Mặt yếu trong hoạt động thu hút đầu tư Hậu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 58 - 61)

2.4. Phân tích mơi trường đầu tư của tỉnh Hậu Giang

2.4.3. Mặt yếu trong hoạt động thu hút đầu tư Hậu Giang

- Hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế nhất là hệ thống giao thông thủy và bộ chưa thật sự thuận lợi và hấp dẫn được các nhà đầu tư.

. Về giao thơng bộ: trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 2 trục giao thơng huyết mạch là tuyến độc đạo duy nhất quốc lộ 61 đường nối Cần Thơ - Vị Thanh (Trung tâm của tỉnh) khoảng 60 km và tuyến quốc lộ 1A nối các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL đi qua địa phận của tỉnh rất ngắn, cụ thể đi qua huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp và TX Ngã Bảy. Ngồi ra, cịn các tuyến như: đường Nam sơng Hậu (QL91C) nối TPCT - tỉnh Hậu Giang - tỉnh Sóc Trăng - tỉnh Bạc Liêu, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, các trục đường huyết mạch liên tỉnh, liên huyện đang trong quá trình triển khai xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp.

. Về giao thông thủy: mặc dù là vùng sông nước nhưng giao thông thuỷ không phát triển do chưa được đầu tư tương xứng, trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thơng thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp mật độ giao thông chưa nhiều.

- Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư nằm bên ngoài các KCN- CCN như: ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn, ... chưa thật sự phát triển.

- Thủ tục hành chính tuy đã có nhiều cải cách nhưng nhìn chung vẫn còn quá rườm rà, nhiều tầng nấc, liên quan đến nhiều cơ quan làm cho thời gian thẩm định dự án và cấp phép kéo dài, do đó khơng tận dụng được cơ hội mà còn làm nản lòng các nhà đầu tư. Bằng chứng là: Thứ nhất, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm

2008 của tỉnh tụt 5 hạng đứng thứ 24 cả nước trong khi Trà Vinh tăng 3 hạng; An Giang tăng 3 hạng; Cà Mau tăng 11 hạng so với năm 2007. Thứ hai, Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ngồi các KCN-CCN của tỉnh địi hỏi phải thẩm tra trước khi cấp phép thì thời hạn giải quyết là 43 ngày, trong khi đó ở Trà Vinh mất khoảng 28 ngày, Đồng Tháp 37 ngày.

Bảng 2.14 Xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL năm 2007 - 2008

STT Vị trí 2008 Vị trí 2007 Tỉnh, thành phố Điểm Xếp loại

1 4/64 3/64 Vĩnh Long 66,97 Tốt

2 5/64 9/64 Đồng Tháp 66,64 Tốt

STT Vị trí 2008 Vị trí 2007 Tỉnh, thành phố Điểm Xếp loại 5 9/64 6/64 An Giang 61,12 Tốt 6 18/64 29/64 Cà Mau 58,64 Khá 7 21/64 12/64 Tiền Giang 57,27 Khá 8 22/64 17/64 Cần Thơ 56,32 Khá 9 24/64 19/64 Hậu Giang 55,36 Khá 10 25/64 28/64 Trà Vinh 55,17 Khá 11 29/64 11/64 Sóc Trăng 54,24 Khá

12 35/64 39/64 Kiên Giang 52,25 Trung Bình

13 62/64 60/64 Bạc Liêu 40,92 Thấp

Nguồn: Trang thơng tin điện tử Phịng Thương mại cơng nghiệp Việt Nam

- Công tác xúc tiến đầu tư, marketing của tỉnh yếu kém, không chuyên nghiệp, chưa tiếp cận hiệu quả với các nhà đầu tư tiềm năng, chưa giới thiệu đúng hết tiềm năng của tỉnh. Theo nghiên cứu của Bùi Văn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright “Về kinh nghiệm thu hút đầu tư ở các địa phương khi nhà đầu tư” có ý định và quan tâm đến một địa phương, việc đầu tiên họ làm là tìm hiểu những thơng tin trên Internet và ở góc độ địa phương cơng tác xúc tiến đầu tư, marketing về thu hút đầu tư được thực hiện trên các website khá hiệu quả, chi phí thấp so với chi phí cho các hoạt động thơng tin khác. Hiện nay, Hậu Giang đã xây dựng được trang web

http://www.haugiang.gov.vn và một số ít các trang thành viên liên kết của một số sở, ngành tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng thông tin cực kỳ nghèo nàn, thiếu thông tin chưa tạo ấn tượng mạnh cho nhà đầu tư khi tìm hiểu về tỉnh, cịn riêng Ban Quản lý các KCN- CCN chưa xây dựng được trang Web. Đây là một vấn đề yếu kém trong môi trường đầu tư của tỉnh, làm giảm năng lực cạnh tranh của tỉnh so với những tỉnh, thành khác lân cận như Vĩnh Long, An Giang, TP Cần Thơ.

- Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ quản lý đang công tác trong các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến đầu tư cịn thiếu và yếu về chuyên mơn, tác phong làm việc chưa thật sự chun nghiệp, trình độ chưa tương xứng với yêu cầu của công việc, bố trí cán bộ cịn theo cảm tính chủ quan, trái ngành nghề dẫn đến vấn nạn là tình trạng phân bổ vốn đầu tư của tỉnh mang tính dàn trải, sai nguyên tắc và mục đích sử dụng vốn phổ biến ở một số huyện, thị điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các

nhà đầu tư. Riêng đội ngũ lao động của tỉnh dồi dào nhưng thiếu đội ngũ cơng nhân lành nghề, trình độ chun mơn cịn thấp và tác phong cơng nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư.

- Qua hơn 4 năm thành lập, số cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nghiệp của tỉnh có sự phát triển vượt bậc nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa đủ tiềm lực đảm bảo làm vệ tinh cho các nhà đầu tư. Trong năm 2008, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 220 doanh nghiệp với số vốn là 4.048.217 triệu đồng, tăng 1,54 lần so với năm 2007 về số lượng đăng ký nhưng đa phần các DN thuộc dạng DN nhỏ với số vốn đăng ký bình quân 1,8 tỷ đồng, hoạt động trong các ngành thương mại - dịch vụ - xây dựng và một số ít DN được chuyển từ cơ sở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)