Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 80 - 82)

1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ACB

3.2.5. Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát tín dụng

Trên thực tế, ACB cũng đã tổ chức thực hiện việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay, tuy nhiên công việc này chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thì ACB cần phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động này theo chiều hướng :

¾ ACB phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát khoản vay nhằm

đảm bảo khoản vay được đảm bảo đúng mục đích, phù hợp với thoả thuận

giữa ACB và khách hàng trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các cam kết khác. Chủ động phát hiện và cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra để có những biện pháp xử lý nhằm thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hạn.

¾ ACB phải đề ra các nguyên tắc kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay : hình thức, tần suất, nội dung kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn và đặc điểm kinh doanh của khách hàng. Chẳng hạn trong trường hợp kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn đối với cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh thì sẽ kết hợp xem xét tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu phát hiện những khách hàng có hiện tượng sau đây thì phải lập tức kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay đột xuất :

o Dự án đầu tư được tài trợ bởi ACB ngưng triển khai hoặc khách hàng

ngưng sản xuất kinh doanh vì bất kỳ lý do gì.

o Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, cam kết …

o Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chuyển biến xấu, tình

hình tài chính suy giảm, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho

ACB…

o Những thông tin không tốt của thị trường về ngành nghề, địa bàn hoạt động của khách hàng có khả năng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của

o Có những thơng tin không tốt liên quan đến khách hàng như kiện tụng, vi phạm pháp luật…

o Có những dấu hiệu nghi ngờ có tiêu cực của nhân viên/ đơn vị thẩm định tín dụng

¾ Tuỳ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng mà ACB có những hình thức kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn bằng thực tế hoặc kiểm tra thông qua chứng từ :

o Kiểm tra thực tế : ACB thực hiện kiểm tra trực tiếp mục đích sử dụng vốn vay và tình hình tài chính/hoạt động sản xuất kinh doanh (trường hợp bổ

sung vốn sản xuất kinh doanh) của khách hàng tại trụ sở, cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi cư trú hoặc nơi sử dụng vốn vay. Kiểm tra thực tế nhằm xác định tính phù hợp của thực tế với chứng từ, thông tin do khách hàng cung cấp hoặc do ACB thu thập được. Việc kiểm tra này phải

được lập thành biên bản, phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực, khách quan

nội dung kiểm tra.

o Kiểm tra qua chứng từ : ACB yêu cầu khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh cho mục đích sử dụng vốn vay hoặc tự truy xuất các chứng từ từ hệ thống của ACB. Nếu khách hàng là doanh nghiệp, chứng từ có thể là hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật (hoá đơn giá trị gia tăng, hố đơn bán hàng thơng thường, hố

đơn bán lẻ…), bộ chứng từ nhập khẩu (hoá đơn, chứng từ vận tải, bảng kê đóng gói, tờ khai hải quan). Nếu khách hàng là cá nhân, chứng từ có thể là

hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng thông thường, bảng liệt kê giao dịch hàng hoá, sổ sách kinh doanh thực tế, phiếu thu chi tiền mặt…

Kiểm tra giám sát khoản vay giúp cho ACB không chỉ nắm bắt thông tin, theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình khoản vay, tình hình hoạt động của khách hàng, mà hơn hết nó cịn có ý nghĩa hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 80 - 82)