Kiến nghị đối với Chính phủ về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 91 - 95)

1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng

3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các

mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định

hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà

nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản

xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hồn thiện, đổi mới mơi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong q trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn như:

¾ Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, cơng bằng và phù hợp với điều kiện

thực tế.

¾ Hồn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được tồn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục

các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay.

¾ Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị

trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo

thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các cơng cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

theo chuẩn mực quốc tế…để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng

thương mại nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.

Kết luận chương 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở Chương 2, cùng với những

thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại ACB trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triện của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ACB góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động tín dụng ln là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tín dụng khơng chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà cịn đóng góp vào q trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn chứa đựng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua tăng trưởng cao nhưng vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, đó là hiệu quả hoạt động tăng chưa nhiều, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.

Do đó trong thời gian qua, ACB đã khơng ngừng hoàn thiện đổi mới thể hiện

ở sự gia tăng thường xuyên về vốn điều lệ, vốn huy động và dư nợ cho vay. ACB

hàng đã tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín

dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đưa hoạt động ACB đi vào ổn định vững vàng trên thị trường và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn

những tồn tại như việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay nên vẫn còn nợ xấu xảy ra.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau :

• Trình bày cơ sở lý luận về tín dụng NHTM, một số vấn đề về chất lượng tín dụng.

• Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB, từ đó nêu lên những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó .

• Đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho ACB và NHNN nhằm góp phần

Các giải pháp và đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn thơng qua việc tham khảo những tạp chí, tài liệu liên quan đến hoạt

động tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả Quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

1. Nguyễn Quốc Anh, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy

Hoàng, Trầm Xuân Hương - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2000), Tín

dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2009), Tiền

tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.

3. Trần Huy Hoàng - Trường Đại học Kinh tế TP HCM, Quản trị ngân hàng,

Nhà xuất bản thống kê.

4. Nguyễn Ngọc Hùng - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP HCM

(1998), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê.

5. Ngô Hướng – Trường Đại Học Ngân Hàng (2001), “Giáo trình lý thuyết tiền

tệ và ngân hàng”, nhà xuất bản thống kê.

6. Nguyễn Minh Kiều - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2006), Nghiệp vụ

ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

7. Ths Lưu Thúy Mai - Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 8. Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009 của Ngân hàng TMCP Á Châu.

9. Luật các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định, Quyết định, thông tư,…liên quan

đến hoạt động của các Tổ chức Tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà

nước ban hành.

10. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay các tổ chức tín dụng. 11. Tài liệu tập huấn chuyên đề nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Á

Châu.

12.Website: www.sacombank.com.vn, www.techcombank.com.vn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)