Phân tích các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.4.2. Phân tích các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT

NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre

Bảng 2.5 : Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Dư nợ quá hạn 10.766 5.343 1.726

2. Tổng dư nợ cho vay 206.034 232.375 293.173

3. Tỷ lệ nợ quá hạn(%) =1/2 5,22 2,3 0,59

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009 của NHNo&PTNT Huyện Bình Đại)

Biểu đồ 2.3 : Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre

5.22% 2.3% 0.59% 0 1 2 3 4 5 6

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Năm

%

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 là 5,22% đã cao hơn quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân hàng Thương mại không được vượt quá 3%. Nguyên nhân là do năm 2007 dịch bệnh đốm trắng tôm đã xảy ra trên diệnrộng của huyện Bình Đại, tơmchết nhiều đã gây thiệt hại nặng đối với các hộ ni. Từ đó, làm cho dư nợ quá hạn cho vay nuôi tôm tăng cao, mà dưnợ cho vay nuôi tôm chiếm tỷ lệ khá cao nên góp phần làm cho tổng dư nợ quá hạn tăng theo. Sang năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn giảm chỉ còn 2,3%, nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên nhân là do dịch bệnh đốm trắng trên tôm đã được khống chế và từng bước đẩy lùi. Đến năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 0,59% do dịch bệnh đốm trắng trên tôm đã khơng cịn và thời tiết thuận lợi cho nên các hộ nuôi được một năm thu hoạch đạt năng suất cao.

Bảng 2.6 : Tình hình Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Nợ xấu 5.345 2.541 1.525

2. Tổng dư nợ cho vay 206.034 232.375 293.173

3. Tỷ trọng nợ xấu (%) =1/2 2,59 1,09 0,52

(Nguồn: Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009 của NHNo&PTNT Huyện Bình Đại)

Biểu đồ 2.4: Tình hình tỷ trọng nợ xấu tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre

2.59% 1.09% 0.52% 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Năm

%

Tỷ trọng nợ xấu

Tỷ trọng nợ xấu năm 2007 là 2,59% nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước là dưới 3%. Tuy vậy thì tỷ trọng nợ xấu này khá cao là do tôm bị dịch bệnh đốm trắng chết nhiều làm cho hộ ni khơng có tiền trả nợ ngân hàng. Đến năm 2008 tỷ trọng nợ xấu giảm xuống còn 1,09% do dịch bệnh đốm trắng trên tơmđã được khống chế và cán bộ tín dụng tích cực đi thu hồi nợ xấu. Sang năm 2009 tỷ trọng nợ xấu chỉ cịn 0,52%.

Nhìn chung tỷ trọng nợ xấu qua 3 năm tương đối tốt năm sau giảm so với năm trước.

Bảng 2.7 : Tình hình hệ số rủi ro tín dụng tạiNHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tổng dưnợ cho vay 206.034 232.375 293.173

2. Tổng tài sản có 369.543 413.763 496.542

3. Hệ số rủi ro tín dụng (%) =1/2 55,75 56,16 59,04

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009 của NHNo&PTNT Huyện Bình Đại)

Biểu đồ 2.5 : Tình hình hệ số rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre

55.75% 59.04% 56.16% 54 55 56 57 58 59 60

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Năm

%

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng là chỉ số dùng để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Năm 2007 hệ số rủi ro tín dụng là 55,75%, sang năm 2008 hệ số này là 56,16% và đến năm 2009 là 59,04%. Như vậy thì hệ số rủi ro tín dụng của chi nhánh qua 3 năm tương đối an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)