Mơ hình Lintner:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết sàn hose giai đoạn 2007 2009 (Trang 26 - 32)

Adaoglu (2000), đã tiến hành nghiên cứu về sự bất ổn trong chính sách cổ

tức của các cơng ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul (ISE), một nền kinh tế điển hình cho thị trường mới nổi bằng cách sử dụng mơ hình Lintner trên 916 mẫu quan sát thông báo cổ tức các cơng ty thuộc khu vực phi tài chính được niêm yết trên ISE. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy rằng các công ty niêm yết trên ISE đi theo chính sách chia cổ tức tiền mặt

khơng ổn định và yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng cổ tức được chia chính là

thu nhập của cơng ty.

Omet (2004), cũng sử dụng mơ hình của Lintner đã khảo sát việc chia cổ

tức của thị trường vốn Jordan thông qua việc chạy dữ liệu biến phụ thuộc DPSit và 2 biến giải thích EPSit và DPSit-1. Phân tích thực hiện trên 44 cơng ty Jordan niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman (ASM). Kết quả cho thấy các cơng ty này tn theo chính sách cổ tức ổn định; chỉ số DPS năm hiện hành phụ thuộc nhiều vào DPS năm trước hơn là EPS năm nay. Ngoài ra kết quả báo hiệu rằng thuế đánh trên cổ tức khơng có tác động đáng kể đến các quyết định chia cổ tức của các công ty niêm yết.

Eriotis (2005), khảo sát tác động của lợi nhuận được phân phối và quy mô

doanh nghiệp đối với chính sách cổ tức của các cơng ty Hy Lạp. Tác giả thấy rằng các công ty Hy Lạp thiết lập các chính sách cổ tức của họ khơng chỉ dựa trên thu nhập rịng được phân phối, mà còn dựa trên những thay đổi trong cổ tức, sự thay đổi từ các khoản thu nhập năm ngối và quy mơ cơng ty. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thu nhập được phân phối và quy mơ doanh nghiệp được xem như là tín hiệu cho cổ tức các công ty. Các công ty Hy Lạp cũng duy trì việc thanh tốn cổ tức trong dài hạn.

Stulz et al (2005), tiến hành nghiên cứu mối liên hệ chính sách cổ tức và lợi

nhuận giữ lại lũy kế bằng cách áp dụng lý thuyết chu kỳ kinh doanh về cổ tức. Các công ty của khu vực phi tài chính trả cổ tức nhiều hơn khi lợi nhuận giữ lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu và tiến về 0 khi hầu hết lợi

nhuận giữ lại đã được phân phối. Họ quan sát được mối liên kết đáng kể giữa quyết định chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại lũy kế. Họ còn sử dụng lợi nhuận, tăng trưởng, quy mô công ty, lịch sử chi trả cổ tức, địn cân tài chính, và số dư tiền mặt để khảo sát và thấy rằng lợi nhuận giữ lại lũy kế có tác động lớn hơn tác động lợi nhuận và cơ hội phát triển.

Amidu và Abor (2006), tiến hành các nghiên cứu về yếu tố quyết định chính sách cổ tức tại Ghana.

Họ chọn mẫu 20 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ghana (GSE) để đại diện cho 76% tổng số công ty niêm yết trên GSE. Họ đã lấy tỷ số cổ tức chi trả là biến phụ thuộc và được xác định bằng cổ tức trên mỗi cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Biến giải thích bao gồm lợi nhuận (prof), rủi ro (risk), dòng tiền (cash), thuế doanh nghiệp (tax), tỷ lệ cổ phần tổ chức nắm giữ (INSH), tăng trưởng doanh thu và giá trị thị trường so với giá trị sổ sách của cổ phiếu (MTBV).

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

¾ Các doanh nghiệp lợi nhuận nhiều hơn thì chi trả cổ tức nhiều hơn. ¾ Khả năng thanh khoản doanh nghiệp càng tăng thì doanh nghiệp càng trả cổ tức nhiều hơn.

¾ Thu nhập rịng hay thay đổi, khơng ổn định thường làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc chi trả cổ tức dẫn đến chi cổ tức thấp hoặc khơng chi trả.

Tóm lại, chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana bị tác động bởi lợi nhuận, dòng tiền, tăng trưởng và các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Naceur et al (2006), tiến hành các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

chính sách cổ tức trên thị trường chứng khốn Tunisia. Họ đã chọn 48 cơng ty (khơng thuộc ngành tài chính) và kiểm tra xem liệu các cơng ty niêm yết có duy trì chính sách cổ tức ổn định hay không.

Họ cố gắng trả lời các câu hỏi: các cơng ty có theo đuổi chính sách cổ tức ổn định khơng, tỷ suất cổ tức có khác nhau giữa các ngành khơng, những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tại Tunisia là gì?

Bằng cách sử dụng mơ hình của Lintner, họ kết luận rằng các cổ tức chi trả tại các công ty ở Tunisia chủ yếu dựa vào khoản thu nhập hiện tại, cổ tức các năm trước, theo cách này cổ tức sẽ nhạy cảm với thu nhập hiện tại nhiều hơn, bất kỳ sự thay đổi nào của lợi nhuận năm nay của công ty đều ảnh hưởng trực tiếp đến mức chia cổ tức. Họ nhận thấy rằng các công ty Tunisia đều giống như các thị trường mới nổi khác hầu như không đi theo phương thức cổ tức ổn định hàng năm.

Ngoài ra, tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu thường rất thấp (14% cho cả mẫu và 32% đối với các cơng ty có chi trả cổ tức). Do tỷ lệ này thấp mà tốc độ điều chỉnh thay đổi quá cao dẫn đến sự mất ổn định trong chính sách cổ tức tại Tunisia. Nghiên cứu cũng đưa đến kết luận rằng các công ty lợi nhuận cao, thu nhập ổn định, dịng tiền lớn hơn có thể chi trả cổ tức cao hơn. Ngoài ra doanh nghiệp có tỷ lệ cổ tức chi trả cao thì sẽ thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn. Vấn đề tập trung quyền sở hữu không ảnh hưởng đến việc thanh tốn cổ tức. Bởi vì mâu thuẫn giữa người quản lý và cổ đông tại các công ty ở Tunisia ít hơn, đồng thời cổ đơng khơng được lựa chọn chính sách cổ tức như thế nào để giảm sự tùy tiện trong các quyết định quản lý của ban giám đốc nhằm bảo vệ lợi ích của họ.

Reddy (2006), xem xét chính sách cổ tức, xu hướng và yếu tố quyết định của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay (BSE) dựa trên nền tảng lý thuyết của lý thuyết trade-off ( lý thuyết về địn bẩy tài chính) và lý thuyết signal (vai trị tín hiệu của cổ tức). Phân tích cổ phiếu giao dịch trên New York Stock Exchange (NYSE) và (BSE) cho thấy tỷ lệ phần trăm các công ty trả cổ tức đã giảm từ 60,5% năm 1990 xuống 32,1% năm 2001 và có rất ít cơng ty duy trì việc trả cổ tức. Hơn nữa, các cơng ty chi trả cổ tức thường

có lợi nhuận cao, quy mô lớn và đang trong giai đoạn tăng trưởng. Thuế doanh nghiệp, ưu đãi thuế khơng có tác động đối với Ấn Độ.

Megginson và Eije (2006), bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu của hơn 3.400

công ty niêm yết, họ đã xem xét sự tiến triển của chính sách cổ tức từ năm 1989-2003 của 15 nước là thành viên của Liên minh châu Âu trước T05/2004. Một phát hiện quan trọng trong khảo sát là sự gia tăng thu nhập giữ lại trong tổng vốn chủ sở hữu không làm tăng tỷ lệ chi trả cổ tức, nhưng độ tuổi của các cơng ty thì có ảnh hưởng.

Avazian et al (2006), tiến hành các nghiên cứu về các công ty Hoa Kỳ

niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) cho rằng quyết định cổ tức ổn định thường xuyên phụ thuộc vào một phần việc tiếp cận với thị trường. Trong nghiên cứu của họ chính sách cổ tức ổn định sẽ là giải pháp tối ưu đối với các công ty tăng vay nợ dưới hình thức trái phiếu trong đó các trái chủ thường mù mờ thơng tin. Tuy nhiên,chính sách này lại không tối ưu đối với các công ty vay nợ từ các ngân hàng vốn tư nhân. Điều này cho thấy rằng quyết định chính sách cổ tức có liên quan đến vấn đề thơng tin bất cân xứng giữa các nhà quản trị và các chủ nợ của công ty.

Baker et al (2007), tiến hành nghiên cứu nhận thức về chính sách cổ tức

của các nhà quản lý người Canada và lấy mẫu 291 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Toronto (TSE). Mục tiêu của các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, các vấn đề chính sách cổ tức và giải thích về lý do tại sao các công ty trả cổ tức. Theo khảo sát tiến hành ở các nhà quản lý của TSE, thì yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định chia cổ tức là mức độ kỳ vọng thu nhập trong tương lai, các khoản thu nhập ổn định, mơ hình chia cổ tức các năm trước và thu nhập hiện hành. Kết quả nghiên cứu này hồn tồn phù hợp với mơ hình của Lintner. So sánh với kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp của Mỹ cho thấy, thứ tự xếp hạng các yếu tố quyết định của chính sách cổ tức của các nhà quản lý Canada tương tự với các giám đốc cơng ty Mỹ. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt là nhà quản lý Canada đề cao vấn

đề tập trung quyền sở hữu và đặc điểm của công ty hơn là Mỹ. Nghiên cứu cũng cho thấy chính sách cổ tức các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto nghiêng về lý thuyết “signalling” và lý thuyết chu kỳ kinh doanh hơn là lý thuyết “catering” và “bird in hand”- ưu đãi thuế và vấn đề chi phí đại diện mâu thuẫn quyền lợi giữa người quản lý và cổ đông. So với các công ty không chi trả cổ tức, những công ty trả cổ tức thường là các công ty lớn hơn, lợi nhuận nhiều hơn, dịng tiền cao hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn, bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu mạnh hơn.

Jeong (2008), kiểm tra sự năng động của chính sách cổ tức tại Hàn Quốc,

tìm hiểu cách các công ty niêm yết tại Hàn Quốc thiết lập chính sách cổ tức trong mơi trường thể chế khác với các nước phát triển như Hoa Kỳ. Nghiên cứu khảo sát liệu các doanh nghiệp Hàn Quốc có theo đuổi chính sách cổ tức ổn định như các nước phát triển không? Đồng thời ông xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định của chính sách cổ tức. Kết quả thực nghiệm cho thấy các doanh nghiệp Hàn Quốc quyết định chính sách cổ tức dựa trên mệnh giá cổ phiếu, sát với mức lãi suất tiền gửi bình quân. Sự thay đổi cổ tức cũng ít phản ánh sự thay đổi những yếu tố cơ bản trong doanh nghiệp. Mức chi trả cổ tức hàng năm có liên quan mật thiết với mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm. Để kiểm tra mức độ ổn định của cổ tức, nghiên cứu thấy rằng phần lớn các công ty niêm yết ở Hàn Quốc trả cổ tức ổn định. Nhưng tốc độ điều chỉnh tỷ lệ thanh toán cổ tức mục tiêu thì nhanh hơn so với thị trường tại nước phát triển.

Mặt khác, luận văn cũng xem xét các yếu đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chính sách cổ tức như rủi ro công ty đối mặt, quy mô và sự tăng trưởng. Đồng thời nghiên cứu nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa các cơng ty Hoa Kỳ và Hàn Quốc: các công ty lớn hơn, lâu đời hơn và chịu nhiều rủi ro hơn thì chi trả cổ tức ổn định hơn. Nhân tố quyền sở hữu đóng vai trị quyết định đối với chính sách cổ tức của các cơng ty niêm yết tại Hàn Quốc.

Như vậy, từ việc nghiên cứu các lý thuyết đã có về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, luận văn đã đưa đến một cái nhìn tổng quát về các mối

quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính đối với quyết định chi trả cổ tức. Điều này làm cơ sở để luận văn tiếp tục đi vào nghiên cứu thực tế trong thị trường chứng khoán Việt Nam, mối liên hệ của những yếu tố này với chính sách cổ tức diễn ra như thế nào. Trên kết quả nghiên cứu, các nhà quản trị Việt Nam sẽ có những căn cứ khoa học hơn trong thực tế để đưa ra các quyết định chi trả cổ tức tối ưu đối với bản thân doanh nghiệp mình, hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cổ đơng, những người chủ của doanh nghiệp.

PHẦN 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết sàn hose giai đoạn 2007 2009 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)