Định hướng cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Huyện Bình Đại Tỉnh Bến

3.1.2. Định hướng cụ thể

+ Về huy động vốn:

- Tăng cường huy động vốn trên địa bàn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp như : tuyên

truyền quảng cáo về thương hiệu, các dịch vụ, sản phẩm tiện ích mà ngân hàng đáp ứng hiện nay, để khách hàng biết rõ, sẵn sàng giao dịch với ngân hàng khi có nhu cầu. Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt chú trọng huy động nguồn vốn giá rẻ của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, nguồn vốn có tính ổn định và bền vững trong dân cư. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng, đồng thời trang bị phương tiện công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo phục vụ khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích cho khách hàng.

- Xây dựng lịng tin của khách hàng vào ngân hàng. Để có sự tin tưởng, trước hết trụ sở giao dịch phải khang trang, mạng lưới ngân hàng cần được mở rộng vừa tạo thuận lợi, vừa gần gũi với người dân. Đào tạo nhân viên ngoài làm nghiệp vụ giỏi phải tư vấn cho khách hàng hiểu được những lợi ích, an tồn và hiệu quả khi gửi tiền vào ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động huy động vốn trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Hồn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khơng ngừng hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ, tăng nhanh nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của huyện.

- Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau theo hướng gia tăng vốn huy động có thời hạn dài, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động để mở rộng quy mô đầu tư trung và dài hạn phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế ở địa phương.

+ Về hoạt động cho vay:

- Mở rộng đầu tư tín dụng phải bám sát các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, năng động hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Trong thẩm định cho vay cần chủ động tham gia cùng chủ đầu tư trong việc xây

dựng và tổ chức triển khai các dự án, nhất là các dự án phát triển nông nghiệp ở địa phương.

- Tăng cường đầu tư vốn tín dụng trung và dài hạn với thời hạn thích hợp để nơng dân cải tạo chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng theo hướng hợp lý có hiệu quả. Đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm và khắc phục tình trạng giảm giá theo thời vụ. Phát triển cho vay tiêu dùng đời sống đi đôi với việc kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng.

-Đối với khách hàng là hộ nông dân: tập trung đầu tư vốn cho hộ sản xuất và cá nhân để sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng (vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn) nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất gắn liền với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Hỗ trợ tìm kiếm và lựa chọn dự án cây, con giống phù hợp đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm để nông dân tiếp cận được vốn ngân hàng.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn: vận dụng chính sách linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Về thủ tục vay vốn: cải tiến, giảm thiểu các thủ tục mang tính hình thức, bố trí đào tạo nhân viên chun nghiệp hóa các khâu cấp tín dụng, khơng để khách hàng phải đi lại nhiều lần, cơng khai hóa thủ tục, trình tự và thời gian cấp tín dụng.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ, đặc biệt phân cơng cán bộ tín dụng có năng lực, nhanh nhạy, phụ trách cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng việc được giao, thực hiện tập huấn nghiệp vụ,

nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn nhằm chủ động sáng tạo trong môi trường cạnh tranh các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

- Lãnh đạo Chi nhánh quan tâm chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay theo quy định của ngành cấp trên. Trên cơ sở phân loại các khoản nợ, có cơ chế xử lý thích hợp, có hiệu quả, đặc biệt quan tâm xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo yêu cầu phát triển của đơn vị.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các ngành, đoàn thể thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa NHNo&PTNT với Hội nông dân, NHNo&PTNT với Hội phụ nữ để xây dựng các tổ nghề nghiệp và mạng lưới cộng tác viên. Từ đó, tăng cường cho vay qua tổ nghề nghiệp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu vốn hợp lý cho khách hàng.

- Tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và đoàn thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi và môi trường pháp lý cần thiết để mỗi cán bộ tín dụng đều thực hiện tốt nhiệm vụ mở rộng dư nợ tín dụng, góp phần phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thôn.

+ Các dịch vụ:

Tiếp tục thực hiện chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Từ đó, chủ động quan hệ với các cơ quan, trường học hưởng lương từ ngân sách nhà nước để tăng số lượng thẻ ATM và số đơn vị trả lương qua thẻ.

Tăng cường tiếp thị, tuyên truyền đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân sử dụng các hình thức thanh tốn qua ngân hàng như: chuyển tiền, mobile banking …Vận động khách hàng mở và thanh toán tiền gửi qua tài khoản ngân hàng.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘNI TƠM

Nghề ni tơm ven biển mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng là nghề có nhiều rủi ro nhất trong kinh tế thủy sản.

Đây là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương nên các ngân hàng thương mại không thể không tham gia đầu tư. Vì vậy để hạn chế rủi ro trong đầu tư cho vay hộ nuôi tôm cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau :

3.2.1. Về phía chính phủ và các bộ ngành chức năng

- Chính Phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn: nên đưa ngành nuôi tôm vào ngành kinh tế trọng điểm của nước ta (tương tự như ngành cà phê, ngành điều, trồng lúa, cá tra-ba sa ...) để hàng năm bố trí vốn ngân sách cho cơng tác :

+ Quy hoạch vùng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi như : giao thơng thủy lợi một cách hồn chỉnh (hệ thống cấp nước riêng, hệ thống xử lý thoát nước thải riêng để tránh trường hợp ao nuôi bị bệnh xả ra kênh, ao khác lấy nước vào nuôi làm cho mầm bệnh lây lan).

+ Đầu tư về khoa học kỹ thuật cho nghề ni, chế biến xuất khẩu. + Có chính sách hỗ trợ người nuôi khi bị thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng như: khoanh nợ, hỗ trợ lãi suất ...

- Chính phủ nên có chính sách để liên kết 4 nhà gồm : nhà nước, nhà doanh nghiệp, hộ nuôi tôm, ngân hàng từ khâu cấp tín dụng, ni cho đến chế biến tơm. Trong đó, vai trị và vị trí của từng nhà như sau:

+ Nhà nướcsẽ quy hoạch vùng ni tơm hồn chỉnh trên cả nước phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Quy định lịch thời vụ thả tôm đồng loạt trong năm để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi.

+ Nhà doanh nghiệp sẽ cung cấp tôm giống, thức ăn, thuốc thú y ...cử cán bộ xuống từng hộ nuôi tôm để hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm và ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho sản phẩm tơm. Sau đó trả tiền vay của hộ nuôi tôm trực tiếp cho ngân hàng.

+ Hộ nuôi tôm ký kết hợp đồng vay vốn với ngân hàng và hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ravới nhà doanh nghiệp.

+ Ngân hàng sẽ cho hộ nuôi tôm vay vốn và thu hồi nợ thông qua nhà doanh nghiệp sau khi thu hoạch tơm.

- Chính phủ cũng cần có chính sách ưu đãi khuyến khích các cơng ty bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nơng nghiệp... Bởi vì khi hộ ni tơm vay vốn ngân hàng bị thiên tai, dịch bệnh gây tổn thất tôm nuôi sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại góp phần giảm thiểu rủi ro cho cả người nuôivà cả ngân hàng cho vay.

- Bộ Công Thương: nên đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm thị trường xuất khẩu ổn định, đa dạng, tránh bị rủi ro khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do suy thối kinh tế, bị áp thuế chống bán phá giá ...đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững.

- Chỉ đạo thành lập hiệp hội nghề nuôi tôm để bảo vệ quyền lợi cho người nuôi (cả đầu vào và đầu ra cho con tơm), chợ đầu mối mua bán tơm.

- Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Nhà Nước: cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn cho nghề ni tơm, khoanh, xóa nợ khi người ni bị thiên tai dịch bệnh trên diện rộng. Khi áp dụng Thông tư 13 (áp dụng từ ngày 1 tháng 10 năm 2010) cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho NHNo&PTNT Việt Nam để tăng nguồn vốn cho vay hộ nuôi tôm.

Ngân hàng Nhà nước: nên phát triển hoàn chỉnh thêm hệ thống thơng tin tín dụng. Bởi vì Trung tâm Thơng tin Tín dụng(CIC) hiện nay chỉ cung cấp

số liệu dư nợ vay chứ chưa có các thơng khác về khách hàng như: lịch sử của khách hàng...

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động các ngân hàng thương mại trong nước về việc tuân thủ quy trình cho vay, hồ sơ cho vay ...để phát hiện những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời góp phần hạn chế rủi ro cho các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)