Những nỗ lực của Nhà nước nhằm đối phó với khủng hoảng tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56)

chính

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng hoặc suy thối, Chính phủ cần có những biện pháp thường được gọi là “kích cầu”. Những biện pháp này, về bản chất, là các phương thức để làm cho vịng xoay kinh tế vận hành nhanh chóng trở lại như bình thường. Một trong các phương thức đó chính là tìm cách hỗ trợ nền kinh tế bằng những khoản tài trợ lớn từ nguồn vốn nhà nước. Phương thức tài trợ chủ yếu bao gồm: giảm thuế (tức là nhà nước đã hy sinh quyền lợi và tặng lại những khoản tiền thuế đó cho người nộp thuế) và hỗ trợ tín dụng (bởi những khoản cho vay, hoặc bù trừ lãi suất).

Mặc dù, Việt Nam không bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như những quốc gia khác nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhất

định của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế trong nước. Nhằm giảm tác động của khủng hoảng kinh tế toán cầu, giúp doanh nghiệp nhanh chống thoát khỏi những khó khăn trước mắt và nhanh chống đưa nền kinh tế phát triển lại như bình thường. Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa lạm

phát, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội. Một số chính sách cụ thể của chính phủ như sau:

2.4.1 Các gói kích cầu của Chính phủ

Trong nền kinh tế, hàng hóa được tiêu thụ tạo nên tổng thu nhập quốc dân GDP. Suy thoái bắt nguồn từ suy giảm tổng cầu, khi đó nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, giá cả giảm… Những cuộc suy thoái này nếu để phát triển sẽ trở thành khủng hoảng. Xét về vĩ mô, tổng cầu kinh tế (Y) gồm bốn thành phần: cầu tiêu dùng (C), cầu

đầu tư (I), cầu của Chính phủ (G) và xuất nhập khẩu hàng hóa (NX). Tổng

cầu được thể hiện qua công thức: Y = C + I + G + NX

Khi kinh tế suy thoái, tổng cầu đầu tư giảm do doanh nghiệp gặp khó

khăn. Người dân cũng khơng có tiền để chi tiêu và quay sang tiết kiệm. Tất

cả điều đó làm cho tổng cầu Y giảm mạnh. Và để ổn định nền kinh tế vĩ mô, một trong các giải pháp được đưa ra là tìm cách tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ để kích cầu: Thứ nhất, Chính phủ sẽ bơm tiền thơng qua tín dụng vào nền kích tế để kích thích tăng cầu tiêu dùng. Đây là một phần của chính sách tiền tệ đã được áp dụng thời gian qua. Thứ hai, để tăng tổng cầu từ phía cầu đầu tư thì Chính phủ phải hạ lãi suất. Điều này được thể hiện qua chính sách bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp mà Chính phủ đang tiến hành.

Ngày 15/01/2009 Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành đã

thơng qua kế hoạch sử dụng 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư, thực hiện thông qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Theo Quyết định 131 do Thủ tướng ban hành thì từ ngày 01/02/2009 các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh sẽ

được bù lãi suất, mức bù là 4%. Đối tượng được bù lãi suất vay vốn là các

dụng được ký kết và giải ngân trong thời gian từ 01/02/2009 đến 31/12/2009 của các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình,...) và cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh.

Đầu mối cho vay là các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thời điểm thực

hiện bắt đầu ngay từ đầu năm 2009. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 12 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009.

Chương trình bù lãi suất này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý, tạo động

lực cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vốn vay này nhằm giúp doanh

nghiệp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh, và tạo công

ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài

chính và suy thối kinh tế thế giới. 17.000 tỷ đồng bù lãi suất để kích cầu của chính phủ được doanh nghiệp tiếp nhận như một luồng sinh khí mới giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu vốn sản xuất kinh doanh trong

lúc khó khăn.

Để vượt qua khó khăn, Chính phủ tiếp tục triển khai hiệu quả các gói

kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế, khôi phục đà tăng trưởng hợp lý, tạo tiền đề xử lý tốt các lĩnh vực chậm phát triển. Hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn sẽ được mở rộng giúp các doanh nghiệp tận dụng thời cơ giá thấp đầu tư trang thiết bị, công nghệ, tăng năng lực sản xuất. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, thăm dị, khai thác tài ngun, khống sản cũng được Chính phủ coi là vấn đề trọng tâm cần triển khai để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế và đẩy mạnh cơng nghiệp hố. Thị

trường nội địa sẽ được quan tâm nhiều hơn, bên cạnh việc thúc đẩy xuất

khẩu.

Theo Quyết định 443 do Thủ tướng ban hành và có hiệu lực ngày 04/04/2009 về hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung,

dài hạn để đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Các khoản vay trung, dài hạn được hỗ trợ lãi suất là những khoản vay ngân hàng bằng VND theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức, cá nhân thực hiện

đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ký kết trước

và sau ngày 01/04/2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 01/04/2009 đến

31/12/2009 được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế

độ báo cáo thống kê thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế. Mức hỗ trợ lãi suất

tiền vay là 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 24 tháng, kết thúc ngày 31/12/2011.

Theo Quyết định 497 do Thủ tướng ban hành ngày 17/04/2009 về việc hỗ trợ lãi suất mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Các khoản vay ngắn hạn,

trung hạn ngân hàng bằng VND theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong thời gian từ 01/05/2009 đến 31/12/2009 của các tổ chức, cá nhân mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Được hỗ trợ bù lãi suất 4% hoặc được hỗ trợ 100% lãi suất vay tùy theo từng loại máy móc thiết bị và loại vật tư.

Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính,

dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đến ngày 10/9/2009 là

401.032,42 tỷ đồng.

2.4.2 Thực hiện chính sách giảm thuế, hoãn thuế

Nhằm tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ để kích cầu trong giai

đoạn suy thoái kinh tế, ngồi việc Chính phủ sẽ bơm tiền thơng qua tín

dụng vào nền kích tế để kích thích tăng cầu tiêu dùng và hạ lãi suất thơng qua chính sách bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp mà Chính phủ đang tiến hành thì Chính phủ cịn dùng biện pháp tài khóa để kích cầu đầu tư như giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng

trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội đồng thời giao cho Bộ Tài chính thực hiện giảm, giãn thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chẳng hạn, theo thông tư số 03/2009/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 13/01/2009 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quí 4/2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 và doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thời gian gia hạn nộp thuế là 9 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Theo thông tư số 13/2009/TT- BTC của Bộ tài chính ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa,

dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn thì doanh nghiệp được giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng trong thời gian từ ngày 01/02/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có mức thuế thay đổi so với năm 2008 như than đá, đất, đá, cát, sỏi, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; ôtô và linh kiện ôtô như động cơ, hộp số, bộ ly hợp, sản phẩm bê tông công nghiệp; sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu.

Theo thông tư số 27/2009/TT- BTC của Bộ tài chính ngày 06/02/2009

hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân thì thời gian được giãn nộp thuế: từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009. Đối tượng được giãn là các cá nhân có cư trú và khơng cư trú có thu nhập chịu

thuế từ kinh doanh, thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.

Ngày 19/06/2009 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, ngân sách nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ năm 2009 và miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân. Quốc hội quyết định miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã giãn từ tháng 01/2009 đến hết tháng 06/2009 và tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/07/2009 đến hết năm 2009 đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.

2.4.3 Những tác động tích cực và mặt trái của những chính sách

Mục tiêu chính của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sự ổn định để giữ vững tăng

trưởng cho nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Với nguồn vốn tín dụng được hỗ trợ, cùng với chính sách giảm, giãn nộp thuế các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh với chi phí thấp hơn, dần dần khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.

Gói kích cầu của Chính phủ đưa ra khá kịp thời, tạo cú hích tốt cho nền kinh tế đang trong tình trạng suy giảm, đem lại những kết quả tích cực. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực, phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ.

Nhiều chính sách ưu đãi về thuế của Chính phủ tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự hỗ trợ kịp thời của gói kích thích về thuế, đã đem lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế: Sức mua trên thị trường tăng lên, thị trường chứng khoán bắt đầu hồi phục, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần ổn định

và đặc biệt là nguy cơ bị mất việc làm của người lao động đã giảm xuống. Tác động của việc giảm, giãn thuế là rất rõ rệt. Thuế thu nhập cá nhân giúp người lao động có thêm thu nhập, kích thích tiêu dùng; thuế giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp giảm giá để cạnh tranh. Sự chia sẻ của Nhà nước

vào đúng thời điểm khó khăn đã tạo lịng tin, sự an tâm cho doanh nghiệp.

Những kết quả đạt được trên một lần nữa cho thấy, chính sách an dân của

Đảng và Nhà nước đã phát huy tác dụng và đúng hướng, được cộng đồng

doanh nghiệp, người dân đồng tình và đánh giá cao. Câu chuyện về thuế

nổi lên như một chủ đề chính của tồn xã hội.

Chương trình hỗ trợ lãi suất, khơng chỉ giúp các doanh nghiệp ổn định

hoạt động sản xuất, kinh doanh mà cịn tác động tích cực tới tình hình kinh tế vĩ mơ, giúp nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy giảm. Chương trình là một giải pháp đưa ra kịp thời giữa lúc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đơng đảo doanh nghiệp, hộ sản xuất, chủ thể kinh tế tạo động lực để duy trì sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm cơ hội phát triển mới. Nhiều doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường trong và ngoài

nước.

Khả năng tạo việc làm cho người lao động của các doanh nghiệp cũng có những biến động tích cực. So với thời điểm trước khi nhận được hỗ trợ lãi suất vốn vay, nhiều doanh nghiệp vì tiết kiệm chi phí nên phải liên tục cắt giảm lao động nhưng sau khi được hỗ trợ lãi suất nhiều doanh nghiệp

đã bắt đầu tuyển dụng thêm lao động. Đặc biệt hơn nữa là khơng cịn doanh

nghiệp nào ở tình trạng nợ lương cũng như chưa đóng bảo hiểm xã hội cho

người lao động như trước đây.

Bên cạnh những ưu điểm trên, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng có những mặt trái của nó, có tác động xấu tới doanh nghiệp và nền kinh tế:

Thứ nhất, về nguồn cung tiền để hỗ trợ lãi suất. Nếu nhà nước sử dụng các nguồn tiền sẵn có từ các quỹ dự trữ thì khơng có vấn đề gì. Nhưng nếu quỹ dự trữ không đủ, một hoặc nhiều các kịch bản sau đây sẽ được thực hiện:

Nhà nước phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nhưng nếu phát hành trái phiếu trong nước thì khơng đạt được mục đích kích cầu, vì những

khoản tiền đáng lẽ sẽ dùng để mua hàng hoá, dịch vụ lại chuyển thành mua trái phiếu, và hệ quả kéo theo là, doanh nghiệp sẽ không bán được nhiều

hàng hoá như mong đợi. Như vậy, nhà nước chỉ có thể phát hành trái phiếu ở nước ngoài. Tuy nhiên, kinh tế thế giới đang suy thối, nên cũng khơng

dễ dàng gì.

Nhà nước sẽ khơng thanh tốn ngay các khoản bù lãi suất cho ngân

hàng. và như vậy, nguồn vốn thật của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Ngân

hàng sẽ khơng có đủ tiền để tiếp tục cho vay. Tức là, cơ chế bù lãi suất sẽ không thể tiếp tục. Vấn đề chỉ là, ngân hàng có khả năng xoay sở đến đâu.

Nhà nước sẽ phát hành tiền để thanh toán cho các ngân hàng. Về mọi phương diện, đây không phải là một giải pháp thơng minh. Nó sẽ làm mất giá đồng tiền và lạm phát sẽ tiếp tục xảy ra.

Thứ hai, chính sách của nhà nước có thể sẽ bị lợi dụng. Những hình thức lợi dụng cơ bản là:

Sử dụng tiền để quay vòng. Hiện nay, lãi suất huy động vốn khoảng 7%

đến 8%/năm, rất có thể trong thời gian tới cịn tăng vì các ngân hàng phải tăng cường nguồn vốn để cho vay hỗ trợ lãi suất (mà dựa vào đó, ngân

hàng cũng có lợi). Sẽ có nhiều doanh nghiệp lập dự án để vay vốn, nhưng

sau đó bằng những cách khác nhau, gửi lại khoản tiền này vào ngân hàng và hưởng chênh lệch (khoảng 1,5%/năm). Hãy tưởng tượng, nếu số tiền vay đó là 100 tỷ đồng, thì một năm, doanh nghiệp hưởng không khoản tiền

1,5 tỷ đồng mà chẳng cần làm gì cả: Không thêm hàng hố, khơng thêm việc làm). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng cơ chế hỗ trợ lãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)