Quy định về chính sách cổ tức và huy động nguồn vốn tài trợ của Trung Quốc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết sàn hose giai đoạn 2007 2009 (Trang 35 - 37)

Trung Quốc:

Các doanh nghiệp ở các nước phát triển thường có khuynh hướng duy trì chính sách cổ tức ổn định. Ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc đều đang ở giai đoạn phát triển nhanh, tập trung vào việc tích lũy vốn và mở rộng quy mơ sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp ít chi trả cổ tức hoặc chi trả thấp. (Shao và Lin, 2004). Kết quả là, Ủy Ban Chứng khoán Trung Quốc (China Securities Regulation Commission – CSRC) đã tìm cách khuyến khích các doanh nghiệp TQ phải thiết lập chính sách chi trả cổ tức dài hạn với mục tiêu đảm bảo việc chi trả cồ tức bằng tiền mặt.

Trong tháng 03 năm 2001, UBCKTQ đã ban hành “Các quy định hành chính đối với việc phát hành cổ phiếu mới của các công ty niêm yết” và quy định rằng các tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu phải đặc biệt chú ý đến các đơn xin tái cấp vốn (chẳng hạn: phát hành quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, theo như định nghĩa của CSRC) của các công ty không chi trả cổ

tức trong 3 năm mà khơng có bất kỳ giải trình nào từ Hội đồng quản trị. Đây là lần đầu tiên tại Trung Quốc, UBCK đã chính thức điều tiết các chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, CSRC không xác định loại hình cổ tức được chi trả (tiền mặt hoặc cổ phiếu). Quan trọng hơn nữa, việc chi trả cổ tức khơng bắt buộc miễn là Ban Giám Đốc có những giải trình thỏa đáng về việc khơng chi trả cổ tức.

Vào tháng 12 năm 2004, UBCKTQ đã tiến thêm 1 bước xa hơn bằng quy định rằng các doanh nghiệp sẽ không được chấp thuận việc tái tài trợ vốn nếu không chi trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm liền kề trước đó. Hơn nữa, để phù hợp với “Quy định hành chính đối với phát hành cổ phiếu mới” được ban hành vào tháng 5 năm 2006, UBCKTQ quy định việc phát hành cổ phiếu mới phải phù hợp với quy định các doanh nghiệp niêm yết phải có cổ tức tiền mặt hoặc cổ phiếu đã chi trả lũy kế trong 3 năm lớn hơn 20% lợi nhuận có thể phân phối trung bình hàng năm.

Dựa trên những quy định của chính phủ Trung Quốc nhằm điều tiết chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc thanh tốn cổ tức của mình trước khi tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi. Theo khẳng định của Chen, Jian và Xu (2009), điều này nổi lên mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ cổ phần được phép giao dịch, tài trợ vốn tiếp theo và chính sách cổ tức.

Ngồi ra, các ơng đã xem xét sự khác biệt giữa 2 hình thức chi trả cổ tức: tiền mặt và cổ phiếu. Sự chọn lựa cổ tức tiền mặt hay cổ phiếu thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiềm năng tăng trưởng và sự đầu tư vào doanh nghiệp.Đối với công ty tăng trưởng mạnh đòi hỏi huy động vốn tài trợ từ bên ngoài, chi trả cổ tức cổ phiếu là sự lựa chọn tối ưu vì cổ tức vừa đáp ứng nhu cầu vốn tài trợ từ bên ngoài đồng thời cho phép doanh nghiệp giữ lại tiền để tiếp tục đầu tư. Ngược lại, cổ tức tiền mặt cũng đáp ứng quy định của chính phủ về tài trợ vốn bên ngồi, nhưng nó làm giảm đồng thời lượng tiền mặt và các nguồn quỹ nội bộ sẵn có cho các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, cịn các mặt khác thì

khơng thay đổi. Như vậy, với lập luận tăng vốn tài trợ từ bên ngồi thì tốn kém và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn đảm bảo quy định của chính phủ, có thể nói các doanh nghiệp đang tăng trưởng thì thích trả cổ tức cổ phiếu hơn, và ngược lại.

Ngoài ra, doanh nghiệp càng muốn thu hút sự chú ý của các nhà phân tích tại thời điểm huy động tài trợ vốn bên ngồi càng làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng. Với những ý trên, sẽ có một mối liên hệ cùng chiều giữa nhu cầu tăng vốn và việc thanh toán cổ tức cổ phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết sàn hose giai đoạn 2007 2009 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)