Pháp luật Việt Nam quy định về cơng bố thơng tin trên TTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : BẤT CÂN XỨNG THƠNG TIN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

1. Lý thuyết bất cân xứng thơng tin

3.3 Pháp luật Việt Nam quy định về cơng bố thơng tin trên TTCK

Trước đây hoạt động cơng bố thơng tin trên TTCK được quy định tại nghị định 144/NĐ-CP và thơng tư 57/2004/TT-BTC. Hiện nay chúng ta cĩ Luật chứng

khốn số 70/2006/QH11 và Thơng tư số 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thơng tư 38) quy định về việc hướng dẫn cơng bố thơng tin trên TTCK. Thơng tư 38 quy định khá tổng quát về các trường hợp phải cơng bố thơng tin, cụ thể được phân thành ba trường hợp là cơng bố thơng tin định kỳ, cơng bố thơng tin bất thường và cơng bố thơng tin theo yêu cầu. Như vậy về cơ bản mơi trường pháp lý đã được chuẩn bị khá đầy đủ nhằm đảm bảo mơi trường đầu tư minh bạch, đầy

đủ thơng tin và cơng bằng cho các nhà đầu tư. Việc cơng bố thơng tin của tổ chức

niêm yết, cơng ty chứng khốn, Sở giao dịch chứng khốn,…đến nhà đầu tư là một khâu quan trọng, giúp cho thị trường minh bạch, đồng thời cũng giúp quá trình mua bán chứng khốn diễn ra cơng bằng, đồng vốn được sử dụng hiệu quả nhất.

Mặc dù luật pháp quy định về cơng bố thơng tin đã cĩ, nhưng người cĩ trách nhiệm thực hiện thì vẫn chưa thực hiện nghiêm túc nên thị TTCK Việt Nam chưa thực sự minh bạch và cơng bằng, mơi trường đầu tư chưa thực sự tốt để cĩ thể thu

hút thêm nguồn vốn từ xã hội. Thơng tin được cơng bố thường cĩ chất lượng thấp, thiếu sĩt, khơng đồng đều và chậm trễ. Việc vi phạm quy định về cơng bố thơng tin thường xảy ra đối với cơng ty niêm yết, cơng ty chứng khốn thành viên vào những thời điểm nhạy cảm. Bên cạnh đĩ, pháp luật quy định về cơng bố thơng tin hiện nay cịn một số bất cập, chẳng hạn như quy định cơng bố thơng tin đối với những cơng ty chưa niêm yết khơng được chặt chẽ lắm, nhưng sự liên kết của TTCK giữa các cơng ty niêm yết và chưa niêm yết lại rất chặt chẽ, nên sự biến động giữa các bộ phận thị trường chưa được kiểm sốt tốt. Muốn luật pháp hiệu quả hơn, trước tiên

cần xem xét tính bao quát của luật, sau đĩ phải cĩ biện pháp chế tài phù hợp, ngồi ra cũng phải phối hợp các biện pháp thị trường để nâng cao sức mạnh đấu tranh của pháp luật.

Khi xem lại đồ thị biến động của VNIndex (Hình 3.2) trong khoảng thời

gian một năm trở lại đây ta thấy chỉ số VNIndex chuyển động theo một xu hướng bất thường, từ đỉnh cao 1.170 điểm giảm xuống mức đáy là 235,5 điểm rồi tăng

mạnh đến mức trên 500 điểm chỉ trong hơn hai tháng, sau đĩ điều chỉnh giảm và

hiện nay VNIndex đã trên 550 điểm. Giá cả hầu hết các loại chứng khốn niêm yết

đều biến động mạnh, từ tăng trưởng nĩng, đến giảm sâu rồi quay lại chu kỳ tăng

trưởng nhanh. Sự biến động của giá chứng khốn cho thấy thị trường nĩng lạnh bất thường, mà nguyên nhân của tình trạng này là do nhà đầu tư khơng hiểu biết đầy đủ về loại chứng khốn mình đầu tư, họ chủ yếu hành động theo tâm lý đám đơng.

Thời kỳ tăng trưởng nĩng của TTCK Việt Nam trong năm 2007 (chỉ số P/E một số chứng khốn Việt Nam đứng vào hàng cao nhất thế giới), nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn nhiệt tình tham gia thị trường mà khơng quan tâm đến những rủi ro tiềm ẩn, cĩ người đã thua lỗ hàng trăm triệu đến bạc tỷ do mua cổ phiếu của các

cơng ty lần đầu lên sàn cĩ giá bị đẩy lên quá cao. Nhiều cuộc đấu giá cĩ dấu hiệu bất thường khi sự chênh lệch giữa mức giá thành cơng và mức giá bỏ thầu là quá lớn khiến một số người đã bỏ tiền cọc. Những trường hợp “bỏ của” kể trên chỉ cĩ thể giải thích được nếu thừa nhận một điều rằng nhà đầu tư đã “phát hiện” những dấu hiệu bất thường hoặc thơng tin mới sau khi đã giao dịch. Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam là 7,5%/năm, thì khơng thể cĩ những cơng ty làm ăn siêu lợi nhuận đến mức khiến cho giá cổ phiếu tăng lên từ 40 đến 60 lần

mệnh giá (ví dụ: giá cổ phiếu của Ngân hàng Đơng Á, cổ phiếu FPT vào thời điểm năm 2007). Chắc chắn ở đây phải cĩ những hành vi đám đơng hoặc hành động giả tạo nào đĩ tìm cách nâng cao giá cả chứng khốn như vẽ ra sự tăng trưởng và lợi nhuận vượt trội,... Nhưng điều quan trọng là những hành động giả tạo đã được

ngụy trang khéo léo đến mức người ta đã tin và sẵn sàng trả tiền cho điều đĩ. Lý giải cho những bất thường về giá chứng khốn như trên chỉ cĩ thể dựa vào lý thuyết “bất cân xứng thơng tin” khi người mua khơng biết được giá trị thực và

những thơng tin liên quan, trong khi người bán lại tạo ra những hình ảnh giả tạo về siêu lợi nhuận và sự tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)