Các nhân tố được khảo sát tại thị trường Trung Quốc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết sàn hose giai đoạn 2007 2009 (Trang 37 - 39)

Việc lựa chọn các nhân tố để phân tích ảnh hưởng của chúng đối với hình thức cổ tức khác nhau của doanh nghiệp xuất phát từ những lý thuyết thực nghiệm hiện có. Cụ thể, các nghiên cứu cho rằng sự quyết định đầu tư vào công ty, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức có liên quan với nhau. Ví dụ, một lý thuyết thực nghiệm lớn cho rằng quyết định chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp

đến dòng tiền, rồi ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư của doanh nghiệp. (Xem thêm Higgin, 1981; Lang và Litzenberger, 1989). Ngoài ra, Aivazian et al. (2003) báo cáo rằng tương tự với các nước đã phát triển, chính sách cổ tức tại các nền kinh tế mới nổi bị tác động bởi các yếu tố lợi nhuận, nợ và các cơ hội

phát triển của doanh nghiệp.

Đi theo Aivazian et al.(2003), nghiên cứu đã thiết lập một loạt các biến số là các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức như sau:

¾ Quy mơ doanh nghiệp: là biến số đại diện cho sự tiếp cận với thị trường tài chính, doanh nghiệp nào càng lớn thì càng tiếp cận với thị trường tốt hơn và càng có khả năng thanh toán cổ tức tiền mặt nhiều hơn. Do vậy, quy mô doanh nghiệp sẽ được đo lường bằng tổng tài sản (Total asset – TA)

¾ Cơ hội phát triển: Theo lý thuyết ta cũng có một mối liên kết giữa sự tăng trưởng, lợi nhuận và nhu cầu tài chính. Cụ thể hơn, cơng ty nào tăng

trưởng nhanh nói chung sẽ khan hiếm tiền mặt và trả cổ tức bằng tiền mặt ít

thấp thì dư dả tiền mặt nên sẽ chi trả cổ tức cao hơn. Do đó luận văn sử dụng đại lượng tốc độ tăng trưởng tài sản cố định - Fixed asset (FA) growth rate, được xác định bởi tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng tài sản cố định đại diện cho cơ hội phát triển.

¾ Lợi nhuận: sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và được dùng để đo lường khả năng sinh lợi. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức hơn.

¾ Lượng tiền mặt nắm giữ:

Để đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nghiên cứu sẽ sử dụng đại lượng Cash holding (Tiền mặt / Tổng tài sản) được xác định bằng

tổng tiền mặt, tương đuơng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn chia cho tổng tài sản.

¾ Tuổi doanh nghiệp:

Ngược lại với thị trường các nước phát triển, các công ty niêm yết Trung Quốc thường là trẻ và đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh tập trung vào việc tích lũy vốn và mở rộng quy mô sản xuất (Shao và lin, 2004; Wei và Jiang, 2001). Tương tự, trong nghiên cứu của Xi He et al (2009) cũng đã kiểm định đại lượng tuổi của doanh nghiệp (Age) được tính bằng số ngày kể từ ngày niêm yết đầu tiên, quy thành năm và kết luận rằng các công ty càng trẻ càng ít trả cổ tức bằng tiền mặt. Việt Nam cũng có những điểm tương đồng, do đó, nghiên cứu cũng sử dụng đại lượng này để khảo sát. Đại lượng cũng được tính từ ngày niêm yết đến thời điểm chia cổ tức và quy đổi thành năm.

¾ Cơ cấu sở hữu:

Nghiên cứu tại Trung Quốc cho rằng các doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt có liên quan đến mức độ kiểm soát doanh nghiệp của Nhà nước, sau khi niêm yết, việc chia tách quyền sở hữu của nhà nước thay đổi, lượng dòng tiền chảy về nhà nước bị giảm so với trước khi niêm yết. Chi trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm dịng tiền, do đó những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lại có động cơ lớn để chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Để khảo sát mối quan hệ này

tại Việt Nam , chúng tôi dùng mức độ sở hữu của nhà nước (GV/TS), được đo bằng số cổ phần của nhà nước sở hữu so với tổng số cổ phần đang lưu hành.

¾ Địn cân tài chính:

Để phản ánh sự thay thế giữa việc chi trả cổ tức và vay nợ, chúng tôi sử dụng địn bẩy tài chính, được tính bằng tỷ lệ giá trị sổ sách nợ trên tài sản (DE). ¾ Chỉ số tham nhũng (ETC): được tính bằng tổng các khoản thanh tốn cho các quan chức chính phủ, nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết sàn hose giai đoạn 2007 2009 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)