2.1. Các nguồn lực và điều kiện tiền đề thu hút đầu tư của tỉnh Hậu Giang
2.1.3. Nguồn nhân lực
Dân số tỉnh Hậu Giang tăng chậm từ 772.239 người năm 2003 lên 802.797
người năm 2007 tăng bình quân 0,97%/năm. Về thành phần dân tộc, người Kinh chiếm đa số với tỷ lệ 96,4%, người Hoa 1,1%, người Khmer 2,4%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng dần từ 1,07% năm 2003 lên 1,24% năm 2007; Từ năm 2003 trở đi, dân số bắt đầu tăng cơ học bình quân mỗi năm hơn 6.600 người do tỉnh mới thành lập và q trình đơ thị hố, kinh tế phát triển.
Dân số đơ thị có khuynh hướng tăng nhanh, khoảng 8,3%/năm trong giai đoạn 2004-2007, chủ yếu do dân nông thôn đổ dồn về đô thị; riêng năm 2007 dân số đô thị bằng 1,38 lần năm 2003.
Dân số nơng thơn giảm bình qn 0,5%/năm trong giai đoạn 2004-2007; riêng năm 2007, dân số nông thôn chỉ bằng 98% năm 2003.
Bảng 2.2 Dân số tỉnh năm 2003-2007
Đơn vi: người
2003 2004 2005 2006 2007 04-07
Dân số tỉnh 772.239 781.005 789.602 796.602 802.797 0,97%
Dân số đô thị 115.851 119.013 123.176 132.038 159.395 8,30%
Dân số nông thôn 656.388 661.992 666.426 664.861 643.402 -0,50%
Nguồn: Cục Thống kê Hậu Giang, Niên giám Thống kê năm 2007
Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn năm 2003 là 15% - 85%, năm 2007 là 20% - 80% cho thấy tốc độ đơ thị hóa khá nhanh, chủ yếu là do dân nông thôn chuyển sang;
điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng của dân đơ thị. Tuy trong giai đoạn 2004-2007, q trình chuyển dịch cơ cấu từ hoạt động nông nghiệp sang công thương nghiệp rất nhanh cùng với sự phát triển của đơ thị nhưng nhìn chung, nơng nghiệp và nơng thơn vẫn cịn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.
Bảng 2.3Cơ cấu dân số năm 2003-2007
2003 2004 2005 2006 2007
Dân số đô thị 15,0% 15,2% 15,6% 16,6% 19,9% Dân số nông thôn 85,0% 84,8% 84,4% 83,4% 80,1%
Nguồn: Cục Thống kê Hậu Giang, Niên giám thống kê năm 2007
Bảng 2.4 Tổng hợp nguồn lao động tỉnh qua các năm 2004-2007
Đơn vị: người
2004 2005 2006 2007
I. Nguồn lao động 582.744 587.028 591.312 595.596
1. Số người trong độ tuổi lao động 538.385 547.481 551.297 544.988 2. Số người ngoài độ tuổi lao động 44.359 39.547 40.015 50.508
II. Phân Phối nguồn lao động 582.744 587.028 591.312 595.596
1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế 415.018 419.575 433.744 438.913 2. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động
đang đi học 48.144 51.388 54.098 52.887 3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động
làm nội trợ 36.303 36.786 37.384 37.227 4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động
đang khơng có việc làm 83.279 79.279 66.086 66.569
Nguồn: Cục Thống kê Hậu Giang, Niên giám Thống kê năm 2007
Bảng 2.5 Phân phối lao động ở các ngành từ năm 2004-2007
Đơn vị: người
2004 2005 2006 2007
Tổng số 415.018 419.575 433.744 438.913 Lao động khu vực 1 (Nông-lâm-Thuỷ Sản) 328.237 328.671 327.489 323.096 Lao động khu vực 2 19.628 20.961 22.707 23.594
-Công nghiệp 14.806 15.786 13.412 11.149 -Xây dựng 4.822 5.175 9.295 12.445
Lao động khu vực 3 67.153 69.943 83.548 92.223
-GTVT , thông tin liên lạc 6.780 6.894 8.054 8.364 - Khách sạn và nhà hàng 6.724 6.897 10.517 12.317 - Thương mại 29.475 30.824 32.914 34.633 - Giáo dục và đào tạo 8.136 8.425 9.195 9.565
2004 2005 2006 2007
- Văn hoá - thể thao 255 258 381 484 - Quản lý Nhà nước và An ninh quốc phòng 5.248 5.301 5.506 5.691 - Các ngành khác 9.095 9.788 15.145 19.083
CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Lao động khu vực 1 79,09% 78,33% 75,50% 73,61% Lao động khu vực 2 4,73% 4,99% 5,23% 5,38% Lao động khu vực 3 16,18% 16,68% 19,27% 21,01%
Nguồn: Cục Thống kê Hậu Giang, Niên giám Thống kê năm 2007
Năm 2007, trên tồn tỉnh có 438.913 lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân; tỉ trọng lao động trong khu vực 1 giảm từ 79,09% năm 2004 còn 73,61% năm 2007, khu vực 2 tăng từ 4,73% lên 5,38%; khu vực 3 tăng từ 16,18% lên 21,01% lao động trong độ tuổi, cho thấy tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-dịch vụ rất chậm, do khu vực cơng thương nghiệp đáp ứng được ít so với nhu cầu làm việc của lao động đang gia tăng.
Cơ cấu lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động nghề nghiệp chỉ đạt 26,39%, còn rất thấp so với u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động thất nghiệp và khơng có việc làm vững chắc có giảm qua các năm gần đây nhưng tỷ lệ người thất nghiệp vẫn còn ở mức cao 11,18% năm 2007. Số lao động qua đào tạo năm 2004 khoảng 14.517 người, đa số tập trung tại Phụng Hiệp và Vị Thanh, chiếm tỷ lệ 3,2% lao động nghề nghiệp, còn thấp so với các tỉnh khác. Sau năm 2004, đội ngũ lao động được đào tạo của tỉnh có tăng đáng kể, đến năm 2005, lao động có bằng cấp chứng chỉ 13.939 người, trình độ trung học chuyên nghiệp 11.075 người, cao đẳng 8.197 người, đại học 3.650 người, trên đại học 12 người trong đó có 1 Tiến sĩ, tổng cộng 36.872 người lao động qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 7,1% lao động trong độ tuổi, bằng 9,5% lao động nghề nghiệp nhưng còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (12% lao động trong độ tuổi).
Cơ cấu lao động được đào tạo năm 2007 của tỉnh là 12,4% sau đại học và đại học, 60,3% cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 27,2% cơng nhân, nhân viên có chun mơn. So với lao động trong độ tuổi, số cơng nhân có bằng cấp chứng chỉ chiếm
tỉ trọng 0,8%, trung học chuyên nghiệp chiếm 1,4%, cao đẳng chiếm 0,44%, đại học và trên đại học chiếm 0,38%.
Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 trường đại học và 01 trường cao đẳng cộng đồng vừa mới được thành lập, trường Trung học chuyên nghiệp còn thiếu trang thiết bị dạy và học, do đó cịn thiếu nhiều lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và nghiệp vụ, nhất là trong các ngành công nghiệp, giáo dục-y tế-văn xã. Đây là điều kiện trở ngại cho việc thu hút đầu tư của tỉnh trong tương lai.