Tình hình dư nợ cho vay tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 39)

1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng

2.2. Thực trạng huy động vốn và cho vay tại ACB

2.2.2.1. Tình hình dư nợ cho vay tại ACB

Biểu đồ 2.2 : So sánh tổng dư nợ cho vay năm 2009/2008 của ACB và các NHTM khác ACB Sacombank Eximbank Techcombank 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 79% 71% 81% 62% % tăng so với năm 2008 ACB Sacombank Eximbank Techcombank 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 34833 35009 21174 26019 62358 59831 38382 42093 Tổng dư nợ cho vay năm 2008 Tổng dư nợ cho vay năm 2009

(Nguồn : báo cáo thường niên của ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank các năm 2008 - 2009)

Từ biểu đồ 2.2 trên đã cho chúng ta thấy tổng dư nợ cho vay của ACB tính

đến 31/12/2009 là 62.358 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2008, chiếm tỷ lệ 46% trên

tổng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng của ACB đứng thứ hai trong bốn ngân hàng trên, chỉ xếp sau Eximbank, tuy nhiên nếu so về số tuyệt đối của bốn ngân hàng trên thì ACB đứng thứ nhất. Phần vốn cịn lại trong tổng nguồn vốn huy động trừ cho vay

đã được ACB gởi tại các TCTD trong và ngoài nước hay đầu tư vào các loại chứng

khoán của các NHTM Nhà nước, các loại chứng khốn của chính phủ, một phần nguồn vốn khác được sử dụng đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đơn vị tính : tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 31.811 34.833 62.358 Tỷ lệ dư nợ tăng/giảm năm nay so với năm trước

+ 10 % + 79 %

(Nguồn : báo cáo thường niên của ACB năm 2006-2009)

Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB đều tăng trưởng tốt. Năm

2008 dư nợ cho vay đạt 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng 10% so với năm 2007 nhưng đến

năm 2009 thì dư nợ cho vay đạt là 62.358 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2008. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp

nhiều sản phẩm tín dụng như : doanh nghiệp thì có cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay xuất nhập khẩu, bao thanh toán…, cá nhân thì cho vay sinh hoạt tiêu dùng, sửa chữa nhà, mua nhà, du học, cho vay nhân viên công nhân viên …

2.2.2.2. Phân loại cho vay :

¾ Phân loại theo loại hình cho vay

Căn cứ vào kết quả Bảng 2.5 cho thấy năm 2007 loại hình cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước được 31.794 tỷ đồng đạt 99,947%; năm 2008 được 34.674

tỷ đồng đạt tỷ lệ 99,544% và năm 2009 được 62.082 triệu đồng đạt tỷ lệ 99,557%, nói chung là đều trên 99% .Cịn lại các loại hình khác như cho thuê tài chính, Cho vay theo tài trợ của Chính phủ và các TCTD trong nước và quốc tế, các khoản trả thay khách hàng trong năm 2007 – 2009 chiếm tỷ trọng nhỏ còn lại, nhìn chung khơng

đáng kể. Điều đó cho thấy ACB chú trọng đối với các khoản cho vay các tổ chức, cá

nhân trong nước, hay nói cách khác ACB là một trong các Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam (thể hiện qua Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất

năm 2008” do người tiêu dùng bình chọn trong chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2008, vị trí số 1 trong Top 10 “Ngân hàng thương mại được hài lịng nhất” Việt Nam do nhóm chun gia tài chính ngân hàng thuộc báo Sài Gịn Tiếp Thị tổ chức và “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do các tạp chí: The Banker, Global Finance, Asiamoney, FinanceAsia và Euromoney bình chọn )

Bảng 2.5 : Phân loại theo loại hình cho vay của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Loại hình cho vay

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước

31.794 99,947% 34.674 99,544% 62.082 99,557%

Cho thuê tài chính 3 0,008% 101 0,290% 173 0,277%

Cho vay theo tài trợ của Chính phủ và các TCTD trong nước và quốc tế

14 0,045% 26 0,072% 32 0,051%

Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

0 0 31,8 0,093% 71,31 0,114%

Các khoản trả thay khách hàng

0 0 0,2 0,001% 0,69 0,001%

Tổng dư nợ cho vay 31.811 100% 34.833.2 100% 62.358 100%

¾ Phân loại theo kỳ hạn cho vay

Bảng 2.6 : Phân loại theo kỳ hạn cho vay của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kỳ hạn Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Ngắn hạn 17.493 54 % 15.944 46 % 35.618 57,1 % Trung hạn 6.763 21 % 7.267 21 % 10.538 16,9 % Dài hạn 7.555 24 % 11.622 33 % 16.201 26 % Tổng dư nợ cho vay 31.811 100 % 34.833 100 % 62.358 100%

(Nguồn : báo cáo thường niên của ACB 2007-2009)

Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn của ACB đạt được 35.618 tỷ đồng,

tương đương 57,1% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 19.674 tỷ đồng so với năm

2008 và tăng 18.125 tỷ đồng so với năm 2007. Dư nợ cho vay trung hạn đạt 10.538 tỷ đồng, chiếm 16,9% trong tổng dư nợ, tăng 3.271 tỷ đồng so với năm 2008 và

tăng 3.775 tỷ đồng so với năm 2007. Dư nợ cho vay dài hạn đạt 16.201 tỷ đồng, chiếm 26% trong tổng dư nợ, tăng 4.579 tỷ đồng so với năm 2008 và tăng 8.646 tỷ

huy động vào. Cụ thể năm 2009 tổng huy động ACB đạt được là 134.479 tỷ đồng trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ đạt 35.618 tỷ đồng (chiếm 26%), điều đó

cũng đồng nghĩa ACB đang rất thận trọng trong cho vay, bởi vì nền kinh tế Việt

Nam nói riêng và của thế giới nói riêng năm 2009 đã bị ảnh hưởng của khủng

¾ Phân loại theo nhóm nợ

Bảng 2.7 : Phân loại theo nhóm nợ của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nhóm nợ

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Nợ đủ tiêu chuẩn (1) 31.713 99,693 % 34.125 97,969 % 61.739 99,01 %

Nợ cần chú ý (2) 71 0,223 % 399 1,145 % 369 0,58 %

Nợ dưới tiêu chuẩn (3) 9 0,029 % 224 0,642 % 25 0,04 %

Nợ nghi ngờ (4) 7 0,022 % 67 0,192 % 89 0,14 %

Nợ có khả năng mất vốn (5)

11 0,033 % 18 0,052 % 141 0,23 %

Tổng dư nợ cho vay 31.811 100 % 34.833 100 % 62.358 100 %

(Nguồn : báo cáo thường niên của ACB 2007-2009)

Trong năm 2009 dư nợ cho vay của nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đạt được 61.739

tỷ đồng, chiếm 99,01 % trong tổng dư nợ, tăng 27.614 tỷ đồng so với năm 2008 và

tăng 30.026 tỷ đồng năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,41%. Như vậy chất lượng tín dụng đã tăng rõ rệt thông qua tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay hay nói cách khác tỷ lệ nợ xấu trong các năm gần đây rất thấp (chưa tới 1%). Để đạt được điều này ACB đã đặt biệt chú trọng đến cơng tác tín dụng, mỗi khoản vay tùy quy mô và mức độ rủi ro, sẽ được phê duyệt bởi Hội đồng tín

dụng, Ban tín dụng hoặc các chuyên viên tín dụng hoạt động độc lập với các đơn vị

kinh doanh.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm :

Bảng 2.8 : Tình hình kinh doanh của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 85.392 105.306 167.881

Vốn huy động 74.943 91.174 134.479

Dư nợ cho vay 31.811 34.833 62.358

Lợi nhuận trước thuế 2.127 2.561 2.838

(Nguồn : báo cáo thường niên 2007-2009 của ACB)

Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới thơng qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi phí ngân sách, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu năm 2008.

Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện hơn, tốc độ

tăng trưởng GDP cải thiện dần qua các quý và đạt 5,3% cả năm 2009, CPI có mức tăng dưới 1% trong suốt 10 tháng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009 đặc biệt là

về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008, diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009

cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản.

Mặc dù vậy thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các NHTM.

Trong đó đáng chú ý là vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thơng qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm sốt chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối Q II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động kinh

doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng.

Các thách thức đến từ môi trường kinh doanh nêu trên phần nào tác động đến mức độ hiện thực hóa hoạt động năm 2009 “quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững” của ACB, đặc biệt ở mục tiêu tăng trưởng.

Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2009 chỉ là 0,41%. Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTMCP hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định. Bên cạnh đó việc quản lý thanh khoản của ACB được thực hiện tốt.

Trong khi nhiều NHTM bị tác động mạnh bởi quy định mới của NHNN là giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, đồng thời thay đổi theo

hướng thắt chặt cách tính tốn, thì năm 2009 là năm thứ sáu liên tiếp ACB duy trì tỷ lệ này ở mức thấp với độ an toàn cao, tỷ lệ khả năng chi trả của ACB cũng ln được duy trì ở mức cao trong suốt năm 2009, tỷ lệ này ở cuối năm 2009 là xấp xỉ 12 lần. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm 31/12/2009 đạt 9,73%, cao hơn gần

1,8% so với quy định của NHNN, mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng.

Về tăng trưởng quy mô mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%, 96% và 84% kế

hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều

2009 tăng 45%, bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%).

Về mặt lợi nhuận, ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2008 và các chỉ số sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cụ thể, ROA của ACB tiếp tục đạt trên 2% và ROE đạt 31,8% (cao hơn cam kết dài hạn với cổ động không thấp hơn 27%). Cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến 31/12/2009

hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ chiếm 26% và hoạt động kinh

doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế.

Về vốn ngân hàng trong năm 2009, ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ phiếu đang lưu hành và 100% là cổ phiếu phổ thông. Đến 31/12/2009, ACB có mức vốn điều lệ là 7.814 tỷ

đồng thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các NHTM CP Việt Nam.

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại ACB :

2.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ACB 2.3.1.1. Tỷ lệ nợ xấu : 2.3.1.1. Tỷ lệ nợ xấu :

Việc phân loại và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được thực hiện theo

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành ngày 25/04/2007 “ V/v sửa đổi bổ sung một số

điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN”.

Căn cứ vào các quy định trên, ACB cũng chia các khoản cho vay khách hàng thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ cịn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khi Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn khơng phải với vai trị là ngân hàng đầu mối, Ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của Ngân hàng.

Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau :

¾ Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh

doanh và lĩnh vực kinh doanh;

¾ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm;

¾ Khách hàng khơng cung cấp cho Ngân hàng các thơng tin tài chính kịp thời,

đầy đủ và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Dự phịng rủi ro tín dụng : Việc tính dự phịng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp

dụng cho từng nhóm nợ như sau :

Tỷ lệ dự phịng

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn : 0%

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý : 5%

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn : 20%

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ : 50%

Dự phòng cụ thể : được tính theo số dư các khoản cho vay hoặc cho thuê tài

chính từng khách hàng tại ngày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm

bảo. Giá trị của tài sản đảm bảo được xác định theo các quy định của Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Theo Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, một khoản dự phòng chung cũng được lập

với mức tối thiểu bằng 0.75% tổng số dư tại ngày 30 tháng 11 của các khoản cho vay khách hàng, không bao gồm các khoản cho vay khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực

Bảng 2.9 : Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ của ACB qua các năm 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay

31.811 100 % 34.833 100 % 62.358 100%

Nợ xấu 27 0,08 % 309 0,89 % 255 0,41 %

(Nguồn : số liệu báo cáo của ACB qua các năm 2007 - 2009)

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn 1% tức thấp hơn so với mức 1,2%/tổng dư nợ mà ACB đưa đề ra và thấp hơn rất nhiều so với mức 3% mà Quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)