5. Kết cấu đề tài
2.2.5 Chiến lược cạnh tranh
Viễn thông Long An luôn bám sát chủ trương chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn như đầu tư nâng cao năng lực mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng, tiến đến triển khai sử dụng cơng nghệ 3G. Đa dạng hóa các dịch vụ gia tăng, liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. Điều chỉnh các gói cước phù hợp với từng phân đoạn thị trường như gọi nhóm, gọi nội mạng ...Tăng cường quảng cáo khuyến mại thu hút khách hàng mới, giữ khách hàng cũ, chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng trung thành. Sắp xếp điều chỉnh hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ sao cho thuận lợi nhất cho khách hàng.
2.2.6 Hình ảnh doanh nghiệp.
Sau khi thị phần bị suy giảm, Viễn thông Long An đã rất nổ lực để đưa hình ảnh mạng Vinaphone ngày càng gần khách hàng hơn thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ. Hình ảnh uy tín, thương hiệu mạng Vinaphone đã được cải thiện rất nhiều. Vinaphone được biết đến như là một trong những nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên trên thị trường, với phạm vi cung cấp dịch vụ rộng, nhiều người dùng, sóng mạnh, chất lượng dịch vụ tốt. Tuy nhiên, đây đó vẫn cịn một số than phiền của khách hàng về hố đơn tính cước của Vinaphone chưa chính xác, đường truyền vẫn chưa ổn trong những dịp lễ
tết… các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi của Viễn thông Long An chưa được tốt, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh thị trường hết sức gay gắt, các doanh nghiệp viễn thông khác (đặc biệt là Viettel) đã tỏ ra hết sức năng động trong các chiêu thức tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng, kể cả những khách hàng của Vinaphone để chuyển sang sử dụng dịch vụ của họ. Trong đó, các chiêu thức quảng cáo, khuyến mãi về cước của các doanh nghiệp khác (như hoà mạng, tặng máy miễn phí trên diện rộng, đưa ra các gói cước hấp dẫn phù hợp với nhiều tầng lớp khách hàng) đã gây tâm lý và làm khách hàng ấn tượng về mức cước của mạng Vinaphone cao hơn các mạng khác.