Huy động vốn qua ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 50)

2.3 Những khó khăn của doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn

2.3.1.1 Huy động vốn qua ngân hàng

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay mà bắt nguồn

từ việc các ngân hàng cho vay mua bất động sản tạo nên bong bóng bất

động sản tại Mỹ. Các ngân hàng trở nên khan hiếm tiền do khách hàng mất

khả năng trả nợ khi thị trường bất động sản lao dốc và các ngân hàng đang

Ảnh hưởng bởi tình hình trên và tình hình thực tế tại Việt Nam: Một tỷ

trọng lớn vốn cho vay của Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân

hàng được tập trung vào khu vực bất động sản. Khi bất động sản đóng băng, giá bất động sản liên tục sụt giảm. Các ngân hàng thì khát vốn do

nguồn thu nợ bị hạn chế, người dân mất niềm tin vào ngân hàng nên chuyển sang mua vàng nhằm cất trữ giá trị nên để huy động vốn các ngân hàng liên tục tăng lãi suất và đương nhiên là lãi suất huy động tăng cao thì lãi suất cho vay cũng tăng rất cao. Một khi lãi suất vay ngân ngân hàng quá cao thì doanh nghiệp phải cân nhắc và tính tốn thật kỹ lưỡng trong quá trình huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất. Mặt

khác, do lượng tiền tại các ngân hàng bị thiếu hụt nên điều kiện để doanh

nghiệp được vay tiền tại các ngân hàng trong giai đoạn này là vơ cùng khó

khăn. Có nhiều nguyên nhân cản trở doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong đó lãi suất đứng hàng đầu, tiếp đến là khó khăn về điều kiện thế

chấp, thủ tục vay, các điều kiện về thời hạn cho vay, phí dịch vụ…

Bên cạnh đó, do thâm hụt thương mại kéo dài, chính phủ áp dụng chính sách lãi suất vay nội địa cao để thu hút đầu tư nước ngoài (chủ yếu là thu

hút đầu tư tài chính). Kết quả là đã khơng khuyến khích được doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mơ sản xuất, hiệu quả sản xuất không cao, khả năng cạnh tranh kém.

Nếu lãi suất cho vay quá cao kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Có ba điểm khó khăn để doanh nghiệp có thể huy động vốn

qua ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng. Thứ nhất là ngân hàng hạn

chế cho vay, chỉ cho vay những khách hàng cũ, mà khách hàng cũ cũng chỉ cho vay chủ yếu là ngắn hạn, nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30%. Nếu ngân hàng có tiền, mà tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên cũng không dám cho vay. Ngân hàng cho vay càng nhiều, lỗ càng nhiều vì chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (sau khi tính dự

trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản) âm. Thứ hai, doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, trong khi nhu cầu vay vốn tăng do giá ngun liệu

tăng, địi hỏi đổi mới thiết bị, cơng nghệ. Thứ ba, do lãi suất biến động, có

những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn.

Trước đây lãi suất vay cố định hàng tháng, hàng quí, nay doanh nghiệp

phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi suất 15 ngày/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp không xoay xở kịp, không lên

được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị động về chi phí đầu vào cho

giá thành sản phẩm. Lãi suất không ổn định là điểm đặc trưng của giai đoạn này làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tính tốn kinh doanh.

Nhìn chung trong giai đoạn khủng hoảng tài chính doanh nghiệp rất khó

khăn trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mở rộng

sản xuất qua ngân hàng vì lý do hiệu quả kinh doanh không đủ bù đắp cho lãi vay phải trả hoặc nếu hiệu quả kinh doanh đủ để bù đắp lãi vay thì doanh nghiệp cũng khó có thể vay được tiền từ ngân hàng do ngân hàng khan hiếm tiền và điều kiện cho vay khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)