Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 49)

1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại ACB

2.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ACB

Việc phân loại và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được thực hiện theo

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành ngày 25/04/2007 “ V/v sửa đổi bổ sung một số

điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN”.

Căn cứ vào các quy định trên, ACB cũng chia các khoản cho vay khách hàng thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khi Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn không phải với vai trò là ngân hàng đầu mối, Ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của Ngân hàng.

Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau :

¾ Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh

doanh và lĩnh vực kinh doanh;

¾ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm;

¾ Khách hàng khơng cung cấp cho Ngân hàng các thơng tin tài chính kịp thời,

đầy đủ và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng : Việc tính dự phịng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp

dụng cho từng nhóm nợ như sau :

Tỷ lệ dự phịng

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn : 0%

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý : 5%

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn : 20%

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ : 50%

Dự phịng cụ thể : được tính theo số dư các khoản cho vay hoặc cho thuê tài

chính từng khách hàng tại ngày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm

bảo. Giá trị của tài sản đảm bảo được xác định theo các quy định của Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Theo Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, một khoản dự phòng chung cũng được lập

với mức tối thiểu bằng 0.75% tổng số dư tại ngày 30 tháng 11 của các khoản cho vay khách hàng, không bao gồm các khoản cho vay khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực

Bảng 2.9 : Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay

31.811 100 % 34.833 100 % 62.358 100%

Nợ xấu 27 0,08 % 309 0,89 % 255 0,41 %

(Nguồn : số liệu báo cáo của ACB qua các năm 2007 - 2009)

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn 1% tức thấp hơn so với mức 1,2%/tổng dư nợ mà ACB đưa đề ra và thấp hơn rất nhiều so với mức 3% mà Quyết

định 06/2008/QĐ-NHNN quy định. Cụ thể :

● Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của ACB trong 2009 là 0,41%, giảm 18% so với năm 2008. Phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do

được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản. Qua đó cho thấy ACB thực hiện tốt các chính sách quản lý chất lượng tín dụng . Nợ

từ nhóm 2 trở lên chiếm <1% trong tổng danh mục cho vay của Ngân hàng.

● Năm 2009, ACB đã cố gắng thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng và giữ cho tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 trở lên) trên tổng dư nợ thời điểm

cuối năm 2009 là 0,41% thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của tồn ngành (3,5%). Đây có thể xem là một thành công của ACB trong bối cảnh môi trường kinh doanh năm 2009. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại ACB ngày càng được chú trọng. Theo Quy chế xếp loại các TCTD cổ phần và theo tiêu chí CAMELS, ACB là một ngân hàng lành mạnh, luôn xếp loại A trong nhiều năm liền.

Phân tích ngun nhân gây ra nợ xấu, có 2 nhóm nguyên nhân sau :

o Nguyên nhân khách quan : là do thị trường tiền tệ nhiều biến động, lạm phát

trong nước tăng, đã làm ảnh hưởng đến kinh doanh của một số hộ kinh doanh cá thể và cơng ty xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất … đã làm cho các NHTM, trong đó có ACB phải hạn chế cho vay, chọn lọc khách hàng cho vay. Hơn nữa, từ sự suy giảm của thị trường bất động sản, kinh doanh chứng khoán càng buộc ACB phải tăng

cường thu hồi vốn vay, kiểm soát chất lượng tín dụng, tiến hành rà sốt định giá lại tài sản đảm bảo và yêu cầu bổ sung nếu có sự thiếu hụt. Những khoản vay đầu tư bất động sản, kinh doanh chứng khốn có nguy cơ bị mất khả năng thanh tốn do thua lỗ, khơng bán được, do đó nợ xấu có xu hướng tăng lên trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ACB đạt 0,9%. Hơn nữa về mặt doanh nghiệp, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế dẫn đến việc kinh

doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó địi và thu hồi sẽ trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

o Nguyên nhân chủ quan : là do áp lực tăng dư nợ, sự cạnh tranh giữa các

ngân hàng, đồng thời chính sách cho vay tại ACB tập trung vốn cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực : cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản (mua các căn hộ cao cấp tại Quận 7, Quận 2)…... Việc tập trung vốn quá nhiều vào một khoản mục cho vay như thế rất dễ gặp rủi ro khi thị trường biến động theo chiều hướng xấu.

2.3.1.2. Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn huy động

Bảng 2.10 : Tỷ lệ tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ cho vay 31.811 34.833 62.358

Tồng nguồn vốn huy động 74.943 91.174 134.479

Tỷ lệ % giữa tổng dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn huy động

42% 38% 46% (Nguồn : số liệu báo cáo của ACB qua các năm 2007 - 2009)

Trong năm 2009, trước tình hình biến động của thị trường thế giới ảnh hưởng

đến Viêt Nam, tình hình kinh tế trong nước lạm phát tăng cao, sự bất ổn của thị

trường bất động sản cũng như thị trường chứng khốn, sự tăng trưởng nóng của tín

dụng … đã làm cho quy mơ tín dụng ngày càng xấu đi. Mặc dù vậy mức tăng trưởng tín dụng năm 2009 tại ACB vẫn tăng nhiều so với năm 2008, đặc biệt là cho vay “dịch vụ cá nhân và cộng đồng” và cho vay “thương mại”. Cụ thể tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động tại ACB năm 2009 đạt 46% , so với năm 2008 là 38% và 2007 là 43%. Nguyên nhân là ACB cố gắng để nguồn vốn cho vay ln đứng ở vị trí tự chủ, điều đó sẽ giúp ACB thực hiện các chính sách tăng trưởng tín

dụng, chính sách thu hút khách hàng, đặc biệt là thu hút khách hàng mà ACB xem là có tiềm năng cao.

2.3.1.3. Đánh giá vịng quay vốn tín dụng :

Vịng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín

dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức là việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt

Bảng 2.11 : Vịng quay vốn tín dụng tại ACB từ năm 2007 - 2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số thu nợ 121.786 469.019 513.313

Dư nợ cho vay 31.811 34.833 62.358

Vịng quay vốn tín dụng (vịng)

3,83 13,46 8,23 (Nguồn : Báo cáo tín dụng qua các năm 2007- 2009 của ACB)

Vòng quay vốn tín dụng của ACB dao động qua các năm từ 3,83 đến 13.46 vòng/năm. Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng năm 2008 đạt 13,46 lần, tăng 9,63 lần so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngày càng cao, vốn cho vay thu hồi nhanh, rủi ro ít hơn, chất lượng tín dụng đảm bảo hơn và việc đầu tư vốn có hiệu quả hơn. Năm 2009 đạt 8,23 lần, giảm 5,23 lần so với năm 2008. Mặc dù vòng quay vốn tín dụng năm 2009 giảm , nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng về mặt tuyệt đối (tăng 44.294 tỷ đồng). Qua đó cho thấy ACB đã từng bước thực hiện chính sách sàn lọc khách hàng, mở rộng khách hàng làm ăn có hiệu quả, hạn chế và thu hồi nợ đối với khách hàng kém hiệu quả.

2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ACB : 2.3.2.1. Những kết quả đạt được : 2.3.2.1. Những kết quả đạt được :

Bất chấp nhiều đợt biến động về thanh khoản của toàn hệ thống, các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn của ACB ln được duy trì ở mức an tồn cao qua các năm 2007-2009, cụ thể là khả năng chi trả luôn cao gấp nhiều lần so với mức 100% mà NHNN cho phép, còn tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

Bảng 2.12 : Khả năng thanh toán tại ACB từ năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 5,99 20,07 11,87 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử

dụng để cho vay trung dài hạn

0 % 0 % 0 %

(Nguồn : Báo cáo tín dụng qua các năm 2007- 2009 của ACB)

Rủi ro tín dụng ln được ACB kiểm sốt chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng, cụ thể tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ thời điểm cuối năm 2009 là

0,41%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (năm 2008 là 0,89%) và thấp hơn

rất nhiều so với bình quân chung của tồn ngành (3,5%). Đây có thể xem là một thành công của ACB trong điều kiện kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến hầu hết đối tượng

khách hàng vay. Với những nỗ lực trên, từ khi từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạn các TCTD cổ phần (1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMELS để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục trong 11 năm qua ACB luôn được xếp loại A, hơn nữa ACB ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn trên 8%

được quy định trong thỏa ước BASEL II của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS –

Bank for internatianal Settlemants) mà NHNN áp dụng. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu trong các năm qua luôn dưới 1% cho thấy tính chất an tồn và hiệu quả của ACB.

Ngoài ra, hoạt động quản lý rủi ro thị trường tiếp tục được thực hiện tốt giúp ACB duy trì được sự cân bằng cần thiết giữa rủi ro và lợi nhuận. Việc kiểm sốt nợ q hạn ln được ACB xem là mục tiêu hàng đầu để hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, các tiêu chí phân loại nợ

đã tiệm cận chuẩn mực theo thơng lệ quốc tế, chính sách khách hàng tại ACB đã được

xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hồn tồn dựa trên thực

trạng của khách hàng. Chất lượng tín dụng đã từng bước được kiểm soát chặt chẽ, cụ

ACB cũng đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng,

sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, dự kiến số tiền trích lập dự phòng từng tháng và thực hiện kế hoạch trích lập dự phịng rủi ro phân bổ từng q để giảm bớt chi phí thay vì phải trích vào cuối năm để Ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài

chính ngay từ đầu năm. Đặc biệt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB đã và

đang được hồn thiện để phản ánh chính xác chất lượng tín dụng theo thơng lệ quốc

tế, từ đó đề ra các biện pháp, giải pháp xử lý và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

Để đảm bảo phát triển bền vững, ngồi việc duy trì tốc độ tăng trưởng các

mặt về tài chính, việc đảm bảo chất lượng tín dụng là một vấn đề được ACB đặc biệt quan tâm. Công tác thẩm định và quản lý tín dụng đã đi vào nề nếp quy cũ, phục vụ

và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng, cụ thể như sau:

¾ ACB đã xây dựng các mục tiêu, định hướng và kiểm soát chất lượng tín dụng trong từng thời kỳ như : tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ trong từng thành phần kinh tế, tỷ lệ có đảm bảo, khơng có đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, thực hiện trích lập dự phịng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-

NHNN của Thống đốc NHNN hàng quý để hạn chế rủi ro nếu có xảy ra trong hoạt động tín dụng, thực hiện chính sách sàn lọc khách hàng và phân loại

khách hàng để có các chính sách ưu đãi tín dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt.

¾ ACB đã thành lập được các Hội đồng trong Hội đồng quản trị, Khối, Phịng và Cơng ty liên quan nhằm hỗ trợ tích cực cho cơng tác tín dụng ngày càng tốt hơn như :

Hội đồng Quản lý tài sản Nợ-tài sản Có (gọi tắt là Hội đồng ALCO -

Asset Liability Committee) có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.Trong năm 2009, Hội đồng ALCO đã phân tích thường xuyên bảng tổng kết tài sản nhằm tăng cường khả năng sinh lợi và hạn chế rủi ro; giám sát việc thực

hiện các quy định của NHNN để tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Phịng Quản lý rủi ro là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và quản lý

rủi ro thị trường. Trong năm 2005, ngồi chính sách thanh khoản, ACB

đã xây dựng thêm kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản

nhằm cung cấp cho các cấp quản lý và nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản, rủi ro về các trạng thái ngoại

hối và vàng được quan tâm kiểm soát xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng. ACB hiện đang tiếp nhận hỗ

trợ kỹ thuật của các cổ đông nước ngồi, trong đó có cấu phần quản lý

rủi ro thị trường nhằm hồn thiện hệ thống các chính sách, cơng cụ và hạn mức quản lý rủi ro hiện có (đặc biệt trên 2 lĩnh vực rủi ro lãi suất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)