PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu đề tài

2.3 PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ

DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN.

Năm 2008, thị trường di động Việt Nam phát triển thêm khoảng 20 triệu thuê bao thực. Với con số này, thị trường di động năm 2008 vẫn tiếp tục bùng nổ với mức tăng trưởng khoảng 60%-80% so với năm 2007. Tuy chưa đạt mức tăng trưởng gấp đôi năm 2007, nhưng đây sẽ là năm đạt mức độ tăng trưởng thuê bao lớn nhất trong lịch sử ngành thông tin di động Việt Nam. Sự tăng trưởng bùng nổ này được đánh giá là sẽ kéo sang năm 2009 để rồi bảo hòa vào năm 2010.

Tại Long An, ngồi mạng Vinaphone cịn có 5 doanh nghiệp khác cũng kinh doanh dịch vụ thông tin di động và đang cạnh tranh quyết liệt với mạng Vinaphone, các doanh nghiệp đó là:

2.3.1 Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel).

Viettel là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập từ năm 1996, đến năm 1998 được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ TTDĐ mặt đất. Viettel đã bắt đầu chính thức cung cấp dịch vụ TTDĐ từ tháng 10/2004, đến nay đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành trên cả nước. Viettel sử dụng công nghệ GSM, tuy mới gia nhập thị trường nhưng việc xây dựng thương hiệu cho dịch vụ điện thoại di động của Viettel khá hiệu quả. Ngồi ra, Viettel có sự linh hoạt trong các quyết định kinh doanh, Viettel được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ khuyến khích các nhà khai thác mới do thị phần nhỏ (năm 2006 chiếm 20,8%).

Hiện nay, Viettel đã được đưa vào vào danh sách các nhà khai thác chiếm thị phần khống chế và là đối thủ cạnh tranh số 1 của VNPT trong lĩnh vực thơng tin di động. Tuy mới chính thức cung cấp dịch vụ từ cuối năm 2004, nhưng đến nay Viettel đã tạo dựng được hình ảnh của mình và vươn lên vị trí dẫn đầu trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.

Hai lĩnh vực hiện đang được Viettel ưu tiên hàng đầu đó là: Chiến lược truyền thơng và phát triển kinh doanh. Viettel đã biết kết hợp nhuần nhiễn 2 yếu tố trên, truyền thông tạo nên sức mạnh trong kinh doanh và ngược lại kinh doanh tốt để đẩy mạnh truyền thông. Do thực hiện tốt các yếu tố trên nên Viettel lần lượt qua mặt đầu tiên là S-fone, tiếp theo là Vinaphone và cuối cùng là Mobifone để vươn lên vị trí dẫn đầu trong kinh doanh dịch vụ thơng tin di động tại Việt Nam.

Trong năm 2008, Viettel xây dựng mới 5.000 trạm BTS, nâng tổng số trạm BTS trong toàn quốc lên 10.000 trạm, tổng số thuê bao hiện có trên mạng khoảng 24 triệu thuê bao, doanh thu đạt 32 nghìn tỷ đồng.

Tại Long An,Viettel có 446.979 thuê bao và 156 trạm BTS, doanh thu năm 2008 đạt 300 tỷ đồng. Đây là đối thủ cạnh tranh chính và quyết liệt nhất của mạng Vinaphone.

2.3.2 Công ty Thông tin di động (Mobifone)

Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Services Company - VMS) là doanh nghiệp nhà nước hạng 1 trực thuộc Tập đoàn VNPT. Được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1993, VMS trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, đánh dấu sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.

Đến nay, sau 15 năm phát triển và trưởng thành, Mobifone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 21 triệu thuê bao. Năm 2008, Mobifone xây dựng thêm 6.000 trạm BTS, nâng tổng số trên toàn mạng lên 10.000 trạm BTS và doanh thu đạt trên 1 tỷ USD. Mobifone hiện đang cung cấp gần 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại. Đội ngũ 3.000 cán bộ công nhân viên của Mobifone luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các yêu cầu của khách

hàng. Được người tiêu dùng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa thích nhất” trong nhiều năm liền.

Mobifone là mạng di động duy nhất đang tiến hành cổ phần hóa với bước đi đầu tiên là xây dựng phương án cổ phần hóa và lựa chọn nhà tư vấn nước ngoài. Dự kiến trong năm 2009, mạng di động này sẽ lựa chọn đối tác chiến lược và thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng.

Tại Long An, Mobifone có 300.316 th bao và 121 trạm BTS đang phát sóng. Doanh thu năm 2008 đạt gần 200 tỷ đồng. Mạng Mobifone vừa cạnh tranh trong phát triển thuê bao vừa hợp tác với Vinaphone trong sử dụng chung cơ sở hạ tầng vì đều cùng cơng ty mẹ là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.

2.3.3 Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thơng Sài Gịn (SPT).

Tháng 9/2001, công ty SPT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép hợp tác với công ty SLD Telecom Pte Ltd kinh doanh dịch vụ TTDĐ sử dụng công nghệ CDMA. Nhưng phải đến tháng 07/2003, SPT mới chính thức cung cấp dịch vụ với thương hiệu là S-Fone. Hiện nay, SPT đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành. Cách tính cước của SPT theo block 10 giây. SPT đưa ra cung cấp một số dịch vụ mới như hát Karaoke trên máy di động, nghe nhạc lúc chờ (Coloring)… Tuy nhiên, thời gian qua, do hạn chế về vùng phủ sóng và máy điện thoại đầu cuối chưa thuận tiện, nên thuê bao của SPT phát triển chưa mạnh. Tính đến hết năm 2008 S-Fone vẫn đì đẹt ở con số 6 triệu thuê bao. Sử dụng công nghệ CDMA để cung cấp dịch vụ TTDĐ, SPT có những lợi thế hơn so với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ GSM hiện tại là tốc độ truyền số liệu nhanh, nhưng có hạn chế là SIM số điện thoại gắn liền với máy điện thoại đầu cuối nên khách hàng không lựa chọn được nhiều model máy khác nhau theo sở thích.

Tại Long An, mạng S-Fone có 8.700 thuê bao và 16 trạm BTS đang phát sóng. Năng lực cạnh tranh với mạng Vinaphone không đáng kể.

2.3.4 Công ty Viễn thông Điện lực (EVN-Telecom).

EVN-Telecom là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và là đơn vị thành viên hạch tốn độc lập, trực thuộc Tổng cơng ty Điện lực Việt Nam, EVN-Telecom được thành lập năm 2002. Chức năng của EVN-Telecom là quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, cải tạo và nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin viễn thông

điện lực, đảm bảo phục vụ công tác điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành điện lực Việt Nam. Ngày 19/1/2001, EVN-Telecom đã được cấp phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc tế. EVN-Telecom lựa chọn công ty Lucent Technologies là nhà cung cấp để phát triển mạng CDMA tại miền Bắc. EVN- Telecom chính thức cơng bố thử nghiệm thành công ứng dụng công nghệ CDMA 2000 1x, dự kiến sẽ cung cấp các dịch vụ mới như e-mail có văn bản đính kèm, nhắn tin đa phương tiện, chat…. Tháng 2/2006, EVN-Telecom chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động. EVN-Telecom đang tiến hành lắp đặt hệ thống truyền dẫn cáp quang tại 64 tỉnh thành phố. Trong năm 2008, EVN đầu tư trên 3.700 tỷ đồng để nâng tổng số trạm BTS lên 2.500 trạm, đảm bảo mạng WLL CDMA phủ sóng tồn quốc về tất cả các huyện. Do mới tham gia thị trường nên mục tiêu của EVN-Telecom cung cấp dịch vụ có chất lượng cao và giá thấp để thu hút khách hàng. EVN-Telecom sẽ cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng bởi những dịch vụ này là thế mạnh của mạng CDMA. EVN-Telecom cũng sử dụng nhiều chiêu khuyến mại như tặng máy đầu cuối cho khách hàng…Tuy nhiên, chất lượng mạng của EVN-Telecom hiện nay vẫn còn kém, độ tin cậy chưa cao.

Tại Long An, EQN-Telecom có 25.515 thuê bao và 44 trạm BTS đang phát sóng. Khả năng cạnh tranh với mạng Vinaphone khơng đáng kể, tuy nhiên hiện nay EQN-Telecom đang tập trung vào dịch vụ vô tuyến cố định và cạnh tranh quyết liệt với mạng Vinaphone tại các địa bàn nông thôn.

2.3.5 Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (HT-Mobile).

Được thành lập từ năm 2001 với sự tham gia của các cổ đông là: Liên hiệp Khoa học Sản xuất công nghệ cao - Viễn thông - Tin học; Công ty Điện tử Hà Nội. Cuối tháng 4/2003, Bộ Bưu chính Viễn thơng đã cấp phép cho HT-Mobile tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất. Đây là dự án mạng thông tin di động với tổng số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay (khoảng 700 triệu USD). HT-Mobile lựa chọn Nortel Networks để xây dựng mạng CDMA trên toàn quốc sử dụng công nghệ CDMA2000 1x và 1xEV-DO. Kế hoạch của HT-Mobile là cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ điện thoại di động trong nước và roaming; dịch vụ điện thoại di động thẻ trả trước; điện thoại không dây cố định; di động dùng riêng; dịch vụ truyền số liệu... trên

phạm vi toàn quốc. Định hướng của HT-Mobile là xây dựng một hệ thống thông tin viễn thơng hiện đại, có cơng nghệ tiên tiến, cung cấp các dịch vụ viễn thông hướng tới mạng viễn thông số đa dịch vụ băng thông rộng và định hướng phát triển lên các hệ thống thông tin di động thế hệ cao hơn. Năm 2006, HT-Mobile thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thoại di động, chính thức khai trương ngày 16/01/2007 với thương hiệu là HT-Mobile. HT-Mobile cũng tuyên bố đã sẵn sàng cho việc ứng dụng 3G. Tuy mới ra mắt đầu năm 2007, HT-Mobile đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng bởi giá cước rẻ và chiến lược marketing hấp dẫn. Đặc biệt từ ngày 5/4/2007, HT- Mobile tiếp tục tung ra chương trình khuyến mại gây sốc mới mang tên “Không sợ hết tiền, chỉ sợ hết pin” cho phép khách hàng được gọi điện và nhắn tin nội mạng 092 miễn phí khơng giới hạn thời gian cũng như số lượng tin nhắn trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, đầu năm 2008 HT-Mobile đã xin phép Bộ thông tin và Truyền thông chuyển sang sử dụng công nghệ GSM và đã được chấp thuận. Hiện nay, HT- Mobile đang khẩn trương xây dựng lại mạng lưới.

Tại Long An, HT-Mobile có 176 thuê bao và 24 trạm BTS đang phát sóng. Khả năng cạnh tranh với mạng Vinaphone là khơng đáng kể.

Từ các phân tích trên, trong sáu nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh Long An thì Viettel là đối thủ cạnh tranh quyết liệt nhất với mạng Vinaphone. Do đó, trong các phân tích sau luận văn sẽ tập trung so sánh đánh giá năng lực cạnh tranh chủ yếu giữa Viettel và mạng Vinaphone do Viễn thông Long An trực tiếp kinh doanh cung cấp đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh long an (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)