Kinh nghiệm đánh giá chất lượng và kiểm soát chất lượng tín dụng của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 27 - 32)

1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng

1.3. Kinh nghiệm đánh giá chất lượng và kiểm soát chất lượng tín dụng của một số

số ngân hàng tại các quốc gia :

Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng thời kỳ 1997-1998, khởi đầu và tâm điểm là khu vực châu Á, đã có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản kể cả những ngân hàng hoạt động hàng trăm năm.

Tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009, đây là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khốn và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế

giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ, đây là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng.

1.3.1. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới

Trước tình hình đó, các ngân hàng lớn có tầm ảnh hưởng tồn cầu đã tiến

hành nhiều biện pháp để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tài chính thế giới. Sau đây là một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng ở vài nước trên thế giới :

¾ Kinh nghiệm từ Trung Quốc :

Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ :

o Dư nợ tín dụng tăng q nhanh trong khi trình độ chun mơn của nhân viên tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn; cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, bảo lãnh; đây là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

o Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải đã làm

cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá tài sản thế chấp

không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.

o Tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp quá cao hay cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình. Ngồi ra cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả.

o Giám sát sau khi giải ngân kém, không giám sát thỏa đáng các khoản cho

vay xây dựng như kiểm tra thực tế, giải ngân theo tiến độ thi công…

Từ một số nguyên nhân trên trong nhiều nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín

dụng, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

¾ Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Bài học quan trọng có thể rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật Bản nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng cụ thể như sau :

biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ của ngân hàng khơng thể được giải quyết nhanh chóng, với phí tổn thấp hơn.

o Ngân hàng chưa chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm ẩn

rủi ro trong tương lai.

Hiện nay các ngân hàng Nhật Bản đã xử lý thành công các vấn đề liên quan

đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service

Agency) đóng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện cơng tác dự phịng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra

các khoản lỗ kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

¾ Kinh nghiệm từ Mỹ

Dựa vào các nghiên cứu từ các ngân hàng cho vay thành công ở Mỹ, từ đó rút kết ra được những kinh nghiệm trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng hiệu quả như sau :

o Các ngân hàng cho vay hiệu quả thường căn cứ vào việc đánh giá tình trạng tài chính của từng khách hàng hơn là chú trọng các phương pháp và cơng thức tự động như chấm điểm tín dụng….

o Các ngân hàng cho vay hiệu quả thường xuyên yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh.

o Các ngân hàng cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay thế chấp cả tài sản cá nhân và doanh nghiệp cho dù tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo động lực về tâm lý, để bên vay có trách nhiệm nhiều hơn đối với khoản vay của mình nếu như khơng muốn ngân hàng phát mãi tài sản.

o Các ngân hàng cho vay hiệu quả yêu cầu nhân viên thẩm định tín dụng phải có trách nhiệm với khoản vay mà họ thẩm định cho vay. Bởi vì quyết định

phê duyệt tín dụng chỉ tốt khi thơng tin được trình bày, phân tích đầy đủ khi nhân viên có trách nhiệm với hồ sơ của mình.

o Các ngân hàng cho vay hiệu quả đều xem trọng việc thẩm định khoản vay

o Các ngân hàng cho vay hiệu quả áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay.. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được thay đổi căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, các ngân hàng đều có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu, hệ thống này khác với hệ thống chấm điểm tín dụng được sử dụng trước đó khi ra quyết định cho vay. Các ngân hàng luôn theo dõi để phát hiện sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để thực hiện được việc này là ngân hàng luôn giữ mối quan hệ với khách hàng, không đợi đến khi khoản vay quá hạn.

1.3.2. Bài học đối với ngân hàng TMCP tại Việt Nam

o Cần quan tâm đào tạo và tái đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng ngày càng cao.

o Cần đảm bảo tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp ở mức độ an tồn. Tuy nhiên cần chú trọng cơng tác thẩm định khách hàng hơn là tài sản thế chấp.

o Cần đảm bảo món vay được giám sát chặt chẽ, xuyên suốt ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay .

o Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm ẩn rủi ro trong tương lai gần và xa từ đó có biện pháp xử lý nợ dứt khoát càng sớm càng tốt, ..

o Quyết định cho vay cần bảo đảm tính thống nhất và khách quan, u cầu có ít nhất một nhân viên, không phải là nhân viên thẩm định khoản vay xem xét lại khoản vay và đưa ra nhận xét để làm cơ sở cho quyết định phê duyệt cuối cùng.

o Yêu cầu nhân viên thẩm định tín dụng phải có trách nhiệm với khoản vay mà họ thẩm định cho vay. Bởi vì quyết định phê duyệt tín dụng chỉ tốt khi thơng tin được trình bày, phân tích đầy đủ; đa số các ngân hàng cho vay đều tin vào

nào nhấn mạnh việc phạt các nhân viên khi có nợ khó địi.

o Có thể yêu cầu bên vay thế chấp cả tài sản cá nhân và doanh nghiệp cho dù tài sản đảm bảo có cần thiết hay khơng để tạo động lực về tâm lý, để bên vay có trách nhiệm nhiều hơn đối với khoản vay của mình nếu như không muốn ngân hàng phát mãi tài sản.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cũng như các sản phẩm tín dụng của NHTM, đặc biệt là cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM. Thêm vào đó luận văn đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM. Cơ sở lý luận trình bày ở Chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cũng như cơ sở đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế nhằm đảm bảo hệ

thống ngân hàng phát triển và an toàn. Ngoài ra nội dung chương1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ về quản lý rủi ro tín dụng, từ đó rút ra bài học quý báu cho các NHTMCP tại Việt Nam để nâng cao chất lượng tín dụng.

2. CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)