Kinh nghiệm cho vay hộ nuôi tôm tại một số địa phương, Thái Lan và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.5. Kinh nghiệm cho vay hộ nuôi tôm tại một số địa phương, Thái Lan và bà

PHƯƠNG, THÁI LAN VÀ BÀI HỌC CHO NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH ĐẠI-TỈNH BẾN TRE

1.5.1. Kinh nghiệm cho vay hộ nuôi tôm tại một số địa phương, Thái Lan Thái Lan

+ Kinh nghiệm cho vay hộ ni tơm ở tỉnh Cà Mau:

Cán bộ tín dụng ln đảm bảo đúng quy trình tín dụng, thẩm định kỹ trước khi cho vay nuôi tơm. Hộ ni tơm phải có kinh nghiệm lâu năm trong

nghề ít nhất là một năm kinh nghiệm, có kiến thức hiểu biết về kỹ thuật ni tơm.

Vốn tự có của hộ vay phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhu cầu về vốn của phương án nuôi tôm.

Cho vay ni tơm phải có thế chấp tài sản bảo đảm là sổ đỏ của đất nuôi tôm và cả đất nhà ở, tổng giá trị tài sản bảo đảm so vớisố tiền vay phải lớn.

Tuy nhiên, cán bộ tín dụng vì phụ trách địa bàn rộng, số hộ và diện tích ni tơm nhiều nên ít kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.

+ Kinh nghiệm cho vayhộnuôi tơm ở tỉnh Trà Vinh:

Cán bộ tín dụng thường xuyên quan hệ với chính quyền địa phương, phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn…để nắm rõ tình hình quy hoạch vùng ni tơm, các chính sách của nhà nước về nuôi tôm, dịch bệnh nuôi tôm và kinh nghiệmcủa hộ ni tơm để có cơ sở ra quyết định cho vay.

Thường xuyên kiểm tra, giám sáttrước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra, giám sát trước khi cho vay về điều kiện vay vốn như: tài sản thế chấp, điều kiện ao ni. Cịn kiểm tra, giám sát trong khi cho vay về tính pháp lý đầy đủ của hồ sơ vay vốn. Cuối cùng kiểm tra, giám sát sau khi cho vay về tình hình sử dụng vốn có đúng mục đích vay hay khơng của hộ nuôi tôm.

+ Kinh nghiệm cho vay hộ ni tơm ở Thái Lan:

Có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp, hộ ni tơm, ngân hàng. Trong đó:

Nhà nước Thái Lan quy hoạch vùng nuôi tôm rõ ràng, đúng vị trí thuận lợi về điều kiện tự nhiên.

Nhà doanh nghiệp cung cấp con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y…và đưa cán bộ xuống hộ nuôi tôm để dạy quy trình khoa học kỹ thuật. Doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hộ nuôi tôm.

Hộ nuôi tôm liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và sử dụng giấy tờ nhà đất vay vốn tại ngân hàng để trả tiền con giống, thức ăn…cho doanh nghiệp. Đến khi thu hoạch tơm thì doanh nghiệp trả tiền vay vốn của hộ nuôi tôm cho ngân hàng.

Ngân hàng chỉ cho hộ ni tơm vay vốn khi có thế chấp giấy tờ nhà đất và hộ ni tơm phải có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp về đầu ra con tơm. Do đó, ngân hàng ở Thái Lan có rủi ro thấp trong lĩnh vực cho vay hộ nuôi tôm.

1.5.2. Bài học cho NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre

Những thành công và thất bại trong cho vay hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, tỉnh Trà Vinh và nước Thái Lan đã trở thành bài học kinh nghiệm cần được áp dụng cho NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, cụ thể đó là:

- Phải thẩm định kỹ hộ vay nuôi tôm trước khi cho vay. Vốn tự có và giá trị tài sản bảo đảm phải lớn. Hộ nuôi tôm phải nắm vững quy trình kỹ thuật ni tơm. Cán bộ tín dụng phải thật sự am hiểu về ni tơm tại địa bàn mình phụ trách cho vay.

- Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay hộ nuôi tôm.

Kết luận chương 1:

Trong chương này đã khái quát những vấn đề chung về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân cũng như hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay ni tơm. Ngồi ra cịn đề cập đến đặc điểm của cho vay hộ nuôi tôm và kinh nghiệm cho vay hộ nuôi tôm tại một số địa phương. Từ đó làm tiền đề để thực hiện các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ NUÔI TÔM TẠI

NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH ĐẠI - TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)