CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội Huyện Bình
XÃ HỘI HUYỆN BÌNH ĐẠI-TỈNH BẾN TRE
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn là : cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Do phù sa của 4 nhánh sông bồi đắp là : sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Bến Tre có 8 huyện và 1 thành phố bao gồm: huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Giồng Trơm, huyện Ba Tri, huyện Bình Đại và thành phố Bến Tre.
Bình Đại là huyện miền biển thuộc tỉnh Bến Tre, tồn huyện có 19 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 400,59 km² và dân số đến cuối năm 2009 khoảng 132.000 người và có khoảng 37.000 hộ gia đình . Tồn huyện được hình thành từ 4 tiểu vùng khí hậu và được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Toàn huyện nằm trên cù lao An Hóa, xung quanh sông Tiền, sông Ba Lai, biển bao bọc, hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng thủy triều có biên độ chênh lệch lên xuống cao nên tạo ra nguồn nước tự chảy cung cấp cho công tác thủy lợi tưới tiêu cho ngành trồng trọt và nuôi
trồng thủy sản rất thuận lợi. Tuy nhiên, vì là một huyện miền biển nên nước ngọt sinh hoạt cho người dân vào các tháng mùa khô bị khan hiếm.
Do chế độ thủy triều lên xuống, đẩy nước mặn vào đất liền và nguồn nước ngọt từ thượng nguồn đổ về đã phân chia địa bàn huyện thành các vùng rõ rệt : vùng nước mặn, vùng nước lợ và vùng nước ngọt. Từ đó hình thành một hệ thống sinh thái phong phú với nhiều chủng loại động vật và thực vật. Đất đai được nguồn phù sa bồi lắng từ sông Tiền đưa về rất màu mỡ, là điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Dân số của huyện Bình Đại khoảng 132.000 người, trong đó phần lớn là lao động trẻ. Đây là một yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện.
Cơ cấu kinh tế của huyện gồm có 3 khu vực: khu vực 1 ( nông nghiệp –lâm nghiệp-thủy sản ), khu vực 2 ( công nghiệp – xây dựng ), khu vực 3 ( dịch vụ ). Trong đó, khu vực 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hai mũi nhọn kinh tế trọng điểm là kinh tế vườn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Nơng dân có truyền thống cần cù chịu khó tìm tịi học hỏi, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích lũy nhiều kinh nghiệm, nhiều loại cây trồng vật nuôi được đưa vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực như: lúa cao sản, các loại cây ăn trái có giá trị, mía đường, dừa; các mơ hình trồng xen tận dụng đất đai như: chuối trong dừa, mãng cầu xiêm trong dừa; nuôi trồng kết hợp như: tơm, cá trong lúa...Tuy có đa dạng cây trồng, vật ni nhưng mỗi loại có chu kỳ sinh trưởng riêng gắn liền với tính thời vụcủa nó.
Nghề tiểu thủ cơng nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ cũng đã và đang phát triển khắp các vùng trong huyện như: nghề ươm ghép cây giống, nghề cơ khí, nghề mộc, nghề chế biến hàng nơng sản, thủy sản như: làm khơ, bánh kẹo, nước mắm...
Tính đa dạng phong phú của các loại cây trồng, vật nuôi, các ngành nghề khác đã tạo ra khả năng sản xuất và thu nhập thường xuyên ở các tháng trong năm. Tuy nhiên mức độ đều đặn, thường xuyên tùy thuộc vào khả năng vốn và tổ chức quản lý của mỗi hộ sản xuất.
Trong năm 2009 tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Đại được giữ vững và tiếp tục phát triển. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 2.608 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 12,85% tăng 0,27% so với năm 2008. GDP bình quân đầu người đạt 19,744 triệu đồng/người/năm tăng 6,93% so với năm 2008. Cơ cấu GDP theo từng khu vực: khu vực 1(nông nghiệp- lâm nghiệp-thủy sản) là 62,88% giảm 0,28% so với năm 2008, khu vực 2(công nghiệp-xây dựng) là 15,28% tăng 0,07% so với năm 2008, khu vực 3(dịch vụ) là 21,84% tăng 0,21% so với năm 2008. Giá trị sản xuất khu vực 1 tăng 8,7%, trong đó thủy sản chiếm 74,6%, nơng nghiệp chiếm 22%, cịn lại là lâm nghiệp chỉ chiếm 3,4%. Giá trị sản xuất khu vực 2 tăng 19,53%, trong đó cơng nghiệp chiếm 65,6%, xây dựng chiếm 34,4%. Giá trị sản xuất khu vực 3 tăng 22,36%. Thu ngân sách được 48,9 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96%. Mật độ điện thoại cố định đạt 17,9 máy/100 dân. Có 3 xã được tỉnh cơng nhận là xã văn hóa. Giải quyết việc làm mới cho 1.462 lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34,9% và xuất khẩu lao động được 56 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,87% từ 12,13% năm 2008 còn 11,26% năm 2009. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15,42%. Tỷ lệ phát triển dân số là 0,7%. Huyện và 20/20 xã, thị trấn hoàn thành chỉ tiêu giao quân đạt 100%. Xây dựng lực lượng đạt 1,85% so với tổng dân số huyện, huấn luyện lực lượng đạt 98,5%, diễn tập 5/5 xã đạt 100% chỉ tiêu theo Chỉ thị của Huyện ủy.