MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÀ SỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 77 - 109)

5. Kết cấu đề tài

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÀ SỞ

SỞ THƠNG TIN TRUYỀN THƠNG TỈNH LONG AN.

Bộ thơng tin Truyền thông cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành. Hiện nay các chính sách hỗ trợ, ưu đãi chỉ nhằm cho đối tượng doanh nghiệp mới, trong thời gian tới cần xem xét hỗ trợ cho cả các doanh nghiệp đang nắm thị phần lớn theo hướng:

- Đối với các doanh nghiệp mới cần có lộ trình gia nhập thị trường, các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp mới chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định ban đầu để các doanh nghiệp tích cực hơn.

- Đối với các doanh nghiệp lớn đang nắm thị phần chi phối cần có các chính sách hỗ trợ tối đa theo hướng để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh tạo đột phá trong phát triển cho ngành, có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Hỗ trợ phát triển các dịch vụ tại các vùng nơng thơn cũng như khuyến khích các nhà khai thác mới tham gia tại các thị trường này.

- Hỗ trợ hành lang pháp lý thơng thống cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn mở cửa hội nhập.

- Các quy định pháp lý cần được nghiên cứu phát triển để theo kịp tốc độ phát triển của ngành, cụ thể trong thời gian tới cần có những quy định pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của nhà cung cấp nội dung thông tin.

- Thực hiện kiểm tra sát sao hơn để các doanh nghiệp thực hiện đúng theo luật, cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó ban hành những chế tài để doanh nghiệp thực hiện tốt.

- Sở Thông tin và Truyền thông Long An cần đứng ra trung gian tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TTDĐ trong việc đầu tư xây dựng trạm BTS. Vì có nhiều người dân cho rằng việc phát triển trạm anten di động ảnh hưởng tới sức khoẻ. Điều này khiến các doanh nghiệp xây dựng trạm gặp rất nhiều khó khăn và cũng chính là trở ngại trong việc phát triển lĩnh vực viễn thông di động.

KẾT LUẬN

Hiện nay, cuộc cạnh tranh diễn ra quyết liệt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ trước sức ép giảm giá cước, đảm bảo chất lượng dịch vụ, khách hàng ngày càng khó tính và có nhu cầu cao hơn, đa dạng hơn. Trong cuộc đua này, năng lực cạnh tranh có vai trị quyết định đến sự sống cịn của doanh nghiệp. Cơng ty Vinaphone, Viễn thông Long An cần phải xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để tận dụng những cơ hội, chủ động đối phó với những thách thức do môi trường cạnh tranh đem lại. Doanh nghiệp nào phát huy được nội lực của mình cùng với việc nắm bắt được cơ hội thì doanh nghiệp đó sẽ thành cơng. Nâng cao năng lực cạnh tranh là việc đầy khó khăn, vì vậy mạng Vinaphone và Viễn thông Long An phải nỗ lực liên tục để củng cố và giữ vững vị thế của mình tại thị trường Long An.

Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh, luận văn đã nghiên cứu phân tích năng lực cạnh tranh của Vinaphone, Viễn thông Long An, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những lợi thế cạnh tranh và khắc phục những điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh cho mạng di động Vinaphone. Các nội dung chính mà luận văn đã đề cập và giải quyết bao gồm:

- Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ nói riêng. Luận văn đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, ứng dụng để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinaphone và Viễn thông Long An trong trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Tập đồn viễn thơng lớn trên thế giới và rút ra bài học cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TTDĐ ở Việt Nam nói chung và tại Long An nói riêng.

- Phân tích năng lực cạnh tranh của Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An. Tập trung phân tích các yếu tố nội lực quyết định đến năng lực cạnh tranh của Vinaphone và Viễn thông Long An trong lĩnh vực dịch vụ TTDĐ; Xác định đối thủ cạnh tranh chính của mạng Vinaphone là mạng di động của Viettel; So sánh giữa 2 mạng Vinaphone và Viettel; Đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ và xác định các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An. Bao gồm: đổi mới công nghệ; tăng cường mở rộng vùng phủ sóng nhằm nâng cao năng lực sản xuất phát huy lợi thế của Vinaphone; các giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing; phát triển nguồn nhân lực.

- Kiến nghị với Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam về xây dựng các cơ chế phối hợp giữa Vinaphone và Viễn thông Long An. Kiến nghị với Bộ Thông tin Truyền thông, Sở Thông tin Truyền thơng Long An một số vấn đề về chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thông tin di động, cần tạo ra một môi trường cạnh tranh cơng bằng hơn để các doanh nghiệp có đủ tiềm lực cạnh tranh với nhau, vấn đề cấp giấy phép xây dựng các trạm BTS và các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng mạnh đến những nội dung mà luận văn đã đề cập.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tác giả luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An và mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PTS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, PTS. Trần Hồng Qn, KS. Trần Hồng Lương (1999), Thơng tin di động GSM, Học viện cơng nghệ Bưu chính – Viễn thơng, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội.

[2] GS.TS. Hồ Đức Hùng, Quản trị Marketing, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2004.

[3] Trần Đức Lai (2000), Hội nhập quốc tế – Những cơ hội thách thức và nhiệm vụ

đặt ra cho Viễn thông Việt Nam, Tạp chí BCVT tháng 2/2000.

[4] Bùi Xuân Phong (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ

BCVT, Tạp chí Thơng tin KHKT và kinh tế Bưu điện (số 3/2005).

[5] Nguyễn Hùng Phong, Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

[6] PGS.TS. Nguyễn Đăng Quang, ThS. Trần Xuân Thái, Nghiên cứu phương pháp

đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động, Tạp chí Khoa học

giao thông vận tải số 21-03/2008.

[7] Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubineld (1999), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản

thống kê, Hà Nội.

[8] Bùi Thị Sao (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ

kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Tự điển tiếng Việt, NXB. Văn hóa Thơng tin. [10] Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng (2002). Nhà XB Bưu Điện.

[11] Tự điển thuật ngữ kinh tế học, NXB. Tự điển Bách khoa, Hà Nội, 2001. [12] Do Roge Percerou (1991), Quản lý xí nghiệp và sức cạnh tranh.

[13] Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (2000), Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001 – 2010.

[14] Viện Kinh tế Bưu điện (2004), Nghiên cứu các giải pháp phát triển thị phần của VNPT đối với dịch vụ thông tin di động.

[15] VNPT, Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thơng Việt Nam đến 2010 và định

hướng đến 2020.

[16] VNPT, Đặc san tài liệu tham khảo phục vụ cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý, Trung tâm thông tin Bưu điện, 2006.

[17] VNPT, Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý I, II, III, IV/2007, Trung tâm thông

tin và quan hệ công chúng.

[18] VNPT, Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý I, II, III, IV/2008, Trung tâm thông

[19] Viễn thông Long An, Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007,2008. [20] http://www.vnpt.com.vn [21] http://www.mic.gov.vn [22] http://www.vinaphone.com.vn [23] http://www.mobifone.com.vn [24] http://www.viettel.com.vn

PHỤ LỤC I

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG

Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cho phép thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ có thể sử dụng nhiều loại hình dịch vụ (thoại và phi thoại) trong phạm vi vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ địi hỏi độ an tồn, tính bảo mật và đặc biệt địi hỏi chất lượng cao.

Do ưu thế của dịch vụ thông tin di động là thuê bao có thể di chuyển vị trí mà vẫn có thể sử dụng được dịch vụ cho nên ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt đối với giới trẻ và những khách hàng năng động có nhu cầu sử dụng thường xuyên nhiều loại thông tin. Chỉ với một máy cầm tay di động, thuê bao có thể sử dụng được nhiều dịch vụ viễn thông cơ bản như dịch vụ thoại, dịch vụ nhắn tin (nhắn tin thông thường và nhắn tin đa phương tiện), dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ Internet. Chính vì vậy mà dịch vụ thông tin di động đang ngày càng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.

1.1 Q trình phát triển của dịch vụ thơng tin di động [1].

Dịch vụ điện thoại di động lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ vào cuối thập niên 40 của thế kỷ XX, nó là cơng cụ để kết nối những thiết bị di động trong xe hơi của người sử dụng đến mạng cố định công cộng. Vào những năm 1960, một hệ thống mới được công ty Bell đưa ra thị trường, gọi là “Dịch vụ điện thoại di động cải tiến” (IMTS), hệ thống này có nhiều cải tiến như quay số trực tiếp và băng thông lớn hơn. Những hệ thống tế bào tương tự đầu tiên đều dựa trên IMTS và phát triển vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Những hệ thống này được gọi là “tế bào” bởi vì vùng phủ sóng của nó được chia ra thành những vùng nhỏ hơn hay “khe”, mỗi vùng nhỏ này do một máy thu và phát công suất nhỏ đáp ứng. Cho đến nay thông tin di động đã phát triển qua nhiều thế hệ, mỗi thế hệ mới ra đời dựa trên một công nghệ vượt trội hơn, cải tiến đáng kể dung lượng phổ tần. Các dịch vụ thơng tin di động nhờ đó cũng đa dạng hơn, tốc độ nhanh hơn và chất lượng cao hơn.

Thế hệ thứ nhất (1G) – Hệ thống thông tin di động tế bào tương tự.

Hệ thống thông tin di động tế bào HCMTS đã phát triển kỹ thuật thông tin tế bào và di động trên nhiều phương diện, đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trở thành tiêu chuẩn quốc gia của hệ thống thông tin di động tương tự của Mỹ – AMPS.

Thế hệ thứ hai (2G) – Hệ thống tế bào số.

Hệ thống này đầu tiên được phát triển vào cuối thập niên 80 khơng chỉ số hố tuyến điều khiển mà cịn số hố cả tín hiệu thoại. Mục đích chính của việc số hố là đưa ra các dịch vụ mới với chất lượng cao và tăng dung lượng thiết bị với giá thành hạ, kích thước giảm. Sự khác nhau lớn nhất giữa cấu hình của một hệ thống số và hệ thống tương tự hiện nay là phương thức truyền dẫn và thủ tục truy nhập. Trong hệ thống số, tín hiệu thoại khi truyền phải được chuyển đổi thành dạng tín hiệu số và các thơng tin phi thoại như fax, dữ liệu, hình ảnh cũng được truyền dưới dạng số bởi vì phương pháp truyền dẫn số hố có độ tin cậy lớn hơn nhiều so với kỹ thuật truyền dẫn tương tự.

Các hệ thông thông tin di động thế hệ 2 bao gồm: Hệ thống thông tin di động

toàn cầu (GSM), TDMA IS – 136, Hệ thống thông tin di động PDC, CDCM IS-95.

Trong đó, GSM sử dụng cơng nghệ TCMA (Đa truy nhập phân chia theo thời gian), các nước Châu Âu đều sử dụng công nghệ này và các lục địa khác cũng áp dụng.

Thế hệ chuyển tiếp (2,5G) – GPRS, EDGE.

GPRS là một trong những bước chuyển tiếp từ thế hệ thứ hai sang thế hệ thứ ba và có thể được coi là thế hệ 2,5. GPRS là giải pháp cho phép chuyển tải và thực hiện các dịch vụ truyền số liệu trên mạng điện thoại di động. GPRS sử dụng đa “khe” thời gian để tăng việc truyền dữ liệu nhưng không phân bổ các “khe” thời gian này cho một người sử dụng, mà nhiều người cùng sử dụng chung các “khe” thời gian để nhận và truyền dữ liệu khi cần. Nhờ vậy, GPRS sử dụng các tần số vơ tuyến có hiệu quả hơn rất nhiều, và làm tăng dung lượng của các sóng mang. Tuy nhiên, trong hoạt động của GPRS, các ứng dụng của người sử dụng không được đáp ứng một cách tức thì “khe” thời gian rỗi khi có u cầu nên ln có độ trễ nhất định trong việc truyền dữ liệu nhưng GPRS lại rất thích hợp cho các dịch vụ chuyển dữ liệu dạng gói như hiển thị web, truyền tải hình ảnh hoặc tải dữ liệu. Một đặc tính nữa của GPRS là người sử dụng có thể đặt chế độ luôn kết nối. Chế độ này không chiếm dụng các “khe” thời gian, mà “khe” thời gian chỉ được sử dụng khi dữ liệu được truyền đi hay nhận đến, nhưng nó cho phép sử dụng kết nối dịch vụ liên tục ví dụ như dịch vụ e- mail hoặc Intranet.

Giai đoạn tiếp theo của GPRS là EDGE và tiến tới phát triển công nghệ 3G trong tương lai. EDGE có thể coi là một lớp vật lý chung giữa 2 thế hệ 2 và 3 được đề xuất từ đầu năm 1997 cho hệ thống GSM đang chiếm tuyệt đối tại châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù cơng nghệ GSM cịn có những hạn chế nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Thế hệ thứ 3 (3G) – Công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 3.

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) khởi xướng IMT-2000 (truyền thông di động tồn cầu). Theo ITU để đảm bảo sự chính xác nhưng vẫn linh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển đối với các dịch vụ thông tin di động tiên tiến, các đặc tính kỹ thuật định nghĩa trong ITM-2000 là mạng chất lượng cao, dịch vụ và thiết bị đầu cuối; độ chuyên nghiệp trong thiết kế; khả năng chuyển vùng tồn cầu; tích hợp các dịch vụ với IMT-2000 và mạng cố định; khả năng của dịch vụ số liệu tiên tiến và dịch vụ đa phương tiện. Hội nghị vô tuyến quản lý của thế giới năm 1992 đã quyết định phân bổ tần số tồn cầu băng tần 2GHz cho những cơng nghệ theo tiêu chuẩn IMT-2000.

Công nghệ 3G liên quan đến những cải tiến đang thực hiện trong lĩnh vực truyền thông không dây cho điện thoại và dữ liệu thông qua bất kỳ chuẩn nào trong những chuẩn hiện nay. Công nghệ này sẽ nâng cao chất lượng thoại, và dịch vụ dữ liệu sẽ hỗ trợ việc gửi nội dung video và multimedia đến các thiết bị cầm tay và điện thoại thơng minh. Hai tiêu chuẩn chính của 3G là WCDMA và CDMA 2000.

MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA CÁC THẾ HỆ CƠNG NGHỆ

Độ rộng băng

tần (Kbit/s) Tính năng

1G AMPS/NMT 9.6 - Dịch vụ thoại analog

- Khơng có ứng dụng dữ liệu

2G GSM 9.6-14.4

- Dịch vụ thoại kỹ thuật số - Nhắn tin tăng cường - Roaming quốc tế

GPRS 9.6-115

- Nâng cấp của công nghệ GSM - Kết nối dễ dàng

- Dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 77 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)