Sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng thông qua công cụ phái sinh để giảm thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 84 - 87)

1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ACB

3.2.9. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng thông qua công cụ phái sinh để giảm thiểu

thiểu rủi ro

Bên cạnh các sản phẩm phái sinh giá cả như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng

tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất và quyền chọn…, sản phẩm phái sinh tín dụng

đã xuất hiện từ đầu những năm 1990 và phát triển bùng nổ từ năm 1998 từ Mỹ. Trên

thế giới các TCTD là các tổ chức chiếm phần lớn trong các giao dịch trên thị trường phái sinh tín dụng, tuy nhiên hiện nay các công ty bảo hiểm, các công ty tái bảo hiểm

đã và đang tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch này. Các ngân hàng sử dụng

tiện để phịng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên giao dịch phái sinh tín dụng cũng có thể trở thành một nguyên nhân gây rủi ro cho các đối tượng tham gia, và cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra sự bất ổn định của thị trường tài chính. Các đối tượng tham gia vì vậy sẽ phải tính đến các rủi ro đi kèm.

Các cơng cụ phái sinh tín dụng được sử dụng để chuyển toàn bộ hoặc một

phần rủi ro tín dụng sang cho đối tác thứ ba. Trong đó đối tác thứ nhất sẽ bán rủi ro tín dụng với một mức giá cả cho một đối tác sẽ thực hiện đền bù nếu như rủi ro tín

dụng xảy ra. Rủi ro tín dụng xảy ra là các trường hợp như : phá sản, mất khả năng thanh toán, tái cơ cấu lại nợ và hệ số tín nhiệm bị hạ thấp.

Cơng cụ tín dụng phái sinh chủ yếu gồm có cơng cụ hốn đổi tín dụng và quyền chọn tín dụng, trong đó sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng.

™ Hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng : là thỏa thuận giữa hai bên nhằm trao

đổi rủi ro tín dụng giữa hai bên. Mục đích khi thực hiện hợp đồng hốn đổi rủi

ro tín dụng, ACB (bên mua bảo hiểm rủi ro tín dụng) muốn được bảo hiểm rủi ro tín dụng sau khi cho vay, bên bán bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ chấp nhận rủi ro tín dụng với mục đích đầu tư hoặc kiếm lợi nhuận. Cụ thể, ACB sau khi

cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng sẽ mua bảo hiểm rủi ro tín dụng từ bên bán bảo hiểm. Việc mua bán rủi ro tín dụng giữa 2 bên được thực hiện thơng qua hợp đồng hốn đổi trong đó ACB sẽ trả một khoản phí cho bên bán bảo hiểm. Khi xảy ra biến cố tín dụng ( được xác định rõ trong hợp đồng hốn

đổi rủi ro tín dụng như trường hợp khách hàng vay của ACB bị phá sản, mất

khả năng thanh toán…), bên bán bảo hiểm sẽ thanh tốn tồn bộ giá trị hợp

đồng hoán đổi cho ACB.

™ Quyền chọn tín dụng : là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán,

trong đó cho người mua quyền để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền

chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng

nếu người mua muốn như vậy. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền

chọn mua (call), một quyền chọn để bán một tài sản gọi là quyền chọn bán

(put). Hầu hết các quyền chọn là mua bán các loại tài sản tài chính, chẳng hạn cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thỏa thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn tín dụng nhằm bảo vệ ACB trước rủi ro chi phí vốn tăng do chất lượng tín dụng của ACB giảm sút : khơng thu được nợ hay chi phí cho vay tăng do phải huy động vốn với lãi suất cao…Tùy theo trường hợp phát sinh mà ACB chọn Quyền chọn mua hay quyền chọn bán. Cụ thể

o Quyền chọn mua: Hợp đồng này được sử dụng khi ACB lo ngại khoản

tín dụng vừa cấp cho khách hàng có chất lượng khơng tốt. Lúc này ACB sẽ tìm đến người bán quyền để mua quyền tín dụng, đồng thời ACB phải

trả cho người bán quyền một khoản chi phí nhất định. Khi đến hạn thu nợ, nếu khoản cho vay bị giảm giá do chi phí cho vay tăng hoặc người đi vay không trả được nợ, ACB sẽ sử dụng quyền chọn của mình để được thanh tốn tồn bộ thu nhập của khoản vay; nếu trường hợp người vay thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ACB sẽ bỏ quyền chọn và chấp nhận mất phí mua quyền.

o Quyền chọn bán : Hợp đồng này được sử dụng khi ACB lo ngại trong

tương lai phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn hiện tại do biến

động của nền kinh tế hoặc hệ số tín nhiệm của ngân hàng bị giảm sút. Lúc

này ACB sẽ ký hợp đồng mua quyền chọn bán rủi ro trong huy động vốn với người bán quyền chọn bán, đồng thời ACB phải trả cho người bán quyền một khoản phí nhất định. Khi đến hạn nếu lãi suất huy động vốn

cao hơn hiện tại thì ACB sẽ được quyền thực hiện huy động vốn từ người bán quyền chọn bán với lãi suất hiện tại. Ngược lại nếu lãi suất huy động vốn bằng hoặc thấp hơn hiện tại thì ACB bỏ quyền chọn bán và chịu mất phí mua quyền chọn bán. Lúc này ACB sẽ huy động vốn theo lãi suất huy

động của thị trường. Thực chất khi mua quyền chọn bán ACB đã được bù đắp thiệt hại từ rủi ro tín dụng khi huy động vốn.

Như vậy thơng qua các cơng cụ tín dụng phái sinh đã cho phép các nhà đầu tư, người nhận nợ và ACB có được những kỹ thuật mới có thể giảm thiểu rủi ro của mình bằng cách chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó. Vì vậy nếu được sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp, các công cụ này sẽ rất hiệu quả

trong việc phân phối lại rủi ro giữa các ngân hàng và giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên vấn đề đặt ra làm sao các giao dịch này lại có thể thực hiện được khi mà thực tế rõ

ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên cịn lại sẽ khơng thể tránh khỏi những thiệt hại. Bởi mỗi nhà đầu tư có những khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Ai cũng mong muốn giữ các khoản đầu tư của mình ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Vì thế họ gặp nhau và chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)