Về phía chính quyền địa phương và các ngành chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.2. Về phía chính quyền địa phương và các ngành chức năng

- Quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm phù hợp với điều kiện tự nhiên. - Đầu tư hệ thống thủy lợi mặn, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề ni một cách hồn chỉnh như: kênh cấp thoát nước, cầu, cống, đường....

- Liên kết với các trường Đại học, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận qua đào tạo cho người nuôi tôm.

- Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư các nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc cho tôm, sản xuất tôm giống, nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, kiểm soát giá cả đầu vào và giá thu mua tơm sao cho có lợi cho người nuôi tôm nhất để người nuôi tôm không bị ép giá.

- Ngành thủy sản : cần tăng cường công tác quan trắc môi trường ở các vùng ni để kiểm sốt mầm bệnh, đưa ra khuyến cáo lịch thời vụ thả giống thích hợp, phát hiện và cơ lập vùng dịch bệnh khơng để lây lan trên diện rộng.

Ngồi ra, cần tăng cường kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh về chất lượng tôm giống bố mẹ, về dịch bệnh của tơm giống...Bên cạnh đó, cũng cần kiểm dịch tất cả tôm giống nhập từ các tỉnh khác vào để ngăn chặn kịp thời tôm giống bị bệnh được tiêu thụ trong tỉnh gây lây lan dịch bệnh ra môi trường.

-Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh trên cơ sở tham mưu của ngành thủy sản đưa ra chỉ thị cho nuôi tôm từng vụ trong năm, có ngắt vụ để cắt mầm bệnh, tái

tạo môi trường nuôi bằng cách bỏ ao không hoặc trồng xen, nuôi xen giống lồi khác như : cá rơ phi đơn tính, trồng lúa một vụ ...

- Quản lý vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng. Thành lập Ban Quản Lý Vùng Nuôi Tôm từ 15 đến 20 hộ (khoảng 20 đến 30 hecta). Trách nhiệm của Ban Quản Lý Vùng Nuôi như sau:

+ Thống nhất lịch thời vụ thả tôm nuôi đồng loạt khi môi trường ni được ngành thủy sản thơng báo khơng có mầm bệnh.

+ Thông báo cho ngành thủy sản biết khi có hộ ni tơm bị dịch bệnh chết để cơ lập và sử dụng hóa chất hủy diệt mầm bệnh trước khi nước trong ao nuôi thải ra môi trường để tránh lây lan cho cộng đồng trong vùng nuôi.

+ Tuần tra bảo vệ chung chống trộm cắp, phá hoại.

Kinh phí cho Ban Quản Lý Vùng Nuôi được Nhà nước hỗ trợ từ vốn khuyến ngư hàng năm và vốn đóng góp của cáchộ nuôi tôm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)