CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.4.2. Hậu quả đối với nền kinh tế-xã hội
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, đến các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dân chúng. Do đó, khi rủi ro tín dụng làm ngân hàng bị phá sản thì tiền gửi ngân hàng của dân chúng, của các doanh nghiệp, cơng ty sẽ bị mất. Từ đó, sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty và dân chúng, và họ cóthể bị phá sản và làm cho người lao động mất việc làm.
Rủi ro tín dụng dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn … làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước, trong khu vực.
Mặt khác, khi một ngân hàng bị phá sản sẽ tạo tâm lý hoang mang, lo sợ trong dân chúng. Họ có thể đua nhau đến rút tiền trước thời hạn ở các ngân hàng khác, và gây khó khăn cho các ngân hàng này. Từ đó có thể dẫn đến phá sản các ngân hàng theo dây chuyền, gây ra khó khăn cho tồn bộ nền kinh tế - xã hội.
Ngồi ra, rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng như hiệu lực của các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Từ đó có thể làm sụp đổ hệ thống tài chính của cả quốc gia.
Ngồi ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ln ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002), và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008.