Tài nguyên tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 26 - 29)

2.1. Các nguồn lực và điều kiện tiền đề thu hút đầu tư của tỉnh Hậu Giang

2.1.2. Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản bao gồm một số loại đất sét dẻo, sét làm gạch ngói phân bố phân tán, trữ lượng thấp. Về nước ngầm, tầng Pleistocene và Miocen có cung lượng lớn và chất lượng tốt.

Trước đây, Hậu Giang rất phong phú về hệ sinh vật rừng ngập nước; riêng khu vực lung Ngọc Hoàng được xem như là trũng ngọt lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi di tập nhiều loài thủy sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau.

Tuy nhiên, do quá trình khai thác nơng nghiệp, đơ thị hóa và dân số tăng nhanh, sinh vật tự nhiên hiện tại không nhiều. Hệ thực vật chủ yếu là tràm, chà là nước, mớp, bòng bong, choại, bồn bồn, chủ yếu chỉ tập trung tại các lâm trường thuộc huyện Phụng Hiệp. Hệ động vật trên cạn chỉ cịn các lồi chim như gà nước, le le, trích nước, giẻ giun, ...; nhóm bị sát như trăn, rắn, rùa, ... tuy khá phong phú tại vùng rừng ngập nước nhưng đang bị săn lùng ráo riết.

Hệ thủy sinh vật tương đối đa dạng hơn nhiều với 173 loài cá, 14 lồi tơm, 198 lồi thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là lồi cá đặc sản thác lác tại Long Mỹ, Vị Thủy đã bắt đầu hình thành thương hiệu địa phương. Ngồi ra, với vị trí nhiễm lợ nhẹ và chất lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành một vùng ương giống tơm càng xanh quan trọng.

Sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của Hậu Giang là 160.772 ha.

Đất nơng nghiệp chiếm đến 139.338 ha (86,67% diện tích tự nhiên), phần lớn dành cho trồng trọt với cây hằng năm là chủ lực chiếm 132.433 ha (82,37% diện tích đất tự nhiên và 95,04% diện tích đất nơng nghiệp).

Đất thủy sản chuyên chỉ có diện tích 1.657 ha (1,03% diện tích đất tự nhiên), chủ yếu là các ao hầm ven khu vực thổ cư; ngồi ra cịn có trên 7.000 ha ni thủy sản luân canh trên đất lúa, chủ yếu tại Vị Thủy và một ít tại Long Mỹ.

Đất lâm nghiệp có diện tích 3.605 ha (2,2% diện tích tự nhiên và 2,7% diện tích đất nơng nghiệp), chủ yếu là rừng tràm tại lâm trường Phương Ninh và lâm trường Mùa Xuân.

. Đất xây dựng 2.078 ha (20,6% đất chuyên dùng), bình quân đất xây dựng/đầu người là 26,3 m2, cịn thấp so với bình qn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long do chưa có nhiều các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Đất giao thơng 2.152 ha (21,3%), bình qn đất giao thơng/người là 27,3 m2, thuộc vào loại cao so với bình qn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, do sự phát triển của hệ thống tỉnh lộ và đường nông thôn.

Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 5.069 ha (50,2%), tỉ lệ đất thủy lợi/ đất nơng nghiệp là 3,8%, cịn thấp so bình quân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hiện chỉ mới đáp ứng một phần yêu cầu kiểm soát nước theo vùng lớn và điều tiết nội đồng.

Các loại đất chuyên dùng khác chiếm tỷ lệ thấp như đất an ninh quốc phòng 332 ha, đất di tích văn hóa - lịch sử 52 ha, đất làm vật liệu xây dựng 6 ha, đất nghĩa trang- nghĩa địa 328 ha, đất chuyên dùng khác 79 ha.

Đất ở chiếm 4.102 ha (2,6% diện tích tự nhiên) trong đó đất ở đơ thị 954 ha (23,3%), đất ở nơng thơn 3.148 ha (76,7%). Bình qn đất ở/người là 52 m2, thuộc vào loại cao so với bình quân Đồng bằng sơng Cửu Long, đáng lưu ý là bình qn đất ở/người đơ thị là 73 m2, cao hơn khu vực nông thôn (48 m2), cho thấy các đô thị của tỉnh Hậu Giang chỉ mới trong bước đầu phát triển, nhưng đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và xây dựng mới các đô thị đạt chuẩn sau này.

Đất chưa sử dụng, sơng rạch chiếm diện tích 8.334 ha (5,2% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng 732 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng 1.160 ha và sông rạch 6.442 ha.

Bảng 2.1Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2003-2007

Đơn vị: hecta

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Cơ cấuchung 2007

Cơ cấu loại đất

Tổng diện tích 160.772 160.772 160.772 160.772 160.772 100,00% I. Đất nơng nghiệp 142.585 142.585 142.585 142.585 139.204 86,58%

1. Đất sản xuất nông nghiệp 137.685 137.685 137.685 137.685 132.433 82,37% 2. Đất lâm nghiệp 3.605 3.605 3.605 3.605 5.114 3,18% 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.295 1.295 1.295 1.295 1.657 1,03%

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Cơ cấuchung 2007

Cơ cấu loại đất

II. Đất phi nông nghiệp 17.259 17.259 17.259 17.259 21.371 13,29%

1. Đất ở 3.374 3.374 3.374 3.374 4.177 2,60% 2. Đất chuyên dùng 7.323 7.323 7.323 7.323 10.971 6,82% 3. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6.442 6.442 6.442 6.442 5.079 3,16% 4. Đất phi nông nghiệp khác 1.144 0,71%

III. Đất chưa sử dụng 928 928 928 928 197 0,13%

Nguồn:Cục Thống kê Hậu Giang, Niên giám Thống kê Hậu Giang năm 2007

Tóm lại, hầu hết quỹ đất của tỉnh (98,8%) đã được đưa vào khai thác sử dụng, đất chưa sử dụng cịn rất ít và có khuynh hướng giảm nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)