Giải pháp đối với bản thân các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 67)

1.1.3 .Vai trị của tín dụng

3.1. Giải pháp đối với bản thân các doanh nghiệp

Muốn tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng, các DNNVV khơng thể ngồi chờ ngân hàng đến tiếp thị, khơng thể chờ sự cải cách của các ngân hàng hay cải cách chính sách của Nhà nước, mà phải chủ động nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả xản xuất kinh doanh, tạo lập uy tín cho doanh nghiệp mình đồng thời chủ động tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bằng các giải pháp sau:

3.1.1. Phải xác định mục tiêu của doanh nghiệp, cĩ phương án kinh doanh khả thi để thuyết phục ngân hàng: thi để thuyết phục ngân hàng:

Trước hết các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu kinh doanh của mình, từ đĩ doanh nghiệp mới vạch ra chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp phải lập được dự án/phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả để thuyết phục ngân hàng.

Doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình kinh doanh của mình, các đối thủ cạnh tranh, tình hình ngành nghề, tình hình thị trường, xu hướng và triển vọng thị trường,… Qua đĩ xác định rõ được điểm mạnh, điểm yếu cũng như các khĩ khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Cần lưu ý, các ngân hàng chỉ cĩ thể cùng doanh nghiệp giải quyết khĩ khăn do thiếu hụt nguồn vốn (vốn lưu động hoặc vốn cố định) chứ khơng thể giải quyết các khĩ khăn liên quan đến chính sách vĩ mơ, thị trường tiêu thụ,… Vì vậy, việc nắm rõ các khĩ khăn nêu trên và cĩ phương hướng giải quyết thoả đáng, cĩ phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, cĩ khả năng thu hồi vốn đầu tư và khả năng hồn trả vốn vay ngân hàng thì doanh nghiệp mới cĩ thể thuyết phục ngân hàng tài trợ vốn vay cho mình.

Cách tốt nhất để tạo lập được khả năng vay khơng cần tài sản đảm bảo là xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả và tạo lập được uy tín đối với ngân hàng.

- Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ vay vốn trước khi tiếp cận ngân hàng. Đây là một việc làm quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp cĩ thể thuyết phục ngân hàng về phương án, dự án vay vốn của mình. Các nội dung cần chuẩn bị là sự cần thiết thực hiện phương án, dự án, điều kiện để thực hiện, các số liệu căn cứ cho việc dự tính thu nhập của dự án, phương án vay vốn, tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án, dự án,… Trong bối cảnh hiện nay, một phương án vay vốn khả thi, hiệu quả là phương án cĩ hiệu quả tài chính tốt, dịng tiền tốt, cĩ đủ khả năng trả nợ ngân hàng và đặc biệt là phải cĩ thị trường tiêu thụ tốt. Trong phương án của mình, doanh nghiệp phải lường trước cả những rủi ro cĩ thể xảy ra, những tình huống xấu cĩ thể xuất hiện và cĩ phương án khắc phục, xử lý rủi ro đĩ một cách hiệu quả. Cĩ như vậy doanh nghiệp mới tạo cho ngân hàng một sự yên tâm về sự thành cơng của phương án, về nguồn thu nợ từ phương án. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp nên tìm đến các cơng ty tư vấn, các chuyên gia hoặc ngân hàng dự định vay vốn để hỗ trợ xây dựng cho doanh nghiệp mình một phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả.

- Tạo mối quan hệ tốt và uy tín đối với ngân hàng: khi tiếp xúc với nhân viên tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp cần thể hiện thái độ hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tín dụng tiến hành nhanh các thủ tục cho vay để ngân hàng cĩ thể đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Doanh nghiệp cần cung cấp các thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, trung thực; trong q trình vay vốn cần thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, cam kết với ngân hàng, đặc biệt phải luơn trả nợ đúng hạn. Định kỳ hoặc đột xuất, các TCTD kiểm tra thực tế doanh nghiệp sau khi cho vay - đây là cơng việc thường xuyên và khơng thể thiếu đã được quy định cụ thể trong các hợp đồng tín dụng (và việc này cũng đã được pháp luật quy định). Các nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,… của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện tốt cho nhân viên tín dụng thực hiện tốt các cơng việc nêu

trên. Trường hợp doanh nghiệp gặp khĩ khăn, hay tình hình doanh nghiệp cĩ diễn biến xấu hơn trước, thì doanh nghiệp khơng được che giấu, mà phải cho ngân hàng biết để cùng nhau tìm biện pháp tháo gỡ. Cĩ như vậy doanh nghiệp mới tạo được sự tin tưởng ở ngân hàng. Ngược lại, nếu doanh n ghiệp cĩ ý định che giấu hoặc vi phạm các thỏa thuận thì chỉ làm cho các TCTD cứng rắn hơn trong việc thu hồi nợ mà thơi. Khi đĩ doanh nghiệp sẽ càng khĩ khăn hơn trong việc duy trì và phát triển quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Ngồi ra, doanh nghiệp phải chú ý lập các báo cáo tài chính một cách rõ ràng, phản ánh chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Bởi vì, báo cáo tài chính khơng chỉ sử dụng để đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà cịn để xem xét nguồn và chất lượng số liệu của doanh nghiệp đã cung cấp, uy tín trong quan hệ với các đối tác và TCTD, tính hợp lý của các dự án, phương án vay vốn. Ấn tượng tốt ban đầu của doanh nghiệp đối với ngân hàng cũng là một lợi thế khi doanh nghiệp tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

Doanh nghiệp cũng nên cĩ mối quan hệ tồn diện với ngân hàng thơng qua việc sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng như thẻ, tiền gửi, mua bán ngoại tệ, thanh tốn quốc tế,… Nếu doanh nghiệp cĩ quan hệ tốt với ngân hàng, sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng thì trong quá trình vay vốn doanh nghiệp cĩ thể tăng mức độ uy tín, được hưởng lãi suất ưu đãi hơn những doanh nghiệp chỉ cĩ quan hệ tín dụng.

3.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Doanh nghiệp phải biết tận dụng được lợi thế sẵn cĩ của mình để phát huy được lợi thế đĩ một cách cĩ hiệu quả nhất. Các DNNVV cĩ quy mơ vừa và nhỏ, vì vậy cũng dễ dàng trong việc ứng dụng các cơng nghệ mới vào sản xuất, dễ thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu nhân sự phù hợp với những thay đổi và yêu cầu của thị trường.

Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, cập nhật khoa học kỹ thuật cơng nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh khơng những ở thị trường trong nước mà cịn trên thị trường quốc tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp phải khơng ngừng khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngồi nước. Đặc biệt, do thương hiệu ngày

càng cĩ vai trị quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu, đồng thời khơng ngừng củng cố và phát triển để cĩ thể trở thành một thương hiệu mạnh.

Các doanh nghiệp cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trong một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp khơng nên chỉ dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế mà cần cĩ những bước đi riêng của mình. Các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành nghề hay trên một địa bàn sản xuất kinh doanh cĩ thể kết hợp với nhau, tạo thành các câu lạc bộ, hội doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Các DNNVV cũng nên tích cực tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời phát huy tích cực vai trị hội viên của mình trong hiệp hội.

Tăng cường đầu tư marketing cho doanh nghiệp, thực hiện các chiến lược quảng cáo, tiếp thị khi doanh nghiệp chuẩn bị cho ra một sản phẩm mới để người tiêu dùng cĩ thể biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Cần phải tạo thương hiệu, uy tín cho doanh nghiệp mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngồi, từ đĩ tạo được chỗ đứng vững chắc trong lịng người tiêu dùng, qua đĩ nhận được sự ủng hộ của khách hàng khi doanh nghiệp mình gặp khĩ khăn.

Ngồi ra, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các văn bản luật của các TCTD để cĩ thể tận dụng được những lợi thế từ các văn bản đĩ. Ví dụ, theo quy định của luật các TCTD: trước khi hết hạn trả nợ (trong 7 ngày làm việc), nếu chưa trả được nợ, doanh nghiệp cần chủ động lập giấy đề nghị gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gửi cho TCTD. Trong giấy đề nghị cần trình bày rõ các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc chậm trả của doanh nghiệp mình và thuyết trình về kế hoạch trả nợ mới. Nếu hiểu rõ các văn bản này thì doanh nghiệp cĩ thể xoay sở để trả nợ hoặc xin gia hạn nợ nhưng vẫn giữ được uy tín của doanh nghiệp, đối với ngân hàng thì cĩ thể duy trì được mối quan hệ tín dụng lâu dài. Hoặc hiện nay, Chính phủ đã cĩ chủ trương triển khai chương trình kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế thơng qua việc hỗ trợ lãi suất. Các doanh nghiệp vay vốn bằng đồng Việt Nam, nếu đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất sẽ được hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với doanh nghiệp, nhưng nếu doanh nghiệp khơng biết và khơng hiểu, khơng tìm hiểu

xem mình cĩ thuộc điện được hỗ trợ lãi suất hay khơng để gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng thì sẽ khơng được hỗ trợ lãi suất theo chương trình nêu trên.

3.1.4. Nâng cao năng lực quản lý

Nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo, tích cực đào tạo nguồn nhân lực, cĩ các chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những người đĩng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp để tránh sự chảy máu chất xám từ các DNNVV đến các doanh nghiệp lớn. Áp dụng các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất, xây dựng doanh nghiệp ngày một phát triển bền vững. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: kỹ năng quản trị hiệu quả trong mơi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc doanh nghiệp; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ cơng chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị cĩ hiệu quả sẽ cĩ tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp trong đĩ cĩ DNNVV, qua đĩ làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Đối với giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thơng lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như:

- Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù cĩ thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần cĩ ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hồn tồn vào phiên dịch). Đây cĩ lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt là các DNNVV.

- Kiến thức cơ bản về văn hố, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hố trong kinh doanh. - Thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh.

3.1.5. Trung thực và nâng cao chất lượng báo cáo tài chính

Thực hiện nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp, luật kế tốn và các văn bản liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện các nghĩa vụ kê khai nộp thuế đầy đủ. Áp dụng các hệ thống kế tốn theo đúng chuẩn mực quốc tế, thực hiện chế độ hạch tốn kế tốn, báo cáo tài chính nghiêm chỉnh cơng khai... Doanh nghiệp nên cĩ

thêm hệ thống kế tốn chi phí và kế tốn quản trị ngồi kế tốn tài chính để phân tích đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời các báo cáo kế tốn trên theo yêu cầu của ngân hàng, hợp tác tích cực với ngân hàng trong quá trình vay vốn.

3.1.6. Lựa chọn đúng tổ chức tín dụng

Cuối cùng là việc lựa chọn TCTD để thiết lập quan hệ tín dụng. Thơng thường các TCTD đều sẵn lịng cho các doanh nghiệp vay trong mọi lĩnh vực, tuy nhiên đều chọn lọc những chiến lược kinh doanh và lĩnh vực ngành nghề cho vay riêng làm thế mạnh. Vì vậy, để việc vay vốn được thuận lợi, doanh nghiệp nên chọn một TCTD cĩ chính sách cho vay phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp nên tìm một người quen biết là khách hàng tốt của TCTD đĩ để giới thiệu mình với ngân hàng thì sẽ tạo được sự thuận lợi trong tiếp cận vốn vay, cũng như tạo lập được niềm tin của ngân hàng thơng qua khách hàng giới thiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)