Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm

CHO VAY HỘ NUÔI TÔM

1.3.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh

- Do thiên tai như: bão, hạn hán…có thể gây thiệt hại rất lớn cho hộ ni tơm. Vì khi bão xảy ra nước biển sẽ tràn vào ao tôm ni làm thất thốt tơm. Cịn khi xảy ra hạn hán nước trong ao tôm độ mặn sẽ tăng làm tơm khơng thích nghi kịp và dẫn đến chết hàng loạt. Từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ của hộ nuôi tôm vay vốn của các ngân hàng.

- Do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh sẽ phát sinh trên diện rộng làm tôm nuôi chết. Hậu quả là hộ ni tơm khơng có tiền trả ngân hàng.

- Do các chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu như: tăng thuế chống bán phá giá…làm cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tơm khơng có lời. Do đó giá tơm nguyên liệu trong nước giảm làm cho hộ nuôi tơm lời rất ít hoặc dẫn đến lỗ. Từ đó dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

1.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía hộ ni tơm

Rủi ro từ phía hộ ni tơm vay tiền là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng trong cho vay hộ nuôi tôm . Việc phịng tránh rất khó khăn và phức tạp. Nó thường do những nguyên nhân sau đây:

- Thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm của hộ ni tơm. Do đó tơm ni đạt năng suất thấp và khơng đủtiền để trả nợ vay ngân hàng.

- Sử dụng vốn vay sai mục đích. Đó là việc hộ ni tơm dùng vốn vay của mình khơng đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ

đó dẫn đến hộ ni tơmcó thể làm ăn thua lỗ và khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Do ý muốn chủ quan của hộ nuôi tôm vay vốn cố tình khơng trả nợ. Đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụngtrong cho vay hộ ni tơm. Loại nguyên nhân này được xếp vào nguyên nhân rủi ro về tư cách đạo đức của người đi vay. Trên thực tế cho thấy, yếu tố đạo đức là nguyên nhân rất quan trọng trong việc trả nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình khơng trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng.

- Do hồn cảnh gia đình gặp khó khăn như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông … dẫn đến khơng cịn khả năng lao động để trả nợ ngân hàng.

1.3.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quancủa ngân hàng

Ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt, đi vay với lãi suất thấp và sau đó cho vay lại với lãi suất cao để hưởng phần chênh lệch lãi suất. Do đó ngân hàng luôn xem xét rất cẩn thận trước khi cho vay để đạt được hiệu quả và tránh rủi ro mất vốn. Vì thế rủi ro tín dụng do ngun nhân chủ quan từ phía ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ và do những nguyên nhân sau đây:

- Do cán bộ tín dụng khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng …dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của hộ nuôi tôm.

- Sự lơi lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vayhộ ni tơm của cán bộ tín dụng nên khơng phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích để có biện pháp ngăn chặn.

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

- Chạy theo số lượng, theo kế hoạch mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh.

- Ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.

- Do cán bộ tín dụng thực hiện khơng đúng hoặc không đầy đủ quy trình cho vay.

- Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc trong cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố.

- Do cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm trong cho vay hộ ni tơm. Mặt khác, trình độcán bộ tín dụng thấp nên thẩm định khách hàngđể cho vay thiếu chính xác hoặc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức trong cho vay, cấu kết với khách hàng để cho vay không đúng theo quy định của ngân hàng, hoặc cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn cho vay, dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.

- Do cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt nên ngân hàng nới lỏng về điều kiện tín dụng cần có của hộ ni tơm trong vay vốn. Dẫn đến nợ quá hạn trong tương lai.

1.4. HẬU QUẢ CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 1.4.1. Hậu quả đối với ngân hàng

Trong tầm kiểm sốt được, rủi ro tín dụng sẽ gây ra những hậu quả đối với các chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ tín dụng là ngân hàng và khách hàng. Từ đó, làm thiệt hại về vật chất và uy tín của ngân hàng. Do đó, nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: thiếu tiền chi trả cho khách hàng, lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng bị giảm … dẫn

đến ngân hàng có thể bị mất đi khách hàng của mình, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận, giảmgiá trị củatài sản …

Ở mức độ lớn, rủi ro tín dụng khơng những gây ra khủng hoảng chính bản thân ngân hàng mà còn đối với cả hệ thống ngân hàng. Từ đó, gây khó khăn cho tồn bộ nền kinh tế của một nước như: các doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp gia tăng, dẫn đến lạm phát tăng cao ….

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng làm ăn thua lỗ liên tục, một ngân hàng thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là con đường tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)