Khái quát về tình hình ni tơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.3. Khái quát về tình hình ni tơm

2.3.1. Khái quát về tình hình ni tơm ở Việt Nam

Bờ biển nước ta trải dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 suốt từ Bắc vào Nam ; dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngặp mặn là những khu vực thuận lợi và là tìm năng to lớn cho ni trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Biển nước ta có 1.647 lồi giáp xác, trong đó có tới 70 lồi tơm, có lồi có giá trị xuất khẩu cao như tôm sú, tôm hùm... Nuôi trồng thủy sản là một nghề có truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta. Trong những năm gần đây, ngồi ni cá, nhân dân ta phát triển mạnh nghề nuôi tơm sú. Hiện nay, nước ta đã có hàng vạn lao động chuyên nghiệp và hàng triệu lao động không chuyên trực tiếp tham gia nuôi trồng thủy sản.

Tơm sú là lồi được phổ biến trong ao đầm nước lợ khắp từ Bắc vào Nam. Tơm sú có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thế giới. Tơm sú lớn nhanh so với nhiều lồi tơm khác. Sau 3 tháng ni có thể đạt cỡ 30g đến 50g, cá biệt có thể đạt từ 70g đến 80g. Tôm sú chịu đựng tốt với biến đổi của nồng độ muối.

Miền Bắc nước ta có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt với ni tơm sú, do có một mùa đông lạnh rõ rệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 làm cho nhiệt độ dao động từ 9-39oC, nhiệt độ giữa các mùa lại có biến động khá lớn do đó nơng dân chỉ có thể ni một vụ tơm trong năm.

Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 tại Hải Phòng nhưng hiệu quả đạt rất thấp. Hiện nay nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh đã làm cho năng suất tăng lên.

Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta. Năm 1995 năng suất tơm ni trung bình mới đạt 415 đến 1.144 kg/ha/năm. Năm 1996, một số mô hình ni thâm canh ở Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh theo cơng nghệ của tập đồn C.P (Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ. Năm 1997, mơ hình ni thâm canh của Thái Lan cũng đã được thử nghiệm thành cơng tại Ninh Thuận, Bình Thuận và đã được nhân rộng ở khu vực Miền Trung.

Nuôi tôm sú bán thâm canh đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp dụng. Năm 1997, ở huyện Tuy An tỉnh Phú Yên đạt năng suất bình qn tồn huyện là 1.128 kg/ha, năng suất dao động từ 520 kg/ha đến 2.500 kg/ha, cá biệt có hộ đạt hơn 3.000 kg/ha. Mùa vụ nuôi tôm thuận lợi ở Miền Trung từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 dương lịch.

Miền Nam có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nuôi tôm sú. Nhiệt độ điển hình từ 20 đến 30oC cho phép người dân ni hai vụ tôm trong năm. Tỉnh Cà Mau với 250.000 ha ao tơm, là tỉnh có

diện tích ni tơm lớn nhất cả nước. Bắt đầu từ năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến. Từ năm 1997 đã phát triển những mô hình ni tơm thâm canh đưa năng suất lên trung bình 5.000 kg/ha/vụ. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi của người dân chưa cao, độ rủi ro về dịch bệnh cịn cao. Hiện tượng tơm nuôi thường bị dịch bệnh chết trên diện rộng từ năm 1993 đến nay đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi tôm.

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đến cuối năm 2009 diện tích ni tơm sú cả nước đạt 548.000 ha, giảm 66.000 ha so với năm 2008. Hiện nay, giá tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng cao, dao động ở mức 100.000-150.000 đồng/kg (cỡ tôm loại 20-40 con/kg).

Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2009 đạt 2.569 ngàn tấn, tăng 4,9% so với năm 2008.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cuối năm 2009 đạt 4,21 tỷ USD giảm 6,73% so với năm 2008. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu tôm trong năm 2009 ước đạt 1,51 tỷ USD. Cũng trong năm 2009 nước ta đã tiến hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản. Trong tương lai khơng xa phía Nhật Bản sẽ giảm mức thuế nhập khẩu bằng 0% đối với các sản phẩm tơm củaViệt Nam.

2.3.2. Khái qt về tình hình ni tơm ở Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Bình Đại nói riêng có tiềm năng khá lớn về ni tơm sú thâm canh.

Diện tích ni tơm sú tồn tỉnh Bến Tre khoảng 46.000 ha. Trong đó, diện tích ni tơm sú thâm canh khoảng 5.500 ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha, sản lượng khoảng 27.000 tấn, tổng giá trị khoảng 2.700 tỷ đồng (thời giá vụ nuôi năm 2010 là 100 triệu đồng/tấn).

Diện tích ni tơm của huyện Bình Đại khoảng 16.000 ha. Trong đó, ni tơm sú thâm canh là 4.000 ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha, sản lượng khoảng 20.000 tấn, tổng giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.

Là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị của khu vực 1 (nơng nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản) ở huyện Bình Đại, giá trị sản lượng ngành nuôi tôm sú chiếm tỷ trọng 75% giá trị của khu vực 1.

Nghề nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, tôm với lúa, tơm với rừng ngập mặn ... góp phần khai thác hết tiềm năng đất đai ven biển (đất bị nhiễm mặn). Nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích (1 ha mặt nước ni cho năng suất bình qn 5 tấn×100 triệu đồng=500 triệu đồng cao gấp 20 lần trồng lúa).

Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, mang ngoại tệ về cho địa phương.

Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Tạo công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn.

Các ngành dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi cũng phát triển rất nhanh như: sản xuất và cung ứng con giống; kinh doanh thức ăn và thuốc thú y, hóa chất xử lý ao, thi công đào đất ao nuôi, cống bọng ; cơ khí lắp ráp máy quạt nước, máy sụt khí ; thu mua, sơ chế, vận chuyển tơm nguyên liệu; thị trường vốn tín dụng cho các ngân hàng thương mại đầu tư...

2.4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ NUÔI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)