Thực hiện chính sách tiết kiệm nhằm giảm chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76)

3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế

3.2.4.2 Thực hiện chính sách tiết kiệm nhằm giảm chi phí

Trong bối cảnh nền kinh tế cũng như doanh nghiệp chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toán cầu. Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện phương châm thắt lưng buộc bụng nhằm duy trì và giữ vững hoạt

động sản xuất kinh doanh. Cắt giảm chi phí là việc làm đầu tiên cần nghĩ đến trong giai đoạn khó khăn về vốn và kinh danh ế ẩm. Các doanh nghiệp

hoặc chưa thật sự cần thiết, những phí phạm dù là nhỏ nhất,… nhằm tiết kiệm chí phí giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Có rất nhiều giải pháp khác nhau để doanh nghiệp thực hiện chính sách tiết kiệm giảm chi phí như: Tinh giảm nhân lực đối với những nhân sự

chưa thực sự cần thiết, tinh giảm bộ máy gián tiếp ở văn phòng và các đơn

vị thành viên, cơ cấu lại lao động trực tiếp một cách hợp lý, hợp tình; Tìm nguồn đầu vào với giá thích hợp hơn nhằm hạ giá thành sản xuất, giảm giá

bán, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; Đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động để tiết kiệm chi phí lãi vay bằng cách áp dụng chính sách điều chỉnh

giá linh hoạt hơn, tăng tỷ lệ chiết khấu hoặc thưởng thanh toán để rút ngắn thời hạn thanh toán từ các nhà phân phối và đại lý; Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu nội bộ như quy định về tiêu chuẩn sử dụng xe công ty của nhân viên, quy định mức tiền điện thoại, mức phí cơng tác,… cho phù hợp với thực tế hơn; Xem xét lại các chương trình quảng cáo, marketing có thể chuyển sang những hình thức tiếp thị khác tiết kiệm hơn; …

Thực hiện chính sách tiết kiệm để giảm chi phí trong giai đoạn khó

khăn mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp

cần phải khôn ngoan để lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp không thể phát triển được khi khủng hoảng qua đi.

3.2.4.4 Thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, cũng làm bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp. Đây là cơ hội để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình từ đó doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược kinh doanh, tổ chức lại quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm,… cho phù hợp với giai

Trong thời buổi khó khăn, các doanh nghiệp nên tập trung vào những thế mạnh sẵn có của mình, rà sốt lại và tuần tự ưu tiên phát triển những sản phẩm đem lại doanh thu ổn định, tạm dừng đầu tư vào những sản phẩm

chưa có lãi nhiều và điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho sát với tình hình thực

tế.

Một số doanh nghiệp trước đây chỉ chú trọng xuất khẩu, mà thiếu đi sự phát triển thương hiệu và niềm tin của thị trường trong nước nên khi xuất khẩu gặp khó khăn thì doanh nghiệp quay về thị trường trong nước thì khơng thể tiêu thụ được sản phẩm làm cho doanh nghiệp lâm vào hồn cảnh vơ cùng khó khăn. Do đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong

nước, mở rộng thị phần nội địa là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền

vững trước khi xâm nhập thị trường nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi phương thức kinh doanh từ việc chạy đua theo giá rẻ chuyển sang chú trọng vào chất lượng và sáng tạo. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng những thương hiệu mạnh có tên tuổi quốc tế, mở rộng và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu, tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu.

3.2.5 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tại doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý

Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đều chưa thiết lập

được hệ thống quản trị rủi ro nên doanh nghiệp chưa thể phát hiện hoặc dự

báo những nguy cơ có khả năng phát sinh làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp.

Trong thời điểm hiện nay, những doanh nghiệp có hệ thống quản lý rủi ro tốt sẽ làm chủ được tình hình. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xem xét lại hoạt động xem có cần điều chỉnh ở khâu nào hay không, và

quyết định kịp thời. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần củng cố hệ thống quản lý rủi ro để đề phòng những thay đổi trên thị trường.

Chính trong các cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp lại học hỏi được nhiều điều từ thực tiễn và từ kinh nghiệm của các công ty khác. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực và trình độ quản lý để có thể điều hành doanh nghiệp hiệu quả, nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường cũng

như đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp. Khả năng quản lý yếu kém là biểu hiện chung của các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn của nhà nước.

Thiết lập những hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và phức tạp của doanh nghiệp. Những hệ thống này đòi hỏi phải đủ hiệu quả để giúp nhà quản lý kịp thời phát hiện những nguy cơ có khả năng ảnh hưởng

đến khả năng tồn vong của doanh nghiệp. Hệ thống quản trị rủi ro có trách

nhiệm: Xác định những rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải; Liệt kê danh sách các rủi ro; Xác định phương án đối phó với rủi ro như chuyển rủi

ro (thường là qua những công ty bảo hiểm) hoặc các biện pháp khác nhằm

giảm thiểu, kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho doanh nghiệp; Giám sát

thường xuyên thông qua phương pháp báo cáo rủi ro ngày càng hoàn thiện

và tiếp thu những bài học và phản hồi về những tác động tới doanh nghiệp.

3.3 Khủng hoảng tài chính là cơ hội cho một số doanh nghiệp phát triển và chiếm thị phần

Khủng hoảng kinh tế đã đẩy doanh nghiệp lâm vào hồn cảnh vơ cùng

khó khăn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nhận thức kịp thời, phân tích được

tình hình cụ thể và ứng phó linh hoạt trong bối cảnh biến động kinh tế thì có thể biến những khó khăn thành những cơ hội cho doanh nghiệp phát triển và chiếm thị phần.

Điển hình như doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách bán hàng với giá

kinh tế. Doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần, phát triển

thương hiệu do tác động của khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng phải tiết

kiệm hơn nên họ có xu hướng chuyển sang tiêu dùng những mặt hàng giá cả phải chăng và chất lượng cao.

Cuộc khủng hoảng hiện nay chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tái

đầu tư thực hiện đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại hơn. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp nước ngoài bị phá

sản, họ cần thanh lý máy móc thiết bị có trình độ cơng nghệ cao, giá rẻ, sẽ là một cơ hội tốt nếu các doanh nghiệp biết cách mua các máy này. Bên cạnh đó, với nguồn vốn vay trung, dài hạn được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để đầu tư máy móc thiết bị là một cơ hội tốt để doanh nghiệp có nguồn

để mua các máy móc thiết bị này để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng

sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trong nền kinh tế, thách thức và cơ hội luôn đi liền với nhau. Người Việt Nam chúng ta có ưu điểm lớn đó là lạc quan và linh hoạt trong mọi tình huống, đây cũng là cơ hội để cho doanh nghiệp Việt Nam tái cấu trúc doanh nghiệp và phương pháp kinh doanh để vững bước tiến trong hội nhập.

KẾT LUẬN

Ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong giai

đoạn khủng hoảng kinh tế tồn cầu hiện nay. Tác động của khủng hoảng

lên nền kinh tế và các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, nó

khơng phụ thuộc vào ý chí hay mong muốn của bất kỳ ai. Thời gian

qua chúng ta phải đối mặt với những tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng như: Thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng,

đóng băng của thị trường bất động sản, sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm gặp nhiều khó khăn, thị trường ngoại hối, vàng liên tục biến

động, … đã làm ảnh hưởng đến nục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của quốc gia.

Nhằm giảm tác động của khủng hoảng kinh tế toán cầu, giúp doanh nghiệp nhanh chống thốt khỏi những khó khăn trước mắt và nhanh chống

đưa nền kinh tế phát triển lại như bình thường. Chính phủ đã đề ra nhiều

chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh,

ngăn ngừa lạm phát, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội như: Thực

hiện gói kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn, góp phần tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải; Thực hiện chính sách miễn, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, … Tuy nhiên, những giải pháp chủ yếu là dùng để đối phó trong ngắn hạn, giúp doanh nghiệp ổn định tạm thời và hy vọng sẽ vượt

qua được giai đoạn khủng hoảng.

Khủng hoảng rồi sẽ qua đi, nhưng hậu quả mà nó để lại cho doanh nghiệp thì khơng vẫn cịn mãi. Vì thế, trãi qua khủng hoảng, các doanh nghiệp cần rút ra được những bài học quý giá cho mình. Hơn ai hết, họ phải nhận thức nghiêm túc về tác động của khủng hoảng, ứng biến linh hoạt để đối phó với khủng hoảng, điều chỉnh lại chiến lược và kế hoạch

kinh doanh, bố trí lại sản xuất và cơ cấu lại các nguồn lực,… Làm tốt những điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, duy trì tăng trưởng phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và ít phụ thuộc vào những biến

động từ bên ngồi địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình một

lớp bảo vệ vững chắc đó là sự lành mạnh về tài chính, thị trường ổn định và tiềm năng phát triển cao.

Từ những phân tích như trên trong luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của khủng hoảng kinh tế và những tác động của nó đến nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam. Góp phần tạo sự phát triển bền vững, mạnh mẽ cho nền kinh tế và

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Sơn (năm 2009), “Vượt qua khủng hoảng kinh tế”. Nhà xuất bản Thống kê.

2. Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Ngọc Định (chủ biên) 2003, “Tài chính Quốc

Tế”, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) 2004, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”. Nhà

xuất bản Thống Kê (tái bản lần 2).

4. Nhóm biên soạn truyền thông hợp điểm, chủ biên Phúc Tiến (tháng 12/2008), “Bươn chải trong khủng hoảng”. Nhà xuất bản Trẻ.

5. Nguyễn Thị Ngọc Trang (chủ biên) 2005, “Quản trị rủi ro tài chính”. Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Bagus, P. and M. Schiml, (2009), "The Insolvency of the FED," Mises

Daily.

7. Garrison, R., (2001), "Time and Money: The Macroeconomics of Capital Structure", Routledge, London.

8. Murphy, R., (2008). "Did the FED Cause the Housing Bubble?" Mises

Daily.

9. Reisman, (2009), "Falling Prices Are the Antidote to Deflation," Mises

Daily.

10. PETER D.SCHIFF and JOHN DOWNES, Thu Hương và Mai Hường dịch, Nguyễn Hải và Việt Dũng hiệu đính (năm 2009), "Miếng bánh ngon bị bỏ quên – Kiếm lời từ khủng hoảng tài chính”. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

11. GEORGE SOROS, Phạm Tuấn Anh và Hoàng Hà dịch (năm 2008), “Mơ thức mới cho thị trường tài chính – Cuộc khủng hoảng năm 2008 và ý nghĩa của nó”. Nhà xuất bản Tri thức.

12. Shostak, F., (2008). "Are Fannie and Freddie Too Big to Fail?" Mises

13. Báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, 2008,

đến tháng 07/2009

14. Tạp chí Phát triển kinh tế, tạp chí Đầu tư chứng khốn, tạp chí Ngân hàng.

15. Thời báo kinh tế Sài Gòn

16. Thời báo kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Times)

17. Báo Sài Gịn giải phóng - đầu tư tài chính, báo Tuổi Trẻ, báo Người lao

động, báo Tiền phong, …

18. Báo điện tử: VnExpress, VnEconomy, VietNamNet, … 19. Các website: www.tgvn.com.vn www.dantri.com.vn www.hsx.vn www.sjc.com.vn www.sbv.gov.vn www.vietcombank.com.vn www.vietinbank.vn www.baomoi.com, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)