Phát triển thị trường nội địa là lựa chọn thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 76)

3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế

3.2.4.1 Phát triển thị trường nội địa là lựa chọn thích hợp

Hiện nay, cả nước có khoảng 350 nghìn doanh nghiệp, trong đó khoảng

65 đến 70% số doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất và phân phối sản

phẩm. Trong số này có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu từ 60 đến

95% lượng sản phẩm làm ra, nhiều doanh nghiệp khi thị trường xuất khẩu

thịnh vượng đã không quan tâm đến nhu cầu nội địa. Vì vậy, thị trường trong nước đầy tiềm năng bị lãng quên. Việc khai thác và mở rộng thị phần

tại thị trường nội địa cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp hạn chế được những tác động bất lợi từ bên ngoài.

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số Việt Nam gần 86 triệu dân,

trong đó một nửa dân số trẻ, có độ tuổi dưới 35. Đặc biệt có 72% dân số

sống ở nông thôn, khu vực được cho là thị trường đầy tiềm năng nhưng hiện nay còn bỏ ngỏ, trong tương lai gần có thể sẽ có sức mua tăng đột biến khi các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn phát huy hiệu quả.

Thị trường nội địa đã có quy mơ khá lớn là một trong những nhân tố quyết định thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy

thoái, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam thì thị trường nội địa là một địa chỉ tin cậy cần được tập trung khai thác.

Điển hình, những năm 1999-2002, nhiều nhà xuất khẩu lớn tại Việt Nam như may Việt Tiến, may Nhà Bè, May 10, các công ty xuất khẩu thủy

sản An Giang, Kiên Giang, các tổng công ty Intimex, thực phẩm miền bắc, Sài Gòn Co. op... khi thị trường xuất khẩu thu hẹp đã nhanh chóng chuyển

hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước bằng cách hạ giá bán, tăng cường tiếp thị, tăng cường đưa hàng về các khu vực có nhu cầu lớn, dân cư đơng mà trước đây cịn bỏ trống. Chỉ một thời gian khơng dài thị phần nội địa của các doanh nghiệp này đã có bước tăng trưởng nhanh chóng, tuy lợi

nhuận có giảm, thậm chí có sản phẩm hịa hoặc lỗ một chút nhưng cái được lớn nhất là uy tín, lịng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm được ghi nhận, tạo nên thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm sản xuất trong nước, gắn kết giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, nhà phân phối.

Ðây là một bài học quý giá mà các doanh nghiệp còn quá mải mê với xuất khẩu cần nghiên cứu. Các nhà sản xuất, phân phối đang lay hoay để tìm lối ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh cộng với lãi suất ngân hàng tuy có hạ nhưng vẫn cịn rất cao so với thực tiễn sản xuất, kinh doanh nếu chiếm lĩnh được thị trường nội địa sẽ thu hồi quay vòng nhanh đồng vốn,

hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)