- Tác động của chuẩn mực lên BCKT:
3.3. Giải pháp cụ thể
3.3.2.2. Ban hành mới CMKT VSA 706
Thực tế khảo sát BCKT về BCTC của các cơng ty niêm yết cho thấy có rất nhiều BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh. Tuy nhiên cách thức trình bày chưa đúng bản chất, cũng như có sự khác biệt đáng kể giữa các cơng ty kiểm tốn. Một số BCKT vận dụng đoạn này để trình bày một số vấn đề mà lẽ ra phải được trình bày ở đoạn cơ sở cho ý kiến điều chỉnh. Điều này là do VSA 700 chưa hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, để giúp KTV soạn thảo và phát hành BCKT trong trường hợp KTV đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh và để kiểm soát, đánh giá việc phát hành BCKT, cần thiết ban hành CMKT VSA 706. Cụ thể chuẩn mực này sẽ đề cập đến các vấn đề chính như sau:
a. Tên gọi của VSA 706 “Đoạn nhấn mạnh của vấn đề và đoạn vấn đề khác trong
BCKT của KTVđộc lập”.
b. Mục đích của VSA 706: Hướng dẫn KTV trong việc soạn thảo và phát hành
BCKT với ý kiến chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh. Trong một số trường hợp, KTV cần thiết phải sử dụng ý kiến này để nhấn mạnh các vấn đề cần lưu ý khi đọc BCKT.
Ngoài các yếu tố cơ bản về nội dung và hình thức của một BCKT như hướng dẫn của VSA 700 (sau khi được hiệu đính theo mục ở mục 3.3.1 của đề tài này), khi KTV đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh, BCKT có thêm đoạn nhấn mạnh vấn đề. Đoạn này sẽ được đặt sau đoạn ý kiến của KTV.
c. Các định nghĩa về đoạn nhấn mạnh vấn đề và đoạn vấn đề khác.
+ Nhấn mạnh về đoạn có vấn đề trong báo cáo (Emphasis of Matter paragraph). Đây là một đoạn nằm trong báo cáo của KTV đề cập đến một vấn đề được trình bày một cách thích hợp hay đã được cơng bố thích hợp trong BCTC mà theo xét đốn của KTV, nó khá quan trọng để giúp người đọc hiểu được báo cáo tài chính.
+ Đoạn về vấn đế khác (Other Matter paragraph), cũng là đoạn nằm trong báo cáo của KTV về vấn đề khác hơn là các vấn đề trình bày và cơng bố trong BCTC, nhưng theo ý kiến của KTV thì cần thiết để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của KTV hay và BCKT.
Mẫu BCKT xem ở phụ lục số 39.