vị hay trang web nào thống kê chính thức các số liệu liên quan đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán như là ở một số quốc gia khác trên thế giới. Chẳng hạn, trang www.dividend.com thống kê số liệu các công ty niêm yết trên thị trường Mỹ, Anh, Canada hay trang www.asx.com.au thống kê các công ty của Úc hoặc một hệ thống lưu trữ dữ liệu như Dịch vụ dữ liệu GTA của Trung Quốc, hay hệ thống dữ liệu Datastream (Danish Stock Data) liên quan đến các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Copenhaghen của Đan Mạch.
Luận văn tập hợp các dữ liệu liên quan đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp thông qua việc tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính các năm, bản cáo bạch, báo cáo thường niên và các công bố chi trả cổ tức của doanh nghiệp trên các trang web thơng tin của Sở giao dịch chứng khốn TPHCM nơi doanh nghiệp niêm yết, Trung tâm lưu ký chứng khoán, nơi các doanh nghiệp niêm yết,….
Mẫu dữ liệu khảo sát bao gồm 324 thông báo chi trả cổ tức trong ba năm 2007 – 2009 của 108 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE tính đến hết 31/12/2007. Mẫu bắt đầu từ 2007 vì các dữ liệu chi tiết từ năm 2007 trước về trước khơng có sẵn, các doanh nghiệp niêm yết nhiều chủ yếu trong 2006 – 2007 và bắt đầu chi trả cổ tức từ khi niêm yết, số liệu chi trả cổ tức từ các năm trước đó khơng được cơng bố đại chúng, chỉ có rải rác trong các bản cáo bạch nhưng khơng đầy đủ qua các năm, khó có việc kiểm tra tính chính xác trong dữ liệu được thu thập.
Việc khảo sát sẽ tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp chi trả cổ tức và không chi trả cổ tức; doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phần. Do đó, mẫu khảo sát cũng cần thiết phân loại các doanh nghiệp tương ứng.
Doanh nghiệp không trả cổ tức là các công ty không chi trả cổ tức dưới bất kỳ hình thức nào trong kỳ hiện tại.
hoặc bằng cả 2 hình thức. Trong số các doanh nghiệp chi trả cổ tức, doanh nghiệp chi trả bằng tiền mặt là các doanh nghiệp chỉ trả dưới dạng tiền mặt, còn lại doanh nghiệp chi trả bằng cổ phiếu là doanh nghiệp trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu hoặc bằng cả hai hình thức (tiền mặt và cổ phiếu).
Bảng 4: Thống kê giá trị trung bình các biến đối với các hình thức chi trả cổ tức
Variable Whole sample
Non-
payers Payers Cash Stock
DPS 2,608.93 - 2,865.40 1,579.58 8,008.71 EPS 3,400.35 (641.07) 3,797.65 3,450.58 5,185.93 DPS/EPS 0.80 - 0.88 0.66 1.76 TA 1,380.15 1,412.82 1,376.94 1,256.34 1,859.33 ROA 0.10 (0.01) 0.11 0.10 0.12 DE 1.19 1.74 1.14 1.13 1.17 Cash/TA 0.11 0.10 0.11 0.12 0.11 FA growth 0.68 0.48 0.70 0.61 1.08 GV/TS 0.22 0.15 0.23 0.26 0.13 Age 2.75 3.44 2.68 2.70 2.58 Lợi nhuận lũy kế (RE) 94.92 (26.37) 106.84 92.13 165.67 Doanh thu 1,310.43 794.31 1,361.16 1,307.90 1,574.20 #Observes 324 29 295 236 59
Các công ty niêm yết tại Việt Nam thường chi trả cổ tức hơn là không chi trả cổ tức và đặc biệt chi trả cổ tức bằng tiền mặt, cụ thể theo số liệu thống kê chỉ có 29 thơng báo khơng chi trả cổ tức trên tổng mẫu là 324, chiếm 8.95%, tương ứng, trong 295 thông báo chi trả cổ tức, có 236 thơng báo chi trả cổ tức chỉ bằng tiền mặt, cịn lại 59 thơng báo vừa chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vừa chi trả bằng tiền mặt.
Các công ty không chi trả cổ tức chủ yếu là do lợi nhuận âm, doanh thu ít. Điều này có thể là do trong giai đoạn 2007 – 2009, khủng hoảng tài chính tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Quan sát chi tiết hơn, các doanh nghiệp không chi trả cổ tức chủ yếu trong năm 2008 – năm chịu sự ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng. Trong năm này thị trường chứng khoán đã rơi tự do từ đỉnh VN – Index 1.104 điểm ngày 10/10/2007 xuống 496 điểm ngày 25/03/2008 (giảm hơn 50%) và tiếp tục phá đáy 367 điểm ngày 11/06/2008 và 286 điểm ngày 09/12/2008.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả mẫu quan sát, ta nhận thấy:
Công ty trả cổ tức thường là những công ty trẻ hơn với Age thấp (2.68<3.44), lợi nhuận nhiều hơn - ROA cao hơn (0.11>-0.01), đòn cân nợ thấp hơn – tỷ số nợ / vốn DE thấp hơn (1.14<1.74), lượng tiền mặt nắm giữ cao hơn –Cash/TA cao (0.11>0.10); cổ phần thuộc sở hữu nhà nước nhiều hơn – tỷ lệ GV/TS cao hơn (0.23>0.15).
Các kết quả này đều phù hợp với các lý thuyết hiện tại (Aivazian và Booth, 2003) và các kết luận từ việc nghiên cứu thị trường Trung Quốc (Xi He et al. – 2009) cho rằng cũng như các nền kinh tế mới nổi khác, đặc điểm công ty đã ảnh hưởng rất mạnh đến chính sách cổ tức. Đồng thời, phù hợp với kết quả trước đó của Wei, Zhang và Xiao (2003) và Xi He et al.(2009), các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước hoặc có tỷ lệ cổ phần của nhà nước tại thời điểm cơng bố chính sách cổ tức nhiều hơn hoặc gồm cả 2 yếu tố này (GV/TS lớn) thường chuộng chi cổ tức bằng tiền mặt hơn.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát liên quan đến chỉ tiêu tổng tài sản có điểm khác biệt so với nghiên cứu tại Trung Quốc và các lý thuyết hiện có. Tổng tài sản của các doanh nghiệp chi trả cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp không chi trả cổ tức; của các doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng cổ phần cao hơn chi trả bằng tiền mặt. Điều này khác so với lập luận cho rằng doanh nghiệp càng lớn (tổng tài sản lớn) càng có nhiều khả năng tiếp cận với thị trường vốn, dễ dàng trong việc huy động vốn tài trợ từ bên ngoài nên khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao hơn.
Điểm khác biệt này tại Việt Nam có thể được giải thích theo hướng: các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nên cần đầu tư nhiều vào tài sản tăng quy mơ cơng ty, làm cho lượng tiền mặt ít đi, và khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp giảm tương ứng (giải thích cho chỉ số TA của các doanh nghiệp không chi trả cổ tức cao hơn các doanh nghiệp chi trả). Ngoài ra, một số trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải lên kế hoạch tăng vốn điều lệ, tăng quy mô công ty để có thể trụ vững trên thị trường, tạo thế cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành (chẳng hạn, nhà nước có quy định các ngân hàng thương mại cổ phần đến hết 2010 phải tăng vốn điều lệ từ 3000 tỷ đồng trở lên). Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu cần được chi trả cổ tức, một số doanh nghiệp thuộc dạng trên chọn hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để một mặt tạo tâm lý được lợi cả về cổ tức cũng như lợi chênh lệch về giá cồ phiếu để thu hút các nhà dầu tư; mặt khác huy động được thêm nguồn tài trợ bên ngồi thơng qua việc phát hành thêm cổ phần để doanh nghiệp có thêm nguồn để tái đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lợi (giải thích cho chỉ số TA của các doanh nghiệp chi trả cổ tức cồ phần cao hơn các doanh nghiệp chi trả tiền mặt).
Về xu hướng chi trả cổ tức cổ phần, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng công ty lớn (TA cao, TA = 1,859.3 >1,256.3) và có tỷ lệ tăng trưởng cao (FA growth cao, 1.08 > 0.61), lợi nhuận cao (ROA cao, 0.12>0.1), đòn cân nợ cao (DE cao, 1.17 > 1.13), đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định (Cash/TA thấp,
0.11<0.12), lợi nhuận giữ lại cao (RE cao, 165.67>92.13) thường chọn hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phần. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lập luận cho rằng các cơng ty có những đặc điểm trên chọn việc chi trả cổ tức cổ phần như là việc thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Để kiểm tra liệu các đặc điểm lựa chọn phân tích có xảy ra hiện tượng cộng tuyến hay khơng, nghiên cứu tiếp tục xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng. Kết quả cho thấy rằng các biến không quan hệ chặt chẽ với nhau ngoại trừ sự tương quan giữa ROA và DE.
Bảng 5: Hệ số tương quan các yếu tố tác động chính sách cổ tức
Log(TA) ROA Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tiền/Tổ ng TS Tỷ lệ tăng TSCĐ SH Nhà nước Log(A ge) Log(TA) 1.0000 ROA 0.0552 1.0000 Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (0.2505) (0.3562) 1.0000 Tỷ lệ tiền/Tổng TS 0.1052 0.2922 (0.1240) 1.0000 Tỷ lệ tăng TSCĐ (0.1248) 0.0298 0.0678 0.0980 1.0000 SH Nhà nước (0.0506) 0.0873 0.0799 0.0614 (0.1567) 1.0000 Log(Age) 0.0841 (0.0031) 0.0777 0.0339 0.0000 (0.0051) 1.0000 Tuy nhiên, luận văn cũng có một số hạn chế, không ứng dụng khảo sát được
hết các yếu tố ảnh hưởng được tìm thấy tại thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn như: mức độ bảo vệ quyền lợi các cổ đông được thể hiện qua các chỉ số đo lường mức độ tham nhũng trong công ty – ETC hay những áp lực của các cổ đông buộc doanh nghiệp phân phối cổ tức bằng tiền mặt được quy định bởi các
văn bản pháp luật. Nguyên nhân do Việt Nam chỉ mới bắt đầu tiếp cận với vấn đề phịng chống tham nhũng, dù đã có một cuộc khảo sát về tình hình tham nhũng được tiến hành vào cuối năm 2005 của Ban Nội chính trung ương. Cuôc khảo sát này do Tổ chức Thụy Điển tài trợ, đây là nỗ lực đầu tiên được tiến hành tại VN rất đáng ghi nhận, nhưng mới chỉ trong một phạm vi hẹp, chưa đưa ra được một mơ hình tính tốn chỉ số đo lường, xếp hạng mức độ tham nhũng. Hơn nữa, chỉ số đo lường mức độ tham nhũng trong nghiên cứu được tính tốn dựa trên chi phí liên quan đến việc tiếp khách, đối ngoại, những “chi phí bơi trơn” trong việc sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, những chi phí này thuộc vấn đề nhạy cảm, khơng hề có một cơ sở dữ liệu nào thống kê tại Việt Nam. Vì thế luận văn khơng có cơ sở thu thập dữ liệu phục vụ cho việc khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố này đối với chính sách cổ tức.