Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ TTDĐ của VNPT trên địa bàn tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 32 - 42)

5. Kết cấu đề tài

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM

2.1.4 Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ TTDĐ của VNPT trên địa bàn tỉnh Long An

thực hiện phương án chia tách Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Viễn thông Long An là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông công nghệ thông tin như sau:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt bảo dưỡng các cơng trình viễn thơng – công nghệ thông tin;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên;

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.

2.1.4 Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ TTDĐ của VNPT trên địa bàn tỉnh Long An. Long An.

Việc tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ TTDĐ của VNPT được giao cho các đơn vị thành viên là Công ty Thông tin di động (Mobifone), Công ty dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) và các Viễn thông tỉnh, thành phố.

Công ty Mobifone hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh giữa VNPT với Tập đồn Comvik (Thụy Điển). Do có yếu tố nước ngồi nên Mobifone tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng hạ tầng kỷ thuật, mạng lưới, hệ thống các đại lý bán hàng độc lập với các Viễn thông tỉnh, thành phố và ít chịu tác động trực tiếp từ VNPT.

Ngược lại, Công ty Vinaphone được thành lập với 100% vốn của VNPT, chịu sự quản lý trực tiếp từ VNPT. Công ty Vinaphone được giao trách nhiệm quản lý hệ thống các Tổng đài chính ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ

Chí Minh, các trung tâm tỉnh .... Cịn các Viễn thơng tỉnh được giao tổ chức mạng lưới kinh doanh, xây dựng các trạm thu phát sóng tế bào (BTS) tại địa phương. Hay nói khác đi, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ của VNPT chính là năng lực cạnh tranh của mạng điện thoại di động Vinaphone do Công ty Dịch vụ Viễn thông và các Viễn thông tỉnh, thành phố trực tiếp tổ chức quản lý và kinh doanh.

Chính vì vậy, sau đây khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của VNPT trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An, luận văn xin đánh giá năng lực cạnh tranh của mạng di động Vinaphone do Viễn thông Long An trực tiếp kinh doanh.

2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI LỰC CỦA MẠNG

VINAPHONE VÀ VIỄN THÔNG LONG AN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH LONG AN.

2.2.1 Năng lực về tài chính.

Kế hoạch đầu tư vốn cho mạng điện thoại di động Vinaphone giai đoạn 2006- 2010 là 22.000 tỷ đồng. Trong năm 2008, trên 1.000 tỷ đồng dành riêng cho đầu tư

Hình 2.2: Mơ hình tổ chức kinh doanh dịch vụ TTDĐ mạng Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An

TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM (VNPT)

Cơng ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone)

VNP2

Viễn thông Long An Bưu cục Đại lý Tổng đại lý

xây dựng mới 5.000 trạm BTS để nâng cao chất lượng mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng. Tại địa bàn Long An xây dựng mới 98 trạm BTS với tổng vốn đầu tư là 19,6 tỷ đồng. Năm 2009 dự kiến đầu tư tiếp 83 trạm BTS, sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng số trạm BTS tại Long An lên gần 250 trạm. Như vậy năng lực tài chính của Viễn thơng Long An rất mạnh đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới của mạng VinaPhone.

2.2.2 Năng lực sản xuất.

Mạng lưới thông tin di động:

Về phần chuyển mạch, tính đến cuối năm 2008, trên toàn quốc mạng Vinaphone có 60 tổng đài chuyển mạch di động MSC. Trong quý I/2009 đang phấn đấu thi tuyển để giành giấy phép triển khai công nghệ 3G nên các thiết bị thuộc công nghệ 2G và 2G+ sẽ dần được thay thế bằng các thiết bị thuộc công nghệ 3G.

Về phần vơ tuyến có 300 thiết bị điều khiển thu phát vô tuyến BSC và 15.000 trạm thu phát vơ tuyến BTS phủ sóng đến tất cả 64/64 tỉnh thành, các khu vực từ thành phố cho đến nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh. Tại Long An, hạ tầng mạng Vinaphone trong năm 2008 đã được đầu tư mạnh mẽ, phủ sóng đến tất cả các khu cụm công nghiệp, khu dân cư, các xã vùng sâu vùng xa, dọc các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh lộ ...Hiện nay, tại Long An có gần 200 trạm BTS mạng Vinaphone, trong đó có 98 trạm mới đầu tư trong năm 2008. Năm 2009 dự kiến xây dựng thêm 83 trạm BTS nữa. Như vậy, mạng Vinaphone gần như phủ kín tồn bộ diện tích trên địa bàn tỉnh.

Về cung cấp dịch vụ có hệ thống cung cấp dịch vụ trả tiền trước dựa trên công nghệ SN (Service Node) của Comverse; Hệ thống dịch vụ bản tin ngắn SMS; Hệ thống cung cấp dịch vụ hộp thư thoại VMS; Đang nâng cấp hệ thống chuyển mạch SN lên công nghệ mạng thông tin IN của Ericson với các dịch vụ giá trị gia tăng như: tải hình ảnh, logo, nhạc…

Về hệ thống tiếp cận khách hàng có các Trung tâm dịch vụ khách hàng tại ba khu vực: miền Bắc (VNP1), miền Nam (VNP2) và miền Trung (VNP3). Cùng hoạt động với những trung tâm này là Trung tâm dịch vụ khách hàng của các Viễn thông tỉnh, thành phố; Bưu điện tỉnh thành, hệ thống các đại lý của công ty.

Ngay từ đầu mạng Vinaphone đã được đầu tư theo hướng tiến thẳng vào hiện đại hố, lựa chọn cơng nghệ hiện đại và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Công nghệ khai thác dịch vụ TTDĐ của Vinaphone là công nghệ GSM. GSM là thế hệ công nghệ di động thứ 2, có độ an tồn và chất lượng cuộc gọi cao.

Công nghệ GSM cho phép các thuê bao điện thoại di động dễ dàng chuyển vùng quốc tế. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều dịch vụ gia tăng giá trị trên nền GSM. Đồng thời Vinaphone có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp cơng nghệ và thiết bị cho mình. Trong năm 2008, Vinaphone đang nổ lực phát triển mạng di động lên thế hệ 3G, trên cơ sở cơng nghệ thế hệ 2G hiện có.

Chất lượng dịch vụ:

Ngày 18/06/2008, Cục quản lý chất lượng Bưu chính Viễn thơng và cơng nghệ thơng tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã công bố chất lượng 3 mạng di động lớn nhất tại Việt Nam là Viettel, Mobifone và Vinaphone.

Theo kết quả công bố, Mobifone tiếp tục là mạng di động dẫn đầu trên hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng chủ chốt, sau đó đến Viettel và Vinaphone.

Bảng 2.1: So sánh chất lượng dịch vụ giữa 3 mạng Mobifone, Viettel và Vinaphone.

Chỉ tiêu chất lượng Mobifone Viettel Vinaphone Điểm đạt chuẩn

Điểm chất lượng thoại 3,522 3,517 3,383 Trên 3 điểm

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 0,29% 0,35% 0,5% Dưới 3%

Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyển mạch thành cơng và nhận tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong 60 giây

98,82% 91,72% 85,88% Trên 80%

Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ trên toàn mạng.

0,008 0,015 0,011 Số lượng khiếu

nại/100 khách hàng trong 3 tháng.

Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lật thành công.

98,17% 98,61% 98,25% Trên 92%

2.2.3 Nguồn nhân lực.

Do hiện trạng tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh và điều kiện thực tế hiện nay của Viễn thông Long An khơng thể phân tích riêng lao động dành cho lĩnh vực di động mà chỉ có thể phân tích lao động hoạt động trong lĩnh vực viễn thơng nói chung. Về năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp: Ban Giám đốc Viễn thông Long An ln bám sát chiến lược cạnh tranh của Tập đồn, cụ thể giai đoạn hiện nay là tập trung vào dịch vụ di động và Internet tốc độ cao. Ln quan tâm đến bài tốn hiệu quả kinh tế, chính sách đầu tư, cơng tác chăm sóc khách hàng, hình ảnh doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về số thuê bao/lao động, doanh thu/lao động luôn được nâng lên qua các năm và là doanh nghiệp đứng thứ 2 chỉ sau Viễn thơng Bình Dương về hiệu quả sử dụng lao động trong số 22 Viễn thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Về lực lượng lao động, đã xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thứ nhất là công tác tuyển dụng đã xây dựng Quy chế tuyển dụng làm cơ sở cho việc tuyển dụng đúng người, đúng việc. Thứ hai là công tác đào tạo, bồi dưỡng: Thường xuyên cử CBCNV tham dự các khóa học dài hạn, ngắn hạn để nâng cao trình độ chun mơn, mở các lớp bên cạnh xí nghiệp với nội dung chuyên đề để tập huấn kỷ năng nghiệp vụ cho CBCNV. Đến tháng 12/2008, cơ cấu lao động của Viễn thông Long An phân theo trình độ đào tạo là: Cao đẳng, Đại học và trên đại học: 40,73%, Trung cấp: 13,37%, Sơ cấp: 45,9%. Thứ ba là chính sách bồi dưỡng,

đãi ngộ, khuyến khích người lao động, Viễn thơng Long An đã ban hành nhiều chính sách quản lý, sử dụng lao động, khuyến khích người lao động nhằm phát huy tối đa năng lực của CBCNV, trong đó đáng chú ý là Quy chế phân phối tiền lương mới đã được xây dựng và thực hiện ở hầu hết các đơn vị cơ sở. Thứ tư là chính sách đánh giá, biện pháp kiểm tra và kỷ luật đối với CBCNV được coi trọng thông qua việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng thực sự là đòn bẩy làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

2.2.4 Hoạt động Marketing. Sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ.

Dịch vụ thuê bao trả sau – Vinaphone: Đây là dịch vụ thanh tốn sau, thơng

Vinaphone với mức cước thông tin thấp nhất. Ra đời sớm nhất, dịch vụ Vinaphone nhắm vào đối tượng khách hàng có nhu cầu cao về thơng tin di động, có lượng thơng tin thoại nhiều và là đối tượng có cơng việc năng động, thu nhập cao. Để sử dụng dịch vụ này khách hàng phải ký hợp đồng, đóng phí hồ mạng, trong khi sử dụng phải đóng cước thuê bao và cước cuộc gọi theo từng tháng.

Dịch vụ thuê bao trả tiền trước – VinaCard: Là dịch vụ điện thoại di động trả

tiền trước trên mạng Vinaphone được ra đời vào ngày 10/11/1999. Đây là dịch vụ đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng như không cần ký hợp đồng th bao, khơng trả cước hồ mạng và cước thuê bao, chi trả cước theo từng cuộc gọi, tự kiểm sốt được cước phí từng cuộc gọi... Dịch vụ này phù hợp nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ, các khách hàng có thu nhập vừa phải và khơng có nhu cầu gọi điện nhiều. Hiện nay, dịch vụ này chiếm gần 80% tổng số thuê bao mạng Vinaphone, đóng góp khoảng 55% doanh thu, điều này cho thấy hiệu quả của việc đầu tư vào sản phẩm.

Dịch vụ thuê bao trả tiền trước – VinaDaily: Là dịch vụ điện thoại di động trả

tiền trước, cước thuê bao ngày của Vinaphone. Khác với VinaCard, VinaDaily không giới hạn thời hạn sử dụng tài khoản, cước các cuộc gọi được trừ dần vào số dư tài khoản và hàng ngày hệ thống sẽ tự động khấu trừ cước thuê bao ngày từ tài khoản của khách hàng. Khi tài khoản hết tiền, hệ thống tự khoá chiều gọi đi và cho phép nghe trong một ngày để chờ nạp tiền. VinaDaily cũng mang nhiều tính năng thuận tiện cho khách hàng như VinaCard, ngồi ra nó cho phép người sử dụng tự quyết định thời hạn sử dụng tài khoản và có cước gọi thấp hơn (<30%) so với VinaCard. Sự ra đời của VinaDaily lại thể hiện thêm tính đa dạng dịch vụ của công ty. Dịch vụ VinaDaily đáp ứng nhu cầu khách hàng có thu nhập trung bình, có u cầu nhận cuộc gọi nhiều hơn hoặc có lưu lượng cuộc gọi các thời điểm trong năm không ổn định.

Dịch vụ thuê bao trả tiền trước – VinaText: Cước liên lạc thấp nhất, chủ yếu

sử dụng để nhắn tin đi và nhận cuộc gọi đến.

Ngoài các dịch vụ thoại cơ bản, mạng Vinaphone cịn có các dịch vụ giá trị gia tăng khác như:

- Dịch vụ bản tin nhắn (SMS); Email Notification (thông báo bằng SMS khi có email mới gửi tới hộp thư); WEB SMS (gửi SMS từ máy tính kết nối Internet tới

máy di động Vinaphone); VinaChat (dịch vụ Chat giữa các máy di động với nhau, theo các chủ đề); Ringtones Download (nhận các giai điệu nhạc qua các bản tin nhắn SMS); Pictures, Logo, Ringtones Message (nhận gửi các hình ảnh, logo, âm thanh qua bản tin nhắn SMS); SMS Information (tra cứu các thông tin thể thao, thời tiết, xổ số, tỷ giá ngoại tệ); SMS Mail (cho phép gửi email từ điện thoại di động qua chức năng bản tin nhắn).

- Các dịch vụ chờ cuộc gọi; Dịch vụ giữ cuộc gọi; Dịch vụ chặn cuộc gọi đi và đến; Dịch vụ hộp thư thoại; Dịch vụ Fax và data; Dịch vụ VinaphoneWap (truy cập Internet không dây) ….

- Các dịch vụ bình chọn giải trí thơng qua các đầu số: 1900/1800. - Dịch vụ chuyển vùng trong nước, chuyển vùng quốc tế (Roaming).

- Dịch vụ đồng bộ dữ liệu (VinaSyncML) là dịch vụ cho phép sao lưu, đồng bộ các dữ liệu cá nhân trên điện thoại di động như Danh bạ - Phonebook, Lịch làm việc – Calendar, Danh sách các việc cần làm – Task, Sổ ghi chép cá nhân – Note lên trang web VinaPortal của Vinaphone và ngược lại. Với dịch vụ này, khách hàng có thể yên tâm trong những trường hợp bất khả kháng như mất máy điện thoại, thất lạc SIM, SIM bị hỏng hay thay đổi máy mới bởi các thông tin quan trọng như danh bạ hay các ghi chép cá nhân khác đã được Vinaphone lưu trữ và chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể khơi phục dữ liệu. Dịch vụ đồng bộ dữ liệu VinaSyncML được Vinaphone cung cấp miễn phí cho tồn bộ các th bao trả trước và trả sau. Khi truy cập GPRS để truyền dữ liệu khách hàng trả cước sử dụng GPRS là 50đồng/Kb đã bao gồm thuế GTGT.

Giá cước dịch vụ

Do đặc điểm của chính sách trong quản lý viễn thông, giá cước dịch vụ Vinaphone không phải do VNPT tự quyết định (Phụ lục IV). Tuy nhiên, VNPT đã đề xuất các phương án cước với Bộ Thông tin và Truyền thông và được quyết định điều chỉnh giá cước nhiều lần. Giá cước dịch vụ được điều chỉnh giảm theo xu hướng chung của thế giới, phù hợp hơn với sức mua của người sử dụng. Mức cước dịch vụ TTDĐ hiện nay đã đạt mức trung bình của khu vực. Các hình thức tính cước cũng đa dạng hơn: thuê bao trả sau, thuê bao trả trước, thuê bao trả theo ngày…Cấu trúc cước

của VNPT cũng được điều chỉnh tích cực từ chỗ phụ thuộc vào phạm vi phủ sóng, cước dịch vụ được tính theo 3 mức (nội vùng, cận vùng và cách vùng) chuyển sang tính theo 2 mức (nội vùng và liên vùng), cho đến nay đã chuyển sang chỉ tính theo một mức cước thống nhất trên tồn quốc chỉ cịn phân biệt nội mạng và ngoại mạng. VNPT cũng đưa ra nhiều phương pháp tính cước mới nhằm khuyến khích người tiêu dùng như giảm giá cho khách hàng sử dụng nhiều, bán hàng theo gói cước (Phụ lục III). Có thể thấy rõ trong bảng so sánh giá cước của mạng di động Vinaphone so với mạng Mobifone và Viettel tại thời điểm tháng 12/2008.

Bảng 2.2: So sánh giá cước mạng di động Vinaphone với Mobifone và Viettel.

Dịch vụ Vinaphone (VNP) Mobifone Viettel Giá cước (VNĐ) So với VNP (%) Giá cước (VNĐ) So với VNP (%) Dịch vụ trả tiền sau

Cước hòa mạng/máy 120.000 120.000 Bằng nhau Miễn cước

Thuê bao tháng/máy 55.000 55.000 Bằng nhau 59.000 + 7,27 Cước gọi ngoài mạng/phút 1.200 1.200 Bằng nhau 1.190 - 0,83

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)