Nguy cơ đối với hoạt động đầu tư Hậu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 61 - 64)

2.4. Phân tích mơi trường đầu tư của tỉnh Hậu Giang

2.4.4. Nguy cơ đối với hoạt động đầu tư Hậu Giang

- Nguy cơ lớn nhất mà Hậu Giang phải quan tâm hiện nay là sức hút đầu tư của các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, ... ngày càng gay gắt do các tỉnh có những điều kiện thuận lợi hơn và có kinh nghiệm trong các vấn đề thu hút đầu tư.

- Mặt bằng văn hóa, trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, cơng nhân của tỉnh cịn thấp so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Bảng 2.15 Liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài (SWOT)

Môi trường bên ngoài Môi trường

bên trong

Cơ hội (O):

Tỉnh có nhiều nơng sản với thương hiệu nổi tiếng

Vị trí KCN-CCN thuận lợi

Có nhiều DN thành cơng trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

Tiềm năng phát triển du lịch

Nguy cơ (T):

Sức hút đầu tư của các tỉnh lân cận Mặt bằng văn hóa của tỉnh cịn thấp

Điểm mạnh (S):

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định Sự quan tâm của các cơ quan trung ương đối với tỉnh

Giá thuê đất rẻ

Tiếp cận được các dịch vụ phụ trợ của TP Cần Thơ

O-S: Chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Hướng thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Hướng thu hút nhà đầu vào ngành thâm dụng lao động

T-S: Chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế nguy cơ

Mời gọi nhà đầu tư, các Hiệp hội, tổ chức kinh tế xây dựng KCN- CCN chuyên ngành

Điểm yếu (W):

Hạ tầng cơ sở kinh tế đặc biệt là về giao thông

Công tác xúc tiến đầu tư, marketing của tỉnh chưa chuyên nghiệp Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu

Các cơ sở SXKD, DN chưa đủ tiềm lực làm vệ tinh cho nhà đầu tư

O-W: Chiến lược kết hợp khắc phục điểm yếu tận dụng cơ hội

Xây dựng marketing thích hợp cho từng dự án cụ thể

T-W: Chiến lược kết hợp điểm yếu và nguy cơ

Xây dựng marketing thích hợp cho từng dự án cụ thể

Nâng cao chất lượng quy hoạch dự án kêu gọi

Trên cơ sở những cơ hội, mặt mạnh, mặt yếu, và nguy cơ đã thể hiện khá rõ về tiềm năng và lợi thế tương đối của tỉnh so với các địa phương khác trong khu vực. Vì vậy, các chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh cần phải thực hiện như:

- Thứ nhất, Hậu Giang chú trọng thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống cây trồng - vật nuôi, thành lập các trang trại, tổ hợp tác, ... để tận dụng tốt tiềm năng về đất đai, diện tích mặt nước.

- Thứ hai, trong thời gian tới hướng thu hút đầu tư của tỉnh vào những ngành thâm dụng lao động, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp

nhẹ (Hàng thủ công mỹ nghệ), giày da, may mặc, điện tử, cơ khí phục vụ nơng nghiệp… để khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu, vị trí địa lý, ưu đãi tài chính của tỉnh.

- Thứ ba, xây dựng chiến lược Marketing thích hợp đối với những dự án đang kêu gọi đầu tư. Ví dụ như: Việc cung cấp chi tiết các thông tin đối với danh mục các dự án kêu gọi đầu tư: địa điểm, quy mô vốn, tiêu chuẩn quy định của ngành, các dịch vụ hỗ trợ, ưu đãi của tỉnh, các tổ chức kinh tế - Nhà DN có thể hợp tác hoặc liên kết, địa chỉ giải đáp vướng mắc cho nhà đầu tư.

- Thứ tư, xây dựng chính sách mời gọi các Hiệp Hội, nhà đầu tư trong và ngồi thực hiện mơ hình góp vốn xây dựng các cụm cơng nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở một số thị trấn huyện lỵ của tỉnh như: Cây Dương (Phụng Hiệp), Long Mỹ (huyện Long Mỹ), Nhơn Nghĩa (huyện Châu Thành A), Ngã Sáu (huyện Châu Thành), Nàng Mau (huyện Vị Thủy) trở thành các CCN hiện đại theo chuyên ngành đã được quy hoạch sẵn giống như CCN nhựa Đức Hòa Hạ 1 ở Long An và CCN nhựa Bình Chánh.

Kết luận chương 2:

Qua nghiên cứu thực trạng trên, cho thấy tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở đó, ta rút ra một số kết luận sau:

. Hậu Giang có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng một cách triệt để và tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với các tiềm năng đó.

. Việc thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua còn khá khiêm tốn: Số lượng nhà đầu tư ở các KCN-CCN-TTCN của tỉnh cịn q ít (Chỉ có 35 nhà đầu tư, trong đó có 02 nhà đầu tư nước ngồi và 33 nhà đầu tư trong nước) so với quy mô, diện tích KCN- CCN đã được quy hoạch.

Các vấn đề được trình bày trong chương 2 sẽ là cơ sở thực tế quan trong để cụ thể hóa các tiềm năng thành lợi thế tương đối của tỉnh và đề ra giải pháp khả thi hơn trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hậu Giang trong thời gian tới được trình bày trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)