Xuất khẩu năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46)

- 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 01/2009 02/2009 03/2009 04/2009 05/2009 06/2009 07/2009 Tháng G t r (t r iệ u U S D ) Tổng giá trị xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê

BIỂU ĐỒ 2.10: XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHỦ YẾU (năm 2009) - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 01/2009 02/2009 03/2009 04/2009 05/2009 06/2009 07/2009 Tháng G t r (t r iệ u U S D ) Dầu thô Hàng dệt may Dày dép Café Thủy sản Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tính chung 07 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 32,3 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2009 đều tăng về lượng nhưng do giá trên thị

trường thế giới giảm nên kim ngạch nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giảm.

2.2.6 Thất nghiệp

Năm 2007, Việt Nam có khoảng 44,2 triệu dân số trong độ tuổi lao động và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội công bố là 4,64% (tương đương khoảng 2 triệu người). Năm 2008,

tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam là 4,65% dân số trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, do suy giảm kinh tế đã tác động đến nền kinh tế nước ta và các

doanh nghiệp nên từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động. Theo bản báo cáo của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đốn của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 cơng nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009.

Số liệu thống kê về thất nghiệp hiện tại chưa có một số liệu chính thức

nào được cơng bố. Tuy nhiên, theo dữ liệu thống kê thì GDP suy giảm 1%

thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0,35%. Nếu tăng trưởng GDP chỉ cịn 4,5% so với kế hoạch 6,5% thì sẽ có thêm 300 ngàn người thất nghiệp. Do đó, nếu khơng tạo được việc làm mới thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đến 7% tương

ứng 3,4 triệu người thất nghiệp tại Việt Nam.

2.3 Những khó khăn của doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hiện nay khủng hoảng tài chính hiện nay

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn hiện nay là trầm trọng nhất trong 100 năm trở lại đây và sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.

So với các nước tư bản có nền kinh tế thị trường hàng trăm năm nay, các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường. Mặt khác, do có sự bảo hộ của nhà nước quá lâu nên gây ra tâm lý ỷ lại, chủ quan từ phía các doanh nghiệp. Nên một khi khủng

hoảng tài chính xảy ra hoặc bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vô cùng bị

động, cứ loay xoay để tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp trong thời kỳ

khủng hoảng.

Khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong giai đoạn khủng hoảng thì rất nhiều nhưng do thời gian và độ dài của luận văn

hạn chế nên tác giả chỉ trình bài những khó khăn chủ yếu của các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

2.3.1 Về huy động vốn

Môi trường kinh doanh luôn biến động, nhưng khả năng biến đổi để

thích ứng của các doanh nghiệp này rất hạn chế. Thị trường tài chính, thị trường vốn tại Việt Nam chưa thực sự đa dạng nên khả năng huy động vốn

không ổn định, doanh nghiệp dễ bị động về vốn đặc biệt là trong giai đoạn khủng khoảng tài chính – tiền tệ. Khi đó các tổ chức tín dụng, phi tín dụng

đều khan hiếm vốn, các kênh huy động vốn khác trở nên khó khăn làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh

nghiệp.

2.3.1.1 Huy động vốn qua ngân hàng

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay mà bắt nguồn

từ việc các ngân hàng cho vay mua bất động sản tạo nên bong bóng bất

động sản tại Mỹ. Các ngân hàng trở nên khan hiếm tiền do khách hàng mất

khả năng trả nợ khi thị trường bất động sản lao dốc và các ngân hàng đang

Ảnh hưởng bởi tình hình trên và tình hình thực tế tại Việt Nam: Một tỷ

trọng lớn vốn cho vay của Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân

hàng được tập trung vào khu vực bất động sản. Khi bất động sản đóng băng, giá bất động sản liên tục sụt giảm. Các ngân hàng thì khát vốn do

nguồn thu nợ bị hạn chế, người dân mất niềm tin vào ngân hàng nên chuyển sang mua vàng nhằm cất trữ giá trị nên để huy động vốn các ngân hàng liên tục tăng lãi suất và đương nhiên là lãi suất huy động tăng cao thì lãi suất cho vay cũng tăng rất cao. Một khi lãi suất vay ngân ngân hàng quá cao thì doanh nghiệp phải cân nhắc và tính tốn thật kỹ lưỡng trong quá trình huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất. Mặt

khác, do lượng tiền tại các ngân hàng bị thiếu hụt nên điều kiện để doanh

nghiệp được vay tiền tại các ngân hàng trong giai đoạn này là vơ cùng khó

khăn. Có nhiều nguyên nhân cản trở doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong đó lãi suất đứng hàng đầu, tiếp đến là khó khăn về điều kiện thế

chấp, thủ tục vay, các điều kiện về thời hạn cho vay, phí dịch vụ…

Bên cạnh đó, do thâm hụt thương mại kéo dài, chính phủ áp dụng chính sách lãi suất vay nội địa cao để thu hút đầu tư nước ngoài (chủ yếu là thu

hút đầu tư tài chính). Kết quả là đã khơng khuyến khích được doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô sản xuất, hiệu quả sản xuất không cao, khả năng cạnh tranh kém.

Nếu lãi suất cho vay quá cao kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Có ba điểm khó khăn để doanh nghiệp có thể huy động vốn

qua ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng. Thứ nhất là ngân hàng hạn

chế cho vay, chỉ cho vay những khách hàng cũ, mà khách hàng cũ cũng chỉ cho vay chủ yếu là ngắn hạn, nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30%. Nếu ngân hàng có tiền, mà tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên cũng không dám cho vay. Ngân hàng cho vay càng nhiều, lỗ càng nhiều vì chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (sau khi tính dự

trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản) âm. Thứ hai, doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, trong khi nhu cầu vay vốn tăng do giá nguyên liệu

tăng, đòi hỏi đổi mới thiết bị, công nghệ. Thứ ba, do lãi suất biến động, có

những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn.

Trước đây lãi suất vay cố định hàng tháng, hàng quí, nay doanh nghiệp

phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi suất 15 ngày/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp không xoay xở kịp, không lên

được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị động về chi phí đầu vào cho

giá thành sản phẩm. Lãi suất không ổn định là điểm đặc trưng của giai đoạn này làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tính tốn kinh doanh.

Nhìn chung trong giai đoạn khủng hoảng tài chính doanh nghiệp rất khó

khăn trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mở rộng

sản xuất qua ngân hàng vì lý do hiệu quả kinh doanh khơng đủ bù đắp cho lãi vay phải trả hoặc nếu hiệu quả kinh doanh đủ để bù đắp lãi vay thì doanh nghiệp cũng khó có thể vay được tiền từ ngân hàng do ngân hàng khan hiếm tiền và điều kiện cho vay khó khăn.

2.3.1.2 Huy động vốn thơng qua thị trường chứng khoán

Một kênh huy động vốn khác mà các doanh nghiệp có thể chờ đợi để thay thế nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, kênh huy động từ thị trường chứng khoán của doanh nghiệp kể từ khi Việt Nam bắt đầu chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính tồn cầu là rất khó khăn và khơng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cổ

đông. Kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của nhiều công ty đã

khơng thành cơng trọn vẹn, thậm chí thất bại hồn tồn do thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh và kéo dài. Huy động vốn qua thị trường chứng

khoán tại Việt Nam năm 2008 đã giảm 77% so với năm 2007, trong khi đó, thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2009 vẫn thực sự ảm đạm.

Trong giai đoạn khủng hoảng này, phát hành cổ phiếu trên thị trường

chứng khốn thực sự khó khăn và khơng được các doanh nghiệp Việt Nam áp do giá cổ phiếu thấp đã dẫn đến việc thu lại tiền mặt không đáng kể trong hoạt động phát hành cổ phiếu, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khốn xuống thấp nên có thể phát hành khơng thành công.

2.3.1.4 Chuyển động vốn trên thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản đã và đang trải qua giai đoạn ảm đạm, số lượng hợp đồng chuyển nhượng thành công đã giảm nghiêm trọng đến 30-40% so với cuối 2007. Nguồn cung tăng khi các nhà đầu cơ đang cố gắng bán các

lô đất và căn hộ, trong khi cầu thì đang giảm. Những người có nhu cầu thì

muốn đợi một thời gian nữa, không muốn tiến hành giao dịch trong lúc này, bởi vì họ hy vọng họ sẽ mua nhà sau đó, khi giá đã giảm nhiều hơn.

Các nhà đầu cơ cũng khơng muốn mua vì họ nhận thấy thị trường đang đóng băng nên họ sẽ rất khó bán để thu hồi vốn chưa kể rủi ro bất động sản

có thể giảm giá thêm.

Các Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong giai đoạn khủng

hoảng kinh tế tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Thị trường bất động sản đang phải trải qua cơn khát vốn chưa từng có do các ngân hàng hạn chế tối đa cho vay đầu tư bất động sản, đây là biện pháp mạnh của Nhà nước nhằm đánh vào nạn đầu cơ bất động sản vốn đang rất phỗ biến và là một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên, chủ trương này đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản vì khơng có kinh phí để tiếp tục thực hiện dự án cộng với lãi suất tăng cao quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là những bài tốn hóc búa mà các doanh nghiệp gặp phải trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Ngoài ra, một vấn đề rất nan giải cho các công ty kinh doanh bất động sản Việt Nam trong giai đoạn này là tìm đầu ra cho dự án. Khơng có đầu ra thì đồng nghĩa với không thể thu hồi vốn để tái đầu tư được. Tốc độ luân chuyển vốn chậm cộng với giá bất động sản liên tục giảm làm cho lợi nhuận sụt giảm và thua lỗ, nếu kéo dài thì một số doanh nghiệp có thể phải lâm vào tình trạng phá sản. Hàng loạt đại gia trong làng địa ốc phải công bố giảm giá bán nhà, có những căn hộ cao cấp ở vị trí đắc địa giảm giá đến 45%. Nếu như trước khủng hoảng kinh tế, người dân và nhà đầu tư phải xếp hàng (có khi cả ban đêm) hoặc đăng ký trước cả tháng mới mua được

căn hộ thì nay tình hình đã khác. Ngồi việc giảm giá bán nhà, nhiều doanh

nghiệp còn tăng cường khuyến mãi, tích cực tìm các kênh vay vốn cho

khách hàng, tăng thời gian trả góp...

Nguyên nhân là thời điểm này, mua nhà đất chủ yếu là những người có nhu cầu thực, khơng cịn mang nặng tính đầu cơ như trước đây. Hơn nữa,

tâm lý đầu tư theo phong trào khơng cịn nữa do nhiều người đã rút ra bài

học “không nên chạy theo đám đơng”.

Điều này cũng có nghĩa nhà đầu tư đã bình tĩnh và khơn ngoan hơn khi

nhìn nhận thị trường. Do vậy, theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, các công ty địa ốc đã hết cơ hội làm giá.

Xu hướng giảm giá vẫn là chủ đạo trong thời gian qua. Nhiều chuyên

gia kinh tế cùng nhận định, trong điều kiện khủng hoảng, các công ty địa ốc không thể tiếp tục “làm mưa, làm gió” trên thị trường, từ đó phải thay đổi chứ khơng thể cứ giữ mãi mức kỳ vọng lợi nhuận cao như trong năm 2007.

Việc giảm giá căn hộ là lựa chọn thơng minh nhằm nhanh chóng thu hồi một lượng vốn lớn đã chôn khá lâu, trong khi tính thanh khoản của thị

trường ngày càng yếu và những cơ hội kinh doanh mới khơng có mà lãi suất ngân hàng hằng ngày vẫn phải gánh chịu. Giảm giá là một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay để giải quyết bài toán kinh doanh. Xu

hướng giảm giá bất động sản là tất yếu. Bên cạnh đó, để kích thích sức mua, cần cả những yếu tốt quan trọng khác như môi trường sống, các dịch vụ tiện ích, an ninh...

2.3.2 Về sản xuất kinh doanh

Khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế trên tồn cầu và sự biến động phức tạp của giá vật tư, nhiên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, xuất khẩu đã tác động mạnh, làm cho sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp bị giảm sút mạnh, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng sản xuất để hạn chế bị thua lỗ. Ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp khi không

đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra, gây khó khăn trong việc chia cổ tức làm giảm

giá cổ phiếu của doanh nghiệp; Doanh nghiệp không thể định hướng hay lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Ngồi ra cịn làm ảnh

hưởng việc làm, thu nhập và cuộc sống của nhiều người lao động. Tác động trực tiếp đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc gia, đảm bảo an sinh

xã hội.

Khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong giai đoạn suy thối kinh tế thì rất nhiều nhưng những khó khăn lớn nhất phải kể đến là thiếu hụt vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, vốn cho hoạt động đầu tư,

khó khăn từ đầu vào đến đầu ra. Khi doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư, sản

xuất kinh doanh thì vấn đề đặt ra là giá nguyên vật liệu đầu vào quá cao nên doanh nghiệp phải cân nhắc có nên sản xuất hay khơng để đảm bảo có lãi và duy trì hoạt động sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn lo ngại khi đầu tư và sản xuất thì hàng hóa bán cho ai đây là một bài tốn hóc búa

đặt ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Theo số liệu thống kê thì kết thúc q 1/2009, ngành cơng nghiệp cả

nước đạt mức tăng trưởng 2,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,3%

của cùng kỳ năm 2008. Điều đáng lo ngại hơn chính là nhiều doanh nghiệp

phẩm là một yêu cầu bức thiết. Đối với ngành dầu thực vật, trong 3 tháng

đầu năm sản lượng dầu tinh luyện chỉ đạt 127.200 tấn, giảm 14,5% so với

cùng kỳ năm 2008 vì xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều giảm. Cũng trong những tháng đầu năm, lượng giấy báo, giấy in, giấy viết tồn kho của ngành giấy có lúc lên đến trên 100.000 tấn. Nhiều nhà máy đã dừng sản xuất vì kho chứa hàng đã đầy và thiếu vốn để tiếp tục sản xuất. Các ngành khác cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự.

Thu hẹp sản xuất và sản xuất cầm chừng là lựa chọn của đa số doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng tài chính và những tác động đến các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)