưởng tín dụng cao nhưng cơ chế quản lý cịn yếu kém, sự kiểm tra, kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng chưa tốt sẽ làm gia tăng các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.

Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng đi vay.

Một số khách hàng khi liên hệ ngân hàng chỉ với mục đích là cố tâm lừa đảo. Các đối tượng này thường có đặc điểm là giảm mạo hồ sơ giấy tờ vay vốn, từ tài sản đảm bảo dùng thế chấp đến các chứng từ chứng minh phương án, mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ đều rất tốt. Sau đó tìm cách mua chuộc nhân viên hoặc lợi dụng sơ hở của nhân viên mà khách hàng giả mạo tiếp hồ sơ đi công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo mà không bị ngân hàng phát hiện, đến khi giản ngân cho khách hàng và khách hàng bỏ trốn thì ngân hàng mới biết. Sự việc này đã xảy ra trên thực tế và đã được đăng trên nhiều bài báo nhất là báo Công An TPHCM.

Một số khách hàng khác, do khả năng quản lý yếu kém, nên khi phát triển quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tuy vậy mặc dù phương án kinh doanh là tốt và trên mặt lý thuyết là hiệu quả, nhưng do năng lực quản lý chưa đủ tầm lại không mạnh dạn đổi mới tư duy cũng như bộ máy giám sát,

hệ thống kế tốn, tài chính và kinh doanh chuẩn mực dẫn đến làm ăn không hiệu quả và gây rủi ro phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.

Cố tình dấu thơng tin khơng tốt về tình hình tài chính của mình, dùng vốn vay của ngân hàng vào các hoạt động khơng đúng với mục đích ban đầu khi xin vay vốn.

Rủi ro tín dụng phát sinh từ phía ngân hàng :

Do Ngân hàng chưa đưa ra được danh mục ngành kinh tế- xã hội hiệu quả để cho vay, chưa hướng dẫn và định hướng ngành cho vay thật tốt cho hệ thống, các chi nhánh chỉ cho vay với mục đích tăng dư nợ theo chỉ tiêu, dẫn đến việc các chi nhánh cho vay nhưng không lường được yếu tố rủi ro ngành kinh tế, khiến trong tổng dư nợ cho vay hợp nhất toàn ngân hàng, tỷ trọng chiếm phần lớn có thể rơi vào một số ngành kinh tế phát sinh rủi ro phá sản cao do sự biến động của chính sách, kinh tế vĩ mô và kinh tế thế giới mang lại.

Ngân hàng chưa có được cơ cấu tín dụng hợp lý dựa vào sự biến đổi của nền kinh tế và những kịch bản dự báo trong tương lai. Việc xác định tỉ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong tổng dư nợ rất quan trọng để cân đối nguồn vốn huy động và thanh khoản. Việc xác định tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp tư nhân, các cơng ty, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng... trong tổng dư nợ hay việc xác định cơ cấu sản phẩm tín dụng cũng quan trọng khơng kém trong việc phịng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng.

Việc bàn hành quy trình, quy chế của ngân hàng trong việc định giá và yếu tố pháp lý của tài sản đảm bảo, thẩm định hồ sơ vay, giải ngân và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cũng như thu hồi, xử lý nợ vay chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở... khiến cho khách hàng dễ dàng lợi dụng để lừa đảo hoặc nhân viên trong ngân hàng vận dụng nhằm cố ý làm trái phục vụ cho các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn lại được vay vốn nhằm hưởng lợi cá nhân từ đó phát sinh rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Sự hợp tác trao đổi thơng tin giữa các ngân hàng thương mại cũng như thông tin cung cấp từ trung tâm tín dụng ( CIC) cịn chưa chặt và chưa hiệu quả. Trong tình hình hiện nay có khá nhiều ngân hàng cùng hoạt động và cạnh tranh, do đó một khách hàng có thể vay vốn được nhiều ngân hàng khác nhau. Và ngân hàng khi tiến hành thầm định hồ sơ cho vay nếu muốn biết thông tin khách hàng này đã vay tại ngân hàng khác chưa thì dựa vào 02 nguồn thơng tin : Một là hỏi trực tiếp từ khách hàng vay vốn, trường hợp này nếu khách hàng trung thực và có thiện chí hợp tác tốt họ sẽ

cung cấp thông tin đang vay ở đâu, vay bao nhiêu và thế chấp bằng tài sản nào. Tuy nhiên trên thực tế các khách hàng thường dấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. Do vậy ngân hàng phải sử dụng tới nguồn thông tin thứ 02 được lấy từ CIC. Nhưng thông tin được lấy từ CIC không phải lúc này cũng đúng và kịp thời, mặt khác thông tin mà CIC cung cấp thường ngắn gọn và chi tiết rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)