Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn từ nay đến năm 2015 tại NHTMCP á châu (Trang 48 - 50)

TRỢ DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.2.3.3 Những mặt hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả rất lớn trong cơng tác cho vay DNVVN tại

ACB trong thời gian qua nhưng cũng cĩ khơng ít hạn chế và tồn tại cả về phía ACB và các DNVVN.

Về phía DNVVN

Nhìn chung DNVVN vay vốn tại ACB rất hạn chế về nguồn lực tài chính, các

qui định pháp luật về hợp đồng kinh tế, qui định về tài chính, kế tốn, thống kê.

Phần lớn DNVVN đều là Cơng ty TNHH nên việc chứng minh năng lực tài chính thực tế của đơn vị rất hạn chế. Về tốc độ triển khai cơng nghệ mới khá chậm. Mức

độ đầu tư cho đổi mới cơng nghệ cịn rất thấp. Các doanh nghiệp tiến hành đổi mới

cơng nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu khách quan nảy

sinh trong quá trình sản xuất mà khơng cĩ kế hoạch dài hạn về đổi mới cơng nghệ.

Phương thức đổi mới cơng nghệ được sử dụng nhiều nhất là nguồn cơng nghệ nhập

khẩu từ nước ngồi. Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp đạt thấp. Bên cạnh

đĩ, sự yếu kém về thơng tin khiến các doanh nghiệp bị lệ thuộc về đơn hàng, thị trường, nguồn nguyên liệu đến cả cơng nghệ.

DNVVN tuy được ACB cung cấp vốn nhưng việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp này cịn nhiều hạn chế: thường vay vốn cĩ tài sản thế chấp, khơng cho các

doanh nghiệp này vay tín chấp hay được sự bảo lãnh của bên thứ ba cịn ít. Thường các DNVVN cĩ nhu cầu vay vốn nhưng ngân hàng chỉ đáp ứng một tỷ lệ cịn tương

đối thấp gây cản trở việc mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn

chung, các DNVVN vay vốn tại ACB hoạt động tương đối tốt khơng phát sinh nợ quá hạn cho ngân hàng nhưng hoạt động vẫn chưa phát huy hết tìm năng do thiếu vốn chưa được đáp ứng kịp thời và do bản thân trong doanh nghiệp này.

Về phía ACB

Hạn chế về nguồn vốn cho vay: Theo chính sách phát triển dài hạn của ACB thì

tỷ trọng tín dụng trong danh mục tài sản được xác định ngay từ đầu là khơng chiếm tỷ trọng chủ yếu và chính sách này ngày càng được minh chứng qua tỷ trọng lợi nhuận tín dụng qua các năm chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng lợi nhuận, thêm

vào đĩ ACB luơn thận trọng trong cho vay, tìm đối tác chất lượng. Và thực tế

cho thấy chi phí tín dụng rất cao nhất là chi phí nguồn lực và chi phí dự phịng chung. Mỗi khoản vay tăng thêm đều phải trích lập dự phịng 0,75%, tương

đương với thu nhập gộp của 4 tháng thu lãi từ hoạt động tín dụng (chênh lệch lãi

suất đầu vào – đầu ra trong cho vay chỉ khoảng trên 2%/năm). Càng tăng thêm

dư nợ thì càng phải trích lập dự phịng cao. Từ đầu năm đến nay ACB đã trích ra hơn 312 tỉ đồng dự phịng chung. Vì vậy, với lãi suất trần 10,5%/năm, trừ đi chi

phí và dự phịng, cứ cho vay tăng thêm đồng nào ngân hàng chịu lỗ đồng đĩ trong 4 tháng sau đĩ.

Đối với ACB, khĩ khăn lớn nhất hiện nay trong cho vay DNVVN là nguồn vốn

cho vay. Gần đây, do xu thế chênh lệch lãi suất sẽ giảm đi, vì ai cũng biết lãi suất

huy động đang dần tăng, trong khi lãi suất cho vay khơng tăng, nên thu nhập từ tín

dụng sẽ chỉ tăng cơ học.

 Cho vay DNVVN chi phí cao, lợi nhuận thấp, các mĩn vay bị chia nhỏ gây khĩ

khăn trong việc thu hồi vốn. Nếu xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản đảm bảo cũng

rất tốn kém và mất nhiều thời gian

 Ngân hàng thiếu các nguồn thơng tin đáng tin cậy để đánh giá doanh nghiệp.

pháp nhân khá đơn giản nhưng khơng biết doanh nghiệp ra đời cĩ thực sự hoạt động hay khơng. Hiện chưa tổ chức nào ở Việt Nam xây dựng hệ thống phân

loại và xếp hạng DNVVN để cung cấp thơng tin cho các đơn vị cung ứng vốn.

Về phía Nhà nước

Chính sách bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN chưa được triển khai; Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN tại các địa phương cũng chưa thể thành lập do cĩ sự bất cập trong các quy định của Chính phủ, trong khi đĩ, hầu hết các DNVVN lại thiếu tài sản thế chấp cho ngân hàng khi vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn từ nay đến năm 2015 tại NHTMCP á châu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)