ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN CỦA MẠNG VINAPHONE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 57 - 62)

5. Kết cấu đề tài

2.5 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN CỦA MẠNG VINAPHONE

VINAPHONE VÀ VIỄN THÔNG LONG AN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN.

Những kết quả đạt được trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ của mạng Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian qua là rất lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của Tập đoàn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mới ra đời, cạnh tranh trên thị trường TTDĐ Việt Nam nói chung và tại Long An nói riêng trở nên sôi động và ngày càng quyết liệt. Các doanh nghiệp mới sử dụng quyền được tự định giá cước của doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế để đưa ra mức cước dịch vụ thấp nhằm giành khách hàng, tăng thị phần. Mặc dù đã có sự chuẩn bị nhưng Vinaphone vẫn bị giảm đáng kể thị phần thuê bao điện thoại di động. Điều đó đặt ra những vấn đề tồn tại, yếu kém cần được khắc phục trong thời gian tới. Đó là:

2.5.1 Tồn tại từ yếu tố bên ngoài

- Trước đây do Vinaphone chiếm thị phần khống chế nên theo quy định của Nhà nước Vinaphone không được quyền tự quyết định giá cước dịch vụ. Điều này gây bất lợi cho khách hàng và giảm sức cạnh tranh của Vinaphone và Viễn thơng Long An. Trong khi đó chính sách Nhà nước tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế tự định giá cước dich vụ.

- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt biệt là các trạm thu phát sóng (BTS) đang gặp rất nhiều khó khăn do địa phương khơng cấp giấy phép xây dựng do lo ngại người dân phản đối vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe; Điện lực Long An (đang kinh doanh mạng EQN-Telecom) do cạnh tranh nên đã trì hỗn hoặc khơng ký hợp lắp điện kế cho các trạm BTS do Viễn thông Long An xây dựng cho mạng Vinaphone.

2.5.2 Tồn tại của Vinaphone và Viễn thông Long An.

- Do tồn tại lâu trong môi trường kinh doanh độc quyền nên khi chuyển sang môi trường cạnh tranh, Vinaphone và Viễn thơng Long An vẫn cịn tâm lý chủ quan, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh, chậm thay đổi cơ chế chính sách quản lý kinh tế.

- Đầu tư chưa theo kịp với yêu cầu phát triển mạng lưới. Nhu cầu phát triển thuê bao ĐTDĐ lớn, nhưng việc đầu tư mở rộng dung lượng tổng đài, các trạm BTS chậm, ảnh hưởng xấu đến cơ hội kinh doanh, thiếu hàng để bán.

- Qui định về quy trình cung cấp dịch vụ chậm được thay đổi cho phù hợp môi trường kinh doanh cạnh tranh.

- Việc phản ứng trước những thay đổi của thị trường còn chưa linh hoạt và chưa thực sự chủ động; Hoạt động quảng cáo cịn mang nặng tính giới thiệu, hệ thống phân phối hàng hoá chưa đa dạng, linh hoạt theo đòi hỏi của thị trường; Cơng tác nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh chưa được quan tâm đúng mức, thiếu linh hoạt và khó khăn trong việc đề ra các biện pháp điều hành sản xuất kinh doanh.

- Mơ hình kênh phân phối chưa được nghiên cứu đầy đủ: Chưa có sự phân biệt rõ ràng về quan điểm và chính sách phát triển kênh bán trực tiếp và kênh bán gián tiếp. Cơ chế bán thẻ trả trước tại Bưu cục (điểm bán trực tiếp hiện nay) tạo ra sự cạnh tranh với hệ thống đại lý (điểm bán gián tiếp) do chính Vinaphone và Viễn thông Long An chỉ định là không hợp lý.

- Công tác chăm sóc khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đồng bộ và chưa có sự theo dõi đánh giá. Nhìn chung, chưa thực hiện tốt tư duy hướng về khách hàng

- Trình độ quản lý chưa theo kịp trình độ phát triển mạng lưới, dịch vụ. - Cơ chế hạch toán và quản lý tập trung cao tại Tập đoàn đã tạo tâm lý ỷ lại, khơng khuyến khích các đơn vị thành viên phát huy được tính năng động, sáng tạo và giảm khả năng cạnh tranh của các đơn vị so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

2.5.3 Nguyên nhân các tồn tại của Vinaphone và Viễn thông Long An.

- Duy trì quá lâu khối hạch tốn phụ thuộc, khơng cịn phù hợp trong mơi trường cạnh tranh.

- Cơ chế phối hợp giữa Vinaphone và Viễn thông Long An trong phát triển hạ tầng mạng lưới và kinh doanh chưa chưa được quan tâm đúng mức.

- Viễn thông Long An chưa tập trung nguồn lực, đặt biệt là nhân lực cho hoạt động kinh doanh mạng Vinaphone. Các hoạt động Marketing chưa được quan tâm đúng mức.

2.5.4 Một số cơ hội, thách thức và các điểm mạnh, điểm yếu của Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Long An.

Có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của mạng Vinaphone và Viễn thông Long An trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An như sau:

Bảng 2.8: Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Vinaphone và Viễn thông Long An.

Cơ hội

- Nhu cầu và tỷ lệ thu nhập dành cho sử dụng dịch vụ ngày càng cao do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển.

- Cơ chế quản lý ngày càng nới rộng tạo sự linh hoạt, năng động cho các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu và triển khai các dịch vụ mới với hình thức thanh tốn phong phú và đa dạng.

- Phát triển các dịch vụ mới liên mạng di động – Internet, các dịch vụ đa phương tiện.

Thách thức

- Điều kiện kinh tế chưa phát triển đồng đều giữa các vùng nên buộc nhà cung cấp phải cân đối khi quyết định đầu tư.

- Thách thức về đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới.

- Thách thức về mức độ nhanh chóng xâm nhập và triển khai các dịch vụ mới của đối thủ cạnh tranh.

- Thách thức giảm cước dịch vụ, cải tiến hình thức tính cước dịch vụ (buộc các nhà khai thác dịch vụ di động phải tiết kiệm đầu tư, nâng cao

năng suất lao động để giảm chi phí đầu vào).

- Thách thức từ phía các doanh nghiệp mới có cơng nghệ tiên tiến hơn, cách tính cước có lợi hơn đối với người sử dụng.

Điểm mạnh

- Có sự đảm bảo về tài chính để đầu tư phát triển công nghệ, mạng lưới, thực hiện các chiến lược kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh.

- Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam nên đã tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp đối với người sử dụng.

- Có mạng lưới rộng khắp cả nước, cơ sở hạ tầng vững chắc, sử dụng công nghệ thông dụng và tương đối hiện đại. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh cho VNPT.

- Có cơ sở thuê bao đủ lớn để đảm bảo tập trung phát triển các dịch vụ mới.

- Công nghệ GSM là công nghệ phổ biến trên thế giới hiện này, có tính mở, cho phép Vinaphone phát triển công nghệ mới trên nền công nghệ đang sử dụng. Các thiết bị đầu cuối tương thích có nhiều loại đa dạng phù hợp với nhu cầu khác nhau của khách hàng. Cơng nghệ GSM cịn cho phép Vinaphone thực hiện đấu nối, roaming dễ dàng với các mạng viễn thông của các nhà khai thác

Điểm yếu

- Tính năng động, linh hoạt chưa cao, kém nhanh nhạy đối với sự biến đổi của môi trường. Ý thức cạnh tranh của cán bộ nhân viên chưa được nâng cao.

- Giá cước cao, chất lượng dịch vụ chưa thực sự tốt so với tiềm năng và yêu cầu của thị trường.

- Cơ chế quản lý chưa thực sự gắn kết được Vinaphone và Viễn thông Long An để nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Cơ chế quản lý cước chưa tạo cho Vinaphone chủ động trong sử dụng công cụ giá cước để cạnh tranh. - Do trong một thời gian dài độc

quyền cung cấp trên thị trường nên khách hàng vẫn chưa thực sự ủng hộ, luôn mong đợi và ủng hộ các nhà cung cấp mới tham gia thị trường.

- Ngoài mục tiêu kinh doanh còn phải thực hiện mục tiêu phục vụ nên Vinaphone và Viễn thông Long An vẫn phải đầu tư cả ở những vùng thị trường chưa có hoặc ít khả năng sử dụng dịch vụ di động.

khác.

- Vinaphone là mạng thông tin di động có vùng phủ sóng rộng. Với cơ sở hạ tầng và thị phần hiện có là một lợi thế lớn để duy trì sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ khác.

- Vinaphone và Viễn thơng Long An có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn lại nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý và khai thác mạng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)