Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50)

2.3 Những khó khăn của doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn

2.3.1.2 Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán

Một kênh huy động vốn khác mà các doanh nghiệp có thể chờ đợi để thay thế nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, kênh huy động từ thị trường chứng khoán của doanh nghiệp kể từ khi Việt Nam bắt đầu chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính tồn cầu là rất khó khăn và không nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cổ

đông. Kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của nhiều công ty đã

không thành cơng trọn vẹn, thậm chí thất bại hồn tồn do thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh và kéo dài. Huy động vốn qua thị trường chứng

khoán tại Việt Nam năm 2008 đã giảm 77% so với năm 2007, trong khi đó, thị trường chứng khốn những tháng đầu năm 2009 vẫn thực sự ảm đạm.

Trong giai đoạn khủng hoảng này, phát hành cổ phiếu trên thị trường

chứng khốn thực sự khó khăn và khơng được các doanh nghiệp Việt Nam áp do giá cổ phiếu thấp đã dẫn đến việc thu lại tiền mặt không đáng kể trong hoạt động phát hành cổ phiếu, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán xuống thấp nên có thể phát hành khơng thành cơng.

2.3.1.4 Chuyển động vốn trên thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản đã và đang trải qua giai đoạn ảm đạm, số lượng hợp đồng chuyển nhượng thành công đã giảm nghiêm trọng đến 30-40% so với cuối 2007. Nguồn cung tăng khi các nhà đầu cơ đang cố gắng bán các

lô đất và căn hộ, trong khi cầu thì đang giảm. Những người có nhu cầu thì

muốn đợi một thời gian nữa, không muốn tiến hành giao dịch trong lúc này, bởi vì họ hy vọng họ sẽ mua nhà sau đó, khi giá đã giảm nhiều hơn.

Các nhà đầu cơ cũng không muốn mua vì họ nhận thấy thị trường đang đóng băng nên họ sẽ rất khó bán để thu hồi vốn chưa kể rủi ro bất động sản

có thể giảm giá thêm.

Các Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong giai đoạn khủng

hoảng kinh tế tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Thị trường bất động sản đang phải trải qua cơn khát vốn chưa từng có do các ngân hàng hạn chế tối đa cho vay đầu tư bất động sản, đây là biện pháp mạnh của Nhà nước nhằm đánh vào nạn đầu cơ bất động sản vốn đang rất phỗ biến và là một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên, chủ trương này đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản vì khơng có kinh phí để tiếp tục thực hiện dự án cộng với lãi suất tăng cao quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là những bài tốn hóc búa mà các doanh nghiệp gặp phải trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Ngoài ra, một vấn đề rất nan giải cho các công ty kinh doanh bất động sản Việt Nam trong giai đoạn này là tìm đầu ra cho dự án. Khơng có đầu ra thì đồng nghĩa với không thể thu hồi vốn để tái đầu tư được. Tốc độ luân chuyển vốn chậm cộng với giá bất động sản liên tục giảm làm cho lợi nhuận sụt giảm và thua lỗ, nếu kéo dài thì một số doanh nghiệp có thể phải lâm vào tình trạng phá sản. Hàng loạt đại gia trong làng địa ốc phải công bố giảm giá bán nhà, có những căn hộ cao cấp ở vị trí đắc địa giảm giá đến 45%. Nếu như trước khủng hoảng kinh tế, người dân và nhà đầu tư phải xếp hàng (có khi cả ban đêm) hoặc đăng ký trước cả tháng mới mua được

căn hộ thì nay tình hình đã khác. Ngồi việc giảm giá bán nhà, nhiều doanh

nghiệp còn tăng cường khuyến mãi, tích cực tìm các kênh vay vốn cho

khách hàng, tăng thời gian trả góp...

Nguyên nhân là thời điểm này, mua nhà đất chủ yếu là những người có nhu cầu thực, khơng cịn mang nặng tính đầu cơ như trước đây. Hơn nữa,

tâm lý đầu tư theo phong trào khơng cịn nữa do nhiều người đã rút ra bài

học “không nên chạy theo đám đơng”.

Điều này cũng có nghĩa nhà đầu tư đã bình tĩnh và khơn ngoan hơn khi

nhìn nhận thị trường. Do vậy, theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, các công ty địa ốc đã hết cơ hội làm giá.

Xu hướng giảm giá vẫn là chủ đạo trong thời gian qua. Nhiều chuyên

gia kinh tế cùng nhận định, trong điều kiện khủng hoảng, các công ty địa ốc không thể tiếp tục “làm mưa, làm gió” trên thị trường, từ đó phải thay đổi chứ không thể cứ giữ mãi mức kỳ vọng lợi nhuận cao như trong năm 2007.

Việc giảm giá căn hộ là lựa chọn thơng minh nhằm nhanh chóng thu hồi một lượng vốn lớn đã chôn khá lâu, trong khi tính thanh khoản của thị

trường ngày càng yếu và những cơ hội kinh doanh mới khơng có mà lãi suất ngân hàng hằng ngày vẫn phải gánh chịu. Giảm giá là một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay để giải quyết bài toán kinh doanh. Xu

hướng giảm giá bất động sản là tất yếu. Bên cạnh đó, để kích thích sức mua, cần cả những yếu tốt quan trọng khác như môi trường sống, các dịch vụ tiện ích, an ninh...

2.3.2 Về sản xuất kinh doanh

Khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế trên toàn cầu và sự biến động phức tạp của giá vật tư, nhiên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, xuất khẩu đã tác động mạnh, làm cho sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp bị giảm sút mạnh, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng sản xuất để hạn chế bị thua lỗ. Ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp khi không

đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra, gây khó khăn trong việc chia cổ tức làm giảm

giá cổ phiếu của doanh nghiệp; Doanh nghiệp không thể định hướng hay lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Ngồi ra cịn làm ảnh

hưởng việc làm, thu nhập và cuộc sống của nhiều người lao động. Tác động trực tiếp đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc gia, đảm bảo an sinh

xã hội.

Khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong giai đoạn suy thối kinh tế thì rất nhiều nhưng những khó khăn lớn nhất phải kể đến là thiếu hụt vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, vốn cho hoạt động đầu tư,

khó khăn từ đầu vào đến đầu ra. Khi doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư, sản

xuất kinh doanh thì vấn đề đặt ra là giá nguyên vật liệu đầu vào quá cao nên doanh nghiệp phải cân nhắc có nên sản xuất hay khơng để đảm bảo có lãi và duy trì hoạt động sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn lo ngại khi đầu tư và sản xuất thì hàng hóa bán cho ai đây là một bài tốn hóc búa

đặt ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Theo số liệu thống kê thì kết thúc q 1/2009, ngành cơng nghiệp cả

nước đạt mức tăng trưởng 2,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,3%

của cùng kỳ năm 2008. Điều đáng lo ngại hơn chính là nhiều doanh nghiệp

phẩm là một yêu cầu bức thiết. Đối với ngành dầu thực vật, trong 3 tháng

đầu năm sản lượng dầu tinh luyện chỉ đạt 127.200 tấn, giảm 14,5% so với

cùng kỳ năm 2008 vì xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều giảm. Cũng trong những tháng đầu năm, lượng giấy báo, giấy in, giấy viết tồn kho của ngành giấy có lúc lên đến trên 100.000 tấn. Nhiều nhà máy đã dừng sản xuất vì kho chứa hàng đã đầy và thiếu vốn để tiếp tục sản xuất. Các ngành khác cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự.

Thu hẹp sản xuất và sản xuất cầm chừng là lựa chọn của đa số doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế để hạn chế thua lỗ và ứ đọng vốn trong khi chi phí sử dụng vốn hàng tháng doanh nghiệp phải gánh chịu.

2.3.3 Về tiêu thụ sản phẩm

Do suy thối tồn cầu, người tiêu dùng thì chi tiêu tiết kiệm hơn, doanh nghiệp thì hạn chế sản xuất nên nhu cầu thị trường giảm mạnh. Bên cạnh

đó, do thiếu hụt tiền tại các ngân hàng ở nước ngoài nên những nhà nhập

khẩu nước ngồi khơng thể mở LC được nên họ không thể ký các hợp đồng nhập khẩu. Do đó, trong giai đoạn này các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng, ký các hợp đồng

mua bán trong nước và cả xuất khẩu.

2.3.3.1 Tiêu thụ trong nước

Khi nền kinh tế khó khăn chung, chi tiêu của đại bộ phân dân cư, tổ chức có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, vật giá leo thang nên việc tiêu thụ sản phẩm trong nước trong thời gian gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, các doanh nghiệp tại Việt Nam trước đây chỉ chủ yếu chú trọng đến xuất khẩu mà thiếu đi sự phát triển thương hiệu và niềm tin của thị trường trong nước nên khi xuất khẩu gặp khó khăn thì doanh nghiệp quay về thị trường trong nước thì khơng thể tiêu thụ được sản phẩm. Hàng hóa của nước ngoài tràn ngập thị trường trong nước và thói quen thích dùng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam đã ảnh hưởng

đáng kể tới tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước của các doanh nghiệp

Việt Nam.

2.3.3.2 Xuất khẩu

Cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu đã làm cho tình hình xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, giảm với mức sụt giá mạnh đối với hàng hóa xuất khẩu kể từ những tháng cuối năm 2008 và số lượng đơn đặt hàng

thưa thớt đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như

dầu thô, dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản. Theo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê thì so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng dầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều giảm mạnh như: Dầu thô (giảm 44%), giày dép (giảm 11%), càfe (giảm 13%), thủy sản (giảm 9%) và hàng may mặc (giảm 2%).

Do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu nên kim ngạch hàng hoá

xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 của nước ta sang các thị trường giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong đó Châu Á đạt 12,1 tỷ USD, giảm

21,2% (ASEAN đạt 4,6 tỷ USD, giảm 17,6%); Châu Mỹ đạt 6 tỷ USD,

giảm 7,7% chủ yếu do xuất khẩu vào Mỹ đạt 5,1 tỷ USD, giảm 5%; Châu

Đại Dương đạt 1,3 tỷ USD, giảm 40,2%.

Kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các vấn đề khá nghiêm trọng đến từ lĩnh vực xuất nhập khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tụt giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi, thống kê 07 tháng đầu năm 2009 cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu đã tụt giảm 13,4% so với cùng kỳ.

Đây là mức tụt giảm cao nhất từ đầu trước cho tới nay và điều này cho thấy tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam vẫn chưa chấm dứt.

Kết quả cuộc khảo sát mới đây của tổ chức ActionAid Việt Nam đối với các cơng ty xuất khẩu tại Hải Phịng cho thấy, số lượng đơn đặt hàng của nhiều công ty trong quí 1/2009 đã sụt giảm 20% so với cùng kỳ năm 2008.

Đợt khảo sát do ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Trung tâm vì người lao động nghèo thuộc Liên đồn Lao động thành phố Hải Phịng cùng tiến hành đối với 11 doanh nghiệp xuất khẩu tại Hải Phịng, trong đó có 7 cơng

ty da giày, 2 công ty may mặc, 1 công ty sản xuất đồ điện tử và 1 công ty sản xuất đồ văn phòng phẩm. Các doanh nghiệp cho biết số lượng đơn hàng bắt đầu giảm từ tháng 11 và 12/2008 và giảm mạnh nhất trong quí 1/2009, với mức giảm ít nhất 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhóm nghiên cứu, tác động của khủng hoảng kinh tế bộc lộ rõ nhất ở các doanh nghiệp da giày.

2.4 Những nỗ lực của Nhà nước nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính chính

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng hoặc suy thối, Chính phủ cần có những biện pháp thường được gọi là “kích cầu”. Những biện pháp này, về bản chất, là các phương thức để làm cho vịng xoay kinh tế vận hành nhanh chóng trở lại như bình thường. Một trong các phương thức đó chính là tìm cách hỗ trợ nền kinh tế bằng những khoản tài trợ lớn từ nguồn vốn nhà nước. Phương thức tài trợ chủ yếu bao gồm: giảm thuế (tức là nhà nước đã hy sinh quyền lợi và tặng lại những khoản tiền thuế đó cho người nộp thuế) và hỗ trợ tín dụng (bởi những khoản cho vay, hoặc bù trừ lãi suất).

Mặc dù, Việt Nam không bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như những quốc gia khác nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhất

định của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế trong nước. Nhằm giảm tác động của khủng hoảng kinh tế toán cầu, giúp doanh nghiệp nhanh chống thoát khỏi những khó khăn trước mắt và nhanh chống đưa nền kinh tế phát triển lại như bình thường. Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa lạm

phát, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội. Một số chính sách cụ thể của chính phủ như sau:

2.4.1 Các gói kích cầu của Chính phủ

Trong nền kinh tế, hàng hóa được tiêu thụ tạo nên tổng thu nhập quốc dân GDP. Suy thoái bắt nguồn từ suy giảm tổng cầu, khi đó nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, giá cả giảm… Những cuộc suy thoái này nếu để phát triển sẽ trở thành khủng hoảng. Xét về vĩ mô, tổng cầu kinh tế (Y) gồm bốn thành phần: cầu tiêu dùng (C), cầu

đầu tư (I), cầu của Chính phủ (G) và xuất nhập khẩu hàng hóa (NX). Tổng

cầu được thể hiện qua công thức: Y = C + I + G + NX

Khi kinh tế suy thoái, tổng cầu đầu tư giảm do doanh nghiệp gặp khó

khăn. Người dân cũng khơng có tiền để chi tiêu và quay sang tiết kiệm. Tất

cả điều đó làm cho tổng cầu Y giảm mạnh. Và để ổn định nền kinh tế vĩ mô, một trong các giải pháp được đưa ra là tìm cách tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ để kích cầu: Thứ nhất, Chính phủ sẽ bơm tiền thơng qua tín dụng vào nền kích tế để kích thích tăng cầu tiêu dùng. Đây là một phần của chính sách tiền tệ đã được áp dụng thời gian qua. Thứ hai, để tăng tổng cầu từ phía cầu đầu tư thì Chính phủ phải hạ lãi suất. Điều này được thể hiện qua chính sách bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp mà Chính phủ đang tiến hành.

Ngày 15/01/2009 Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành đã

thơng qua kế hoạch sử dụng 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư, thực hiện thông qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Theo Quyết định 131 do Thủ tướng ban hành thì từ ngày 01/02/2009 các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh sẽ

được bù lãi suất, mức bù là 4%. Đối tượng được bù lãi suất vay vốn là các

dụng được ký kết và giải ngân trong thời gian từ 01/02/2009 đến 31/12/2009 của các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình,...) và cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh.

Đầu mối cho vay là các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thời điểm thực

hiện bắt đầu ngay từ đầu năm 2009. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 12 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009.

Chương trình bù lãi suất này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý, tạo động

lực cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vốn vay này nhằm giúp doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)