Để tạo dựng một thương hiệu cĩ giá trị, trong quá trình xây dựng và phát triển
thương hiệu, các doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Khơng ngừng nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm cũng như thay đổi mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.
2. Sản phẩm tốt cũng cần được truyền bá và khuyếch trương thơng qua việc xây dựng hình ảnh bằng thương hiệu.
3. Cần tránh mơ phỏng hay bắt chước những thương hiệu khác mà phải tạo được một sự khác biệt với các sản phẩm của đối thủ.
4. Cần cĩ đội ngũ những nhà quản lý thương hiệu cĩ kiến thức về Marketing
đồng thời cũng cần hiểu biết kinh nghiệm quốc tế về nguyên tắc, luật lệ xây dựng và
quản lý thương hiệu để tránh thất bại trong những lần giới thiệu thương hiệu mới. 5. Cần triển khai xây dựng một chiến lược thương hiệu cĩ hệ thống, quy cũ, nhất quán và trường kỳ, điều này sẽ giúp doanh nghiệp theo đuổi thành cơng chiến
lược quản lý thương hiệu.
6. Khơng nên thay đổi thương hiệu thường xuyên hay giới thiệu quá nhiều thương hiệu làm khách hàng bị rối, mất khả năng nhận biết.
7. Phải đăng ký bảo bộ thương hiệu và các thành tố, thuộc tính của thương hiệu (tên, logo, biểu tượng, ký tự, mẫu quảng cáo hay cả mùi vị…).
8. Tránh đối đầu trực diện những thương hiệu quá mạnh trên thị trường trong
khi doanh nghiệp khơng đủ tiềm lực tài chính, kỹ năng quản trị thương hiệu và lực lượng phân phối. Ngồi ra, doanh nghiệp nên xác định đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm né tránh cạnh tranh và dễ thâm nhập thị trường hơn.
9. Cần tránh những tuyên bố nhưng thực hiện khơng được triệt để. Doanh
nghiệp cần làm thử nghiệm để bảo đảm một cách chắc chắn rằng thương hiệu mang lại lợi ích như đã hứa với người tiêu dùng.
10. Cần xây dựng hệ thống phân phối đi trước một bước trước khi tung các
chiến dịch Marketing đồng bộ.
11. Cần đầu tư vào những lĩnh vực mà đơn vị của mình cĩ ưu thế về nội lực (là
ưu thế bên trong mà đối thủ khĩ cĩ khả năng theo kịp).