Thổi phồng giá trị cổ phiếu, làm giá, thao túng giá trên TTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1 : BẤT CÂN XỨNG THƠNG TIN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

1. Lý thuyết bất cân xứng thơng tin

3.4 Bằng chứng về tình trạng bất cân xứng thơng tin trên TTCK Việt Nam

3.4.5 Thổi phồng giá trị cổ phiếu, làm giá, thao túng giá trên TTCK

Trong thời buổi TTCK đi lên, danh từ “đối tác chiến lược, cổ đơng chiến

lược” trở thành ngơn ngữ thời thượng. Nhiều cơng ty liên tiếp nhau tổ chức họp báo cơng bố “đối tác chiến lược, cổ đơng chiến lược”, Ban quản trị cơng ty thì cố gắng tận dụng những cuộc tiếp xúc tìm hiểu đầu tư, những cuộc họp với một vài đối tác lớn rồi sau đĩ tìm cách “tung hỏa mù” đối với thơng tin đại loại như: sắp tới

sẽ ký kết hợp tác chiến lược với đối tác uy tín, thực hiện dự án hợp tác đầu tư cĩ lợi nhuận vượt trội, khơng ít cơng ty cơng bố dự án hồnh tráng rồi sau đĩ xin điều chỉnh hoặc khơng triển khai. Nhiều cuộc họp báo được cơng ty sâu chuỗi, biện tập và chỉnh sửa rồi cố tình truyền ra ngồi là cổ phiếu phát hành huy động lần này để thực hiện dự án chỉ dành riêng cho những cá nhân chủ chốt. Với cách làm như trên cơng ty tạo ra một sự khan hiếm giả tạo và đẩy giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần. Năm 2007 chứng khốn tăng trưởng nĩng, nhiều cơng ty niêm yết muốn tận dụng cơ hội nên đưa ra kế hoạch huy động vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh, nhưng thực chất dùng vốn để đầu tư tài chính, khi TTCK điều chỉnh giảm chính cổ đơng là người chịu nhiều thiệt thịi trước nhất.

Với quy mơ niêm yết một số loại chứng khốn như hiện nay thì việc thao túng giá, làm giá của một số nhà đầu cơ lớn là rất dễ thực hiện. Nhưng hiện tượng thao túng giá, làm giá lại thường xảy ra vào thời điểm nhạy cảm, trong giai đoạn cổ phiếu sắp được đưa vào niêm yết hay lúc thị trường cĩ nhiều biến động. Đầu năm 2008 thị trường giảm quá sâu, UBCKNN quyết định thay đổi biên độ giao động

trên sàn TP.HCM từ +5%/-5% xuống +1%/-1% thì trên thị trường cĩ nhiều phiên liên tiếp cĩ những mã cổ phiếu chỉ giao dịch khớp lệnh 10 cổ phiếu để lấy giá trần

hoặc giá sàn, rồi sau đĩ khối lượng bán ra ngay từ đầu phiên là rất lớn, lệnh ATO nhập vào hệ thống áp đảo. Cĩ thể nĩi hành động trên là dấu hiệu của hành vi làm giá vì cố tình tạo cung ảo để dìm giá xuống. Biên độ giao động thay đổi được một thời gian thì thị trường khởi sắc trở lại, quan sát nhiều phiên giao dịch ta thấy ở một số mã chứng khốn lượng dư mua dư bán rất bất thường, dư mua cao và dư bán thấp. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ rất dễ bị hút theo diễn biến này của thị trường, tuy nhiên lệnh mua của họ khĩ được thực hiện vì dư mua đã lớn trong khi lượng bán nhỏ giọt. Sau khi tạo ra được sự khan hiếm giả tạo những tay làm giá cấu kết với một số nhân viên cơng ty chứng khốn làm ra các lệnh mua ảo và đưa vào hệ thống, các cổ phiếu trên trở nên khan hiếm khi lượng dư mua giá trần luơn cao bất ngờ so với giá thường ngày cịn dư bán thì bằng khơng. Tình hình và cục diện được tạo ra như thế khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khi nhảy vào mua là bị sập bẫy.

Một nhà đầu tư cĩ thể quản lý hàng chục tài khoản (vì cĩ thể nhận ủy

quyền) và họ cĩ thể vừa đặt lệnh mua vừa đặt lệnh bán một loại chứng khốn trong một phiên giao dịch từ đĩ tác động vào giá chứng khốn, trước đây những nhà đầu cơ cĩ thể làm giá trong một phiên nhưng cách làm này dễ bị thanh tra phát hiện nay họ chấp nhận bỏ tiền mua cổ phiếu trong nhiều phiên liên tiếp để tránh sự phát

hiện. Trong tháng 4/2008 thanh tra UBCKNN đã tiến hành một đợt thanh kiểm tra tại Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM sau khi thị trường cĩ tin đồn về hành vi thao túng giá, gây ra những phiên giao dịch bất thường. Sau khi kiểm tra, thanh tra UBCKNN kết luận: Trong thời gian từ ngày 28/01/2008 đến ngày 22/02/2008 nhà

đầu tư tên Khởi đã liên tục đặt lệnh mua, bán cổ phiếu STB với tần xuất và khối

lượng lớn, chiếm tỷ trọng cao trên khối lượng giao dịch tồn thị trường. Cụ thể là từ ngày 20/02/2008 đến ngày 22/02/2008, ơng Khởi liên tiếp đặt bán cổ phiếu của STB với khối lượng là 1.252.100 cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 13,32% khối lượng đặt bán trên tồn thị trường, tần suất đặt lệnh bán là 107 lượt với mức giá giảm dần từ 56.000 đ/cp xuống cịn 51.000 đ/cp để chuyển từ giao dịch lơ lớn, theo phương

thức thỏa thuận sang phương thức giao dịch khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM. Các giao dịch của ơng Khởi đã tạo ra mức giá giao dịch đĩng cửa và mở cửa mới cho cổ phiếu STB trên thị trường, gây biến động giá cổ phiếu STB

và chỉ số VNIndex. Chiếu theo quy định trong tại mục II Thơng tư số 97/2007/TT- BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK, hành vi của ơng Khởi là hành vi giao dịch thao túng TTCK, ơng Khởi bị phạt 100 triệu đồng. Qua sự việc trên Thanh tra UBCK cịn phát hiện ra rằng, nhờ sự tiếp tay của nhân viên Cơng ty chứng khốn, nhà đầu tư Khởi được ưu tiên đặt lệnh vơ nguyên tắc, cĩ ngày lệnh mua bán của riêng ơng Khởi được chia nhỏ ra thành 60 lệnh khác nhau, đặt ngay đợt khớp lệnh đầu tiên hoặc phiên khớp lệnh thứ 3 để tạo ra giá mở cửa và đĩng

cửa. Theo quy định hiện hành về hành vi vi phạm trên TTCK nhà đầu tư tên Khởi

đã thực hiện hành vi thao túng giá trên TTCK, nhưng điều nguy hiểm hơn là sự tiếp

tay của một số nhân viên của cơng ty chứng khốn. Nếu khơng cĩ sự tiếp tay của nhân viên cơng ty mơi giới và các quy định giao dịch cơng bằng minh bạch được

tuân thủ thì chắc chắn ơng Khởi khơng thực hiện được mục đích xấu của mình,

nhưng Thanh tra UBCKNN lại chưa phạt cơng ty chứng khốn. (Nguồn: dữ liệu

được thu thập từ Bản tin giám sát tháng 04/2008 của UBCKNN).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)