ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 62 - 66)

5. Kết cấu đề tài

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

3.1.1 Xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sau khi Việt Nam gia nhập WTO. nhập WTO.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc Việt Nam gia nhập WTO không chỉ đem lại thuận lợi, cơ hội mà còn đưa lại những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực BCVT&CNTT.

Khi mở cửa thị trường, viễn thông sẽ là lĩnh vực được các đối tác nước ngoài đặc biệt quan tâm. Dịch vụ TTDĐ và các dịch vụ giá trị gia tăng khác được dự đốn là tiêu điểm của cạnh tranh. Chính vì vậy, thách thức đầu tiên mà các DN viễn thông Việt Nam phải đối mặt là vấn đề thị trường sẽ bị chia sẻ đáng kể khi các tập đồn viễn thơng lớn đầu tư vào Việt Nam. Cùng với vấn đề thị trường là vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. So với các nước tiên tiến, trình độ công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp viễn thơng Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khơng ít khó khăn khi phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi mới của một thị trường viễn thông mở cửa.

Bên cạnh những thách thức thì việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cũng mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, đặc biệt là việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ viễn thông và nâng cao năng lực trong môi trường cạnh tranh theo chuẩn mực quốc tế.

3.1.2 Chiến lược cạnh tranh của VNPT trong lĩnh vực dịch vụ TTDĐ.

Khi thị trường viễn thông bắt đầu có cạnh tranh, VNPT đã nhận thức được vai trị quan trọng của chiến lược kinh doanh nói chung cũng như chiến lược cạnh tranh

nói riêng. Cơng tác quản lý chiến lược đã được Tập đoàn đặc biệt quan tâm và đang ngày càng hoàn thiện. Chiến lược cạnh tranh trên thị trường TTDĐ là một chiến lược bộ phận trong hệ thống chiến lược kinh doanh của Tập đoàn. Quan điểm chiến lược của VNPT là luôn hướng tới khách hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất đảm bảo lợi ích của khách hàng ngày càng cao. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, với một môi trường cạnh tranh đầy biến động, VNPT xác định cần thực hiện một chiến lược cạnh tranh hướng tới việc tạo ra sự khác biệt của dịch vụ so với đối thủ đồng thời có phân đoạn thị trường từ đó xác định thị trường trọng tâm. Việc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm cũng như chất lượng của dịch vụ là vấn đề quyết định trong cạnh tranh của Vinaphone với mục đích xây dựng nên một thương hiệu mạnh nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của Vinaphone trên thị trường dịch vụ điện thoại di động Việt Nam.

3.1.3 Đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy

Đề án thí điểm hình thành Tập đồn BCVT VN được Tổng cơng ty BCVT VN xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ từ tháng 4/2002. Từ đó đến nay, cơng nghệ mạng lưới trên thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi, thị trường dịch vụ phát triển nhanh, đòi hỏi cơ cấu và phương thức tổ chức các doanh nghiệp viễn thơng cần có những điều chỉnh để phù hợp với cơng nghệ và thị trường, tiết kiệm các nguồn lực của đất nước, vì vậy việc tổ chức quản lý mạng viễn thông nội hạt với mơ hình Tổng cơng ty Viễn thơng I, II, III là khơng cịn phù hợp với điều kiện hiện nay. Để bảo đảm các mục tiêu của quá trình sắp xếp lại tổ chức (gọn nhẹ, năng động, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển liên tục), Tập đồn đề nghị Bộ Thơng tin và Truyền thông xem xét, chấp thuận việc không thành lập các Tổng công ty Viễn thông I, II, III trực thuộc Tập đồn. Cho phép Tập đồn được thực hiện thí điểm việc trực tiếp quản lý các đơn vị viễn thông nội hạt (Công ty Viễn thông tỉnh, thành phố sau khi tách từ Bưu điện tỉnh, thành phố hiện nay) trong thời gian tìm mơ hình quản lý phù hợp với cơng nghệ và yêu cầu của thị trường. Các Công ty Viễn thông tỉnh, thành phố này sẽ là đơn vị trực thuộc, hạch tốn phụ thuộc Tập đồn, có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, họat động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Tập đồn phê duyệt.

Cơng ty Dịch vụ viễn thông (Vinaphone) hiện nay sẽ chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vinaphone, là cơng ty con do Tập đồn VNPT (cơng ty mẹ) sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Theo cơ chế hoạt động của Tập đồn, cơng ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông chi phối theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty con. Công ty mẹ thực hiện quyền chi phối thông qua điều hành, quản lý mạng viễn thơng theo định hướng thống nhất của tồn Tập đồn; định hướng và lựa chọn công nghệ; nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới; cho vay theo cơ chế nội bộ; nghiên cứu khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, tổ chức phối hợp khai thác thị trường trong và ngoài nước, các chương trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng quy mơ lớn theo định hướng chung của Tập đoàn; sử dụng thương hiệu chung của Tập đoàn trong kinh doanh; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cơng ích Nhà nước giao.

3.1.4 Định hướng phát triển của VNPT đối với dịch vụ TTDĐ đến năm 2010 3.1.4.1 Công nghệ. 3.1.4.1 Công nghệ.

Định hướng của VNPT trong nhiều năm qua và vẫn tiếp tục theo đuổi trong những năm tiếp theo là đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển mạng di động thế hệ thứ 3, cho phép cung cấp các dịch vụ đa phương tiện di động cũng như dịch vụ tốc độ cao qua thuê bao di động.

Do sự thay đổi về công nghệ, sự hội tụ về viễn thông và tin học cũng xảy ra với mạng di động nên cấu trúc mạng di động phát triển mạnh theo xu hướng chuyển sang sử dụng cơng nghệ chuyển mạch gói với cấu trúc GPRS, 3G nhằm đáp ứng các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao.

Xu hướng liên mạng di động–Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi mà thị trường ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động và Internet.

Giai đoạn 2006-2010 sẽ triển khai cơng nghệ 3G, do đó các thiết bị thuộc cơng nghệ 3G sẽ từng bước thay thế thiết bị công nghệ 2G và 2G+. Phát triển mạnh di động nội vùng với các công nghệ iPAS, CDMA, GSM trên các khu vực có nhu cầu.

3.1.4.2 Phát triển mạng lưới.

VNPT tiếp tục chính sách mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng mạng. Các dịch vụ mới được cung cấp trong thời gian qua là bài học đắt giá về tầm

quan trọng của chất lượng dịch vụ. Dịch vụ Cityphone với chất lượng sóng kém đã phát triển chậm mặc dù giá cước rất rẻ. Ngay cả dịch vụ S-Fone của SPT, mặc dù được quảng cáo rầm rộ và chuyên nghiệp, chiến dịch khuyến mại lớn, giá cước rẻ hơn của VNPT nhưng do vùng phủ sóng cịn hạn chế nên phát triển chậm.

3.1.4.3 Dịch vụ.

Trước mắt VNPT vẫn tập trung chủ yếu vào mạng dịch vụ thoại vì đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp tục triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ roaming trong nước và quốc tế. Đồng thời với nâng cấp công nghệ khai thác, VNPT sẽ phát triển thị trường sang phục vụ các ứng dụng nội dung thơng tin tìm kiếm bắt tay với các đối tác tin cậy để hợp tác lâu dài. Phát triển dịch vụ di động nhiều ứng dụng do công nghệ GPRS hỗ trợ: Truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa, truy cập trực tiếp Internet qua GPRS, định vị thuê bao...

Việc phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ phải đi đôi với các biện pháp nâng cao năng suất lao động, hạ chi phí, giá thành dịch vụ, phấn đấu các dịch vụ viễn thơng trong đó có dịch vụ TTDĐ phải có giá cước thấp hơn hoặc tương đương so với các nước trong khu vực.

3.1.4.4 Giá cước.

VNPT chủ trương tiếp tục điều chỉnh giá, cơ cấu giá theo cơ chế thị trường. Phát triển nhiều loại hình có cơ cấu giá khác nhau. VNPT sẽ thực hiện chính sách giữ vững thị trường lớp cao, chấp nhận chia sẻ thị trường lớp dưới. Lấy di động trả sau làm công cụ cạnh tranh ở thị trường lớp cao và di động trả trước cạnh tranh ở thị trường lớp dưới.

Phát triển dịch vụ trả trước với nhiều loại hình và mệnh giá thẻ để cạnh tranh với các công ty mới gia nhập thị trường. Nghiên cứu triển khai các loại mệnh giá thẻ trả trước với hình thức thanh tốn mới để tăng sản lượng và doanh thu dịch vụ, nhằm vào nhóm khách hàng có thu nhập thấp hoặc có nhu cầu khơng thường xun. Đồng thời thu hút thuê bao trả trước của các mạng vô tuyến nội thị, di động nội vùng để thu hút khách hàng có thu nhập thấp.

Tăng dần tỷ trọng thuê bao trả sau nhằm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao hoặc có nhu cầu thường xuyên. Đối với các vùng kinh tế phát triển như khu

vực đô thị, thành phố lớn, triển khai mạng cơng nghệ có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ có ứng dụng dữ liệu di động. Tại các khu vực khác, tập trung phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng. Đặc biệt chú ý vào việc thu hút thuê bao trả sau để gia tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Giai đoạn 2006-2010, cước di động giảm bình quân 5%/năm.

3.1.4.5 Thị trường.

Chú trọng đến những vùng thị trường quan trọng như các vùng kinh tế trọng điểm, các điểm du lịch, các khách hàng lớn, các dịch vụ trọng yếu có tỷ trọng doanh thu cao.., từng bước hướng tới các thị trường nông thơn. Phát triển nhanh các dịch vụ mới có tốc độ tăng trưởng cao trong đó có dịch vụ TTDĐ.

3.1.4.6 Định hướng kinh doanh.

VNPT chủ trương phát triển các hình thức bán bn lưu lượng, bán lại lưu lượng và chú trọng đến dịch vụ kết nối với các nhà khai thác khác.

3.1.4.7 Kênh phân phối

VNPT thực hiện chủ trương phát triển rộng khắp các kênh bán hàng, đa dạng hố các hình thức bán hàng, tận dụng nguồn lực xã hội để bán hàng cho VNPT.

3.1.4.8 Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thuê bao di động đến năm 2010

Mục tiêu của VNPT đặt ra là đến cuối năm 2010 thị phần thuê bao điện thoại di động sẽ giữ ở mức 60 – 70% (bao gồm 2 mạng Vinaphone và Mobifone), mạng thông tin di động có khoảng 21,5 triệu thuê bao, tốc độ tăng trưởng thuê bao bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt khoảng 23,16%.

Tuy nhiên đến hết năm 2008, tổng số thuê bao cả 2 mạng Vinaphone và Mobifone là 38 triệu thuê bao, chiếm 54,05% thị phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)