Đánh giá các năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần nhựa bình minh với sản phẩm ống nhựa dân dụng giai đoạn 2009 2015 (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.3 Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh

2.3.3 Đánh giá các năng lực cạnh tranh

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần

thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, dựa trên các tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một công ty thường bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ

lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài

chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp

đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix), qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao.

Q trình xây dựng cơng cụ ma trận này khơng khó khăn lắm đối với các doanh nghiệp. Vấn đềđặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tốđược đưa vào ma trận.

[25]

2.3.3.2. Quy trình đánh giá

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ. Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi bằng cách đưa vào đó các yếu tố quan trọng của môi trường bên trong để so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tốđại diện (thực tế có thểđịnh khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 4 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 5. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

[26]

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tốđược đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của tồn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình. Ngược lại, tổng sốđiểm trong ma trận nhỏ hơn 3,0 thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

Lưu đồ quá trình đánh giá như sau:

[27]

2.3.3.3. Khung đánh giá các năng lc cnh tranh:

Cuối cùng, thông qua khung đánh giá này sẽ xác định những năng lực cạnh tranh nào cần được duy trì, cũng như cần được củng cố thêm và những năng lực nào cần phải xây dựng. Từđó đề ra các biện pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các năng lực cạnh tranh cho Cơng ty.

Tóm lại, chương này là cơ sở lý thuyết cho nền tảng nghiên cứu, trên cơ sở đưa ra các cơng cụ phân tích nhằm xác định các năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh có được dựa trên cơ sở tổ chức cơng nghiệp và nguồn lực của công ty.

Công cụ đánh giá bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh doanh nghiệp nhằm đánh giá

được năng lực cạnh tranh của công ty trong mối tương quan so sánh với các đối thủ

cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từđó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

[28]

Chương 3 KT QU NGHIÊN CU V THANG ĐO VÀ CÁC

YU T TO RA GIÁ TR KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần nhựa bình minh với sản phẩm ống nhựa dân dụng giai đoạn 2009 2015 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)