Mặt mạnh của môi trường đầu tư tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 55 - 58)

2.4. Phân tích mơi trường đầu tư của tỉnh Hậu Giang

2.4.2. Mặt mạnh của môi trường đầu tư tỉnh Hậu Giang

- Sự ổn định tương đối về kinh tế - chính trị, tính nhất quán trong đường lối phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng đã tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2004-2008 là khoảng 11-12%/năm.

- Ấn tượng trong thu hút đầu tư ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2007-2008 là sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ động thổ khởi cơng nhà máy đóng tàu lớn nhất ĐBSCL do tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đầu tư tại khu cơng nghiệp Sơng Hậu và sự kiện Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng dự lễ động thổ khởi công Nhà máy sản xuất bột giấy lớn nhất Đông Nam Á do tập đoàn sản xuất giấy Lee&Man Đài Loan làm chủ đầu tư. Điều này đã thể hiện thiện chí, sự quan tâm của Bộ chính trị, Chính phủ, các bộ ngành trung ương đối với tỉnh mới thành lập như Hậu Giang nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

- Sự quyết tâm của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý KCN-CCN và các ngành có liên quan của tỉnh về việc cải thiện môi trường đầu tư. Qua khảo sát thực tế, đã cho thấy rằng hầu hết các nhà đầu tư trên địa bàn đều có chung nhận xét lãnh đạo chính quyền tỉnh rất tích cực giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính của các nhà đầu tư. Dự án nhà máy giấy là ví dụ cụ thể về tổ tư vấn đầu tư của tỉnh trực tiếp tham gia và phối hợp với công ty TNHH giấy Lee & Man giải quyết dứt điểm các thủ tục liên quan đến bồi hoàn, giải tỏa cho người dân tại xã Phú Hữu chỉ trong vòng 01 ngày.

- Năm 2007, Tỉnh đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án trong và ngoài các KCN-CCN như: về miễn, giảm giá cho thuê đất, thuế,

tín dụng, ... với mức ưu đãi nhất để thu hút nhà đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn tỉnh. Chẳng hạn như:

. Căn cứ vào Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì Hậu Giang là tỉnh đặc biệt khó khăn, do đó những nhà đầu tư đến đầu tư vào địa phương sẽ được miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% thuế cho 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế, khơng phân biệt ngành nghề đầu tư; Khi nhà đầu tư ứng trước vốn để xây dựng hạ tầng thì sẽ được giảm tiền thuê đất, hoặc sẽ được trừ dần chi phí đầu tư hạ tầng vào tiền thuê đất.

. Đối với giá thuê đất của tỉnh được tính theo quy định hàng năm của Bộ Tài chính với khung giá cho thuê phù hợp, đồng thời tỉnh còn xem xét mức ưu đãi về giá thuê đất cho một số doanh nghiệp đặc biệt ưu đãi. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cịn được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất. Theo nhận định của các nhà đầu tư và các cơ quan hoạch định chính sách thì giá cho th đất và các dịch vụ khác trong các KCN- CCN tương đối thấp so với các tỉnh, thành trong khu vực. Hiện nay, đơn giá đất công nghiệp cho thuê tại khu công nghiệp Sông Hậu là 3.200 đồng/m2/năm, CCN Tân Phú Thạnh là 3.840 đồng/m2/năm, CCN TX Vị Thanh là 1.500 đồng/m2/năm, CCN TX Ngã Bảy là 2.000 đồng/m2/năm (chưa có hạ tầng), thấp hơn nhiều lần so với các khu công nghiệp ở TP Cần Thơ và các khu CN khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bảng 2.12Thơng tin so sánh chi phí thuê đất tại các KCN ở một số địa phương

Các KCN-CCN Giá th đất Phí hạ tầng

Sơng Hậu 0,2 USD/ m2/năm 0,2 USD/ m2/năm

Hòa Phú 0,2 USD/ m2/năm 0,3 USD/ m2/năm

Bình Hịa 0,3-0,35 USD/ m2/năm 0,2 USD/ m2/năm

Sa Đéc 0,3-0,75 USD/ m2/năm 0,25 USD/ m2/năm

Hưng phú 2 0,6-0,9 USD/ m2/năm 0,2 USD/ m2/năm

Mỹ Tho 0,65 USD/ m2/năm 0,85 USD/ m2/năm

- Do vị trí quy hoạch thuận lợi về mặt khoảng cách từ KCN sông Hậu và CCN Tân Phú Thạnh đến trung tâm TP Cần Thơ khoảng 10 km gần hơn so với các KCN của các tỉnh lân cận nên KCN-CCN này cũng sẽ dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực chất xám dồi dào từ TP Cần Thơ phục vụ và các nhà đầu tư có cơ hội thuận lợi trong việc tận dụng được các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như: cảng quốc tế Cái Cui, sân bay Trà Nóc, dịch vụ tài chính, dịch vụ xã hội khác, ...

- Về thủ tục hành chính: Quy trình và thủ tục thu hút vốn đầu tư của các dự án trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh được thực hiện theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” thông qua cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và Ban Quản lý KCN-CCN bằng việc rút ngắn một nửa thời gian cấp phép (Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 5 ngày do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 10 ngày làm việc do Ban Quản lý KCN-CCN cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ) so với thời gian quy định chung của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể như, quy trình và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không phải thẩm tra để cấp phép của một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL như: Hậu Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang trong thời hạn khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, riêng Trà Vinh mất khoảng 18 ngày. Còn đối với các dự án nằm trong KCN-CCN tỉnh thuộc Ban Quản lý theo quy định phải được thẩm tra trước khi cấp phép thì được tổ tư vấn của Ban Quản lý KCN-CCN tỉnh xem xét và giải quyết trong thời hạn 10 ngày, đối với các tỉnh khác như: tỉnh Trà Vinh thời hạn giải quyết mất khoảng 28 ngày, Đồng Tháp khoảng 25 ngày, Kiên Giang khoảng 25 ngày, Tiền Giang 25 ngày đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh mặc dù Ban Quản lý KCN-CCN tỉnh mới chỉ được thành lập gần 2 năm.

Bảng 2.13 Thời hạn cấp phép dự án đầu tư ở một số địa phương trong

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thời hạn cấp phép (số ngày) Địa phương Đối với dự án không

cần thẩm tra

Đối với dự án thuộc diện thẩm tra

Hậu Giang 15 10

Trà Vinh 18 28

Đồng Tháp 15 25

Kiên Giang 15 25

Nguồn:Trang thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, kiên Giang

- Hiện tại tất cả các cơ quan, sở, ban ngành của tỉnh được bố trí tập trung tại khu hành chính 406, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính khác có liên quan. Đây là điểm khác biệt của tỉnh so với các tỉnh, thành trong khu vực.

- Nhìn chung, một số KCN-CCN đã đi vào hoạt động ổn định, đặc biệt là CCN Vị Thanh có cơ sở hạ tầng tương đối hồn thiện; tính đến nay tỷ lệ lấp đầy tại một số các KCN-CCN trong giai đoạn 1 như: KCN Sông Hậu đạt gần 100%, CCN Phú Hữu A đạt 100%, Tân Phú Thạnh đạt 56,47%. Riêng CCN Vị Thanh đạt 50,18% diện tích tồn cụm. Đây là kết quả rất khả quan trong việc thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.

- Các nhà đầu tư và DN có thể tranh thủ được các dịch vụ phụ trợ của thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xét về vị trí địa lý, khu cơng nghiệp Sơng Hậu, CCN Tân Phú Thạnh có vị thế thuận lợi không thua các khu cơng nghiệp ở TP Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp. Do nằm cách Trung tâm TP Cần Thơ không xa, nên khu công nghiệp này cũng sẽ dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực, chất xám dồi dào từ TP Cần Thơ về phục vụ phát triển, các dịch vụ tài chính, các dịch vụ xã hội khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)