1.1.2. .Vai trò của tín dụng ngân hàng
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại ACB
2.3.2.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng
Bên cạnh những mặt đạt được như đã phân tích ở trên, ACB cũng cịn có một số tồn tại trong hoạt động tín dụng :
¾ Thực tế hiện nay cho thấy cường độ làm việc của nhân viên tín dụng đặc biệt
ở các chi nhánh lớn trong thời gian qua là khá cao, thậm chí là căng thẳng,
việc làm thêm ngoài giờ cũng khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến những hạn chế về thời gian tiếp xúc với khách hàng, hạn chế việc kiểm tra và kiểm soát các khoản vay sau khi cho vay.
¾ Mặc dù ACB có chương trình đào tạo cho nhân viên tín dụng và nhân viên tư vấn tài chính cá nhân khá bài bản, tuy nhiên số lượng nhân viên ở các chức danh này sau khi được đào tạo lại nghỉ việc qua các ngân hàng khác cũng khá nhiều, điều đó làm lãng phí sự đầu tư đào tạo của ACB. Ngồi ra số lượng
nhân viên tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các chi nhánh, phòng giao dịch của ACB ln thiếu, trong khi đó các ngân hàng khác mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng “chảy
máu chất xám” nhất là trong tình hình khan hiếm nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay.
¾ Hiện nay nguồn thơng tin phục vụ cho công tác thẩm định phần lớn là do
khách hàng cung cấp. Nhân viên tín dụng hiện chưa chủ động thu thập thơng tin có liên quan một cách đầy đủ, trong đó có thơng tin về thị trường (giá cả, tỷ giá, giá vàng, diễn biến thị trường….); thơng tin về tình hình hoạt động
doanh nghiệp, về khách hàng đang quan hệ tín dụng và cả những thông tin về
đối tượng khách hàng để có thể phân tích và dự đốn khả năng trả nợ của
khách hàng.
¾ Hiện nay để giúp khách quan hố những nhận định của nhân viên tín dụng về năng lực tài chính của khách hàng, ACB đưa vào áp dụng phần mềm chấm
điểm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên, hiện nay phần mềm này
vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì biểu chấm điểm cũng như xử lý thơng tin cịn hẹp, cho ra những kết quả xếp loại chưa thực sự thuyết phục, chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng, vì vậy chưa thật sự hỗ trợ cho công tác thẩm định và xét duyệt cho vay.
¾ Đối với từng sản phẩm vay với những tính chất đặc thù riêng, ACB đưa ra các được quy định cụ thể về điều kiện cho vay, đôi khi các quy định này chưa
mang tính khả thi, phù hợp vì có nhiều lúc thực tế áp dụng lại vướng phải nhiều khó khăn khơng thể thực hiện được, đặc biệt là các hạn chế về yếu tố kỹ thuật như phương thức cho vay, xác định thời hạn trả nợ, lãi suất, thủ tục và sự tiện ích, …Ví dụ như đối với phương thức cho vay mua nhà đối với cá nhân có lúc chỉ cho vay tối đa 10-12 năm, cho vay KHDN đầu tư tài sản cố định 36 tháng… trong khi nhu cầu của khách hàng cần vay với thời hạn dài hơn để chủ
động về tài chính hơn, hoặc là xác định thời hạn trả nợ không phù hợp với nhu
chu kỳ sản xuất kinh doanh như là xác định thời hạn của mỗi khế ước nhận nợ không quá 06 tháng trong khi thực tế khách hàng cần vay dài hơn, vì vậy khi khế ước gần đến hạn thì khách hàng lại phải tìm nguồn tiền khác để trả cho ngân hàng, hoặc vay nóng để thanh lý và sẽ giải ngân khế ước khác để trả tiền vay nóng. Điều này hết sức nguy hiểm và tiềm ẩn khả năng không thanh lý được các khoản vay
¾ Hiện nay đa số hồ sơ vay ở chi nhánh/phòng giao dịch nào sẽ do nhân viên của chi nhánh/phòng giao dịch đó thẩm định và trình hồ sơ, điều này có thể dẫn đến việc nhân viên tín dụng đặc biệt là nhân viên mới, sinh viên mới ra trường của chi nhánh/phịng giao dịch đó đơi khi chưa có kinh nghiệm, trình
độ nghiệp vụ để thẩm định những hồ sơ lớn, phức tạp hoặc có thể việc thẩm định này sẽ khơng khách quan nếu nhân viên tín dụng cố ý nêu thông tin
không đầy đủ hoặc đưa ra những nhận định sai lệch về khách hàng..
¾ Khách hàng có nhu cầu giải ngân sớm nhưng lại không thể thực hiện được một số điều kiện mà ACB yêu cầu trước khi giải ngân, mặc dù các điều kiện này nhân viên tín dụng có thể đánh giá là khách hàng có thể thực hiện được sau khi giải ngân trong một khoản thời gian ngắn nhất định. Tuy nhiên theo
quy định thì ngân hàng không thể giải ngân được. Điều này vừa làm cho
khách hàng mất cơ hội của mình, ngân hàng thì chậm giải ngân và thu lợi nhuận.
¾ Một khoản vay có hiệu quả phụ thuộc khơng ít vào việc kiểm tra tín dụng sau khi cho vay. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số
kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến và
tình trạng của khoản vay khơng xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác này vẫn cịn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra khơng cao.
¾ Do áp lực tăng trưởng dư nợ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nên đôi khi ACB cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà không phân tích kỹ tính hiệu quả của phương án vay vốn, kết quả kinh doanh của khách hàng vay vốn do đó làm phát sinh nợ xấu tại từng giai đoạn nhất định.
¾ Sản phẩm cho vay chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng tăng cao của
khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng là hoạt động
động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào hoạt động cho vay. Mặc dù
hiện nay các sản phẩm tín dụng tại ACB tương đối nhiều nhưng dư nợ vẫn
tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực, cụ thể đối với cá nhân thì thuộc lĩnh vực bất động sản, chứng khoán…, đối với doanh nghiệp chủ yếu cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm tín dụng như : cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh,….vẫn chưa được phát triển.
¾ Một số phát sinh sai phạm về mặt quy chế, quy trình tín dụng cũng như thủ tục cho vay vẫn còn xuất hiện tại ACB, cụ thể : sản phẩm mới đưa ra chưa được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến khi thực hiện nhân viên chưa hiểu rõ và nắm
bắt bản chất của sản phẩm; quy định tín dụng khơng thống nhất; thủ tục cịn rườm rà, các điều kiện cho vay chưa thực hiện nghiêm ngặt, công tác kiểm tra giám sát chưa thực hiện đầy đủ… là những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng khoản vay.
¾ Hiện nay vẫn cịn nhiều thư khách hàng góp ý, phàn nàn thái độ phục vụ của nhân viên ACB hay thủ tục cho vay còn nhiều rắc rối.
¾ Tình trạng máy tính, hệ thống mạng nội bộ xử lý chậm cũng là một yếu tố
ảnh hưởng đến các thao tác của nhân viên trên chương trình TCBS cũng
chậm theo. Bên cạnh đó chương trình quản lý tiết kiệm thường xun bị lỗi,
khơng thực hiện được nhanh chóng việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và
thanh lý cho khách hàng, kết quả nhân viên thường phải làm thủ công.