3.6.1 Nâng cao chất lượng độ ngũ nhân sự quản lý
SCB cần nhanh chóng xây dựng một cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự quản lý một cách công khai, minh bạch và khoa học hơn. Các tiêu chí để lựa chọn nhân sự quản lý phải theo khung năng lực tồn diện. Bên cạnh đó, SCB cũng cần phải xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng nhân sự quản lý nguồn nhằm đảm bảo tính kế thừa liên tục, tránh gây ra những xáo trộn không cần thiết khi có những biến
động về nhân sự quản lý, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của toàn hàng.
Một trong những điểm yếu của đội ngũ ban lãnh đạo SCB là kinh nghiệm
quản lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại cũng như kinh nghiệm sử dụng các công cụ quản lý tài chính-ngân hàng hiện đại và đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro. Để khắc phục các điểm yếu này, ngoài việc tự lũy kinh nghiệm theo thời gian thì bản thân các lãnh đạo cũng phải tích cực học tập, nghiên cứu để trang bị cho mình những kiến thức cũng như nhũng kỹ năng quản lý cần thiết. SCB có thể tổ chức những khóa đào tạo riêng cho các cấp quản lý mà giảng viên được mời từ các ngân hàng danh tiếng của nước ngoài, các chuyên gia tư vấn của nước ngồi am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong mảng nghiệp vụ mà ngân hàng quan tâm. Các khóa đào tạo này cần đặc biệt chú trọng đến xu thế mới trong sự phát triển của ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng trong nước, khu vực và thế giới, nhất là xu thế về sự thay đổi trong danh mục tài sản của một ngân hàng thương mại, vấn đề quản trị rủi ro và các kiến thức tài chính cao cấp như các cơng cụ phái sinh, quản trị rủi ro…Xây dựng được một dội ngũ lãnh đạo đủ tầm để chủ động hội nhập là điều kiện quan trong để SCB có thể thành cơng trong cạnh tranh.
3.6.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều hành
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác điều hành hoạt động
thường xuyên của ngân hàng, SCB cần phải thực hiện việc phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên ban điều hành và thực hiện sắp xếp lại mơ hình tổ chức các phịng ban hội sở theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho sự điều hành minh bạch, thông suốt.
Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng các công cụ quản lý bao gồm: + Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo sự thông của các luồng thông tin từ các cấp về ban điều hành và ngược lại. SCB cần tập trung xây dựng hệ thống thông quản lý thông tin điện tử. Đây là hệ thống quản lý hiện đại, hiệu quả đảm bảo sự nhanh chóng, thơng suốt và an tồn của các luồng thơng tin nội bộ cũng
như việc tiếp cận và xử lý các luồng thơng tin từ bên ngồi. Hệ thống thơng tin quản lý được nâng cao về chất lượng sẽ góp phần nâng cao năng lực xử lý thông tin và ra quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng.
+ Hoàn thiện việc thiết kế và sử dụng các mẫu báo cáo phù hợp nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như các biến động của thị trường để phục vụ cho vệc ra quyết
định của ban điều hành. Đặc biệt chú trọng đến các báo cáo phục vụ công tác quan
trị rủi ro.
+ Cần bổ sung và hồn thiện các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về an toàn và hiệu quả trong tồn hàng. SCB phải nhanh chóng triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9000-2001 ở tất cả các nghiệp vụ.
+ Tăng cường giám sát và kiểm sốt thơng qua vai trị của phịng kiểm tra- kiểm sốt nội bộ, ban kiểm soát hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ và
thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tốn độc lập hàng năm. Đối với phịng kiểm tra - kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát hội đồng quản trị và bộ phận kiểm tốn nội bộ
tín tốt trên thị trường thế giới như KPMG, E&Y,…để một mặt vừa đảm bảo độ tin cậy và trung thực của các báo cáo tài chính, mặt khác có thể khai thác và học hỏi kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trong việc kiểm tra, đánh giá các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, thơng qua đó ngân hàng có thể khắc phục các nhược
điểm của mình.
Trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng công nghệ và các công cụ quản lý hiện đại,
SCB nên chuyển từ cơ cấu tổ chức phân theo chức năng và vị trí địa lý (hệ thống chi nhánh các cấp) sang cơ cấu tổ chức theo mảng khách hàng và nhóm dịch vụ.
Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng cải thiện được chất lượng dịch vụ và phục vụ
khách hàng của mình tốt hơn
Việc phát triển mạng lưới cần phải được tính tốn kỹ lưỡng trên cơ sở điều tra khảo sát kỹ tình hình và đặc điểm của thị trường tiền gửi, thị trường tín dụng và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các đối tượng mà ngân hàng nhắm tới trong địa bàn mục tiêu trong hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Chấm dứt việc phát triển mạng lưới theo cảm tính thiếu cơ sở. Cần tập trung phát triển mạng lưới ở các địa bàn trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương…Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì tối
thiểu mỗi quận phải có một chi nhánh cấp 1 và một số phòng giao dịch, hạn chế phát triển chi nhánh ở những tỉnh nghèo ở miền Trung và miền Tây.
Song song với chiến lược phát triển mạng lưới cần phát triển số lượng máy ATM và gia tăng các tiện ích kèm theo thẻ ATM.