Tăng vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn thực trạng và các biện phát cải thiện (Trang 58 - 61)

Vốn tự có có vai trị to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, vì

vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vốn tự có khơng chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ (người gửi tiền). Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM đều quan tâm đến việc tăng vốn tự có.

Theo quan điểm của người viết, giải pháp vốn chính là giải pháp tiên quyết nhất cho chiến lược phát triển và cạnh tranh của SCB.

Các giải pháp để tăng vốn điều lệ:

Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.

Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực

địn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn

các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu.

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, cịn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ

phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế

như trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu khơng có tính chuyển

đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh

chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn. Mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng (đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên.

Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được

chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đơng của ngân hàng như khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thơng qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi

sự cân bằng của cán cân nợ vốn.

Theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và bản thân SCB nói riêng sẽ đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh, mức dộ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt và mức độ rủi ro cũng theo đó mà tăng lên. Với trình

độ cơng nghệ ngân hàng, trình độ quản trị rủi ro còn thấp kém như SCB thì phương

án tăng vốn bằng cách gọi vốn từ các cổ đơng chiến lược nước ngồi, đặc biệt là

những cổ đơng là những định chế tài chính có uy tín trên thế giới là một giải pháp

được xem là có nhiều ưu điểm, đã được các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt

Nam áp dụng và đã rất thành công như như ACB, EximBank…Giải pháp này còn

được gọi với một các tên là “song sinh” (twinning), theo đó một định chế tài chính

nước ngồi sẽ góp vốn, giúp ngân hàng trong nước phát hiện và thực thi những thay

đổi về quản trị, điều hành. Những định chế tài chính quốc tế tham gia vào hoạt động “song sinh” gần đây và đã khá thành công trên thị trường Việt Nam như IFC

(cơng ty tài chính quốc tế), HSBC, Standard Charter Bank, Deutsch Bank, ANZ, Morgan Stanley…

Sự tham gia của các định chế tài chính danh tiếng cửa nước ngồi với tư cách là cổ đơng sẽ góp phần giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị, điều

hành. Gọi vốn từ các cổ đông nước ngồi khơng chỉ giúp nhanh chóng tăng vốn mà cịn là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để SCB nhận chuyển giao những kinh

nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới. Những đối tác kể trên là những đối tượng mà SCB có thể nhắm tới trong kế hoạch lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngồi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn thực trạng và các biện phát cải thiện (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)