CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
4.2 Phân tích nguồn lực của Nhựa Bình Minh
4.2.1 Truyền thống văn hóa Cơng ty:
Theo nhìn nhận từ các chuyên gia (kể cả các chuyên gia trong và ngoài nước khi
đến làm việc tại Bình Minh) mơi trường văn hóa tại Bình Minh được đánh giá khá cao. Công ty rất chăm lo đến việc tạo dựng các mối quan hệ giữa các thành viên, khuyến khích sự phối hợp và hợp tác trong cơng việc, duy trì các hoạt động mang tính truyền thống như tổ chức thăm ốm, đau bệnh, hiếu hỉ, hỗ trợ nhân viên… Đối với các hoạt động xã hội, công ty quan tâm đến việc hỗ trợ nhà tình thương, các hồn cảnh neo đơn, mẹ anh hùng liệt sỹ…
Công ty tiền thân là một xí nghiệp và cơng ty Nhà nước nên chủ trương dân chủ
và đoàn kết trên dưới tạo thành khối thống nhất. Đây chính là nền tảng trong văn hóa Bình Minh thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động của Cơng ty.
Trong cơng việc, cơng ty ln khuyến khích sự đối thoại và đặt lợi ích trên cái chung. Tuy không phải mọi người đều nhận thức đúng và trong từng thời điểm cũng có lúc cái chung chưa đứng trên cái riêng, song với tinh thần duy trì quan hệ tốt, đồn kết, tương trợ thì thái độ hợp tác, tránh đối đầu giúp dễđạt được sự thống nhất. Điều này cũng giúp mang lại môi trường làm việc tốt, thân thiện. Công ty rất chú trọng đào tạo về văn hóa ứng xử, chú trọng xây dựng hình ảnh người cán bộ cơng nhân viên có một nền tảng văn hóa tốt, nhân cách tốt (mở các lớp đào tạo về Tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao tiếp, giải quyết xung đột…).
Tuy nhiên mặt khác cũng cần phải thấy rằng, sự hòa nhã, dĩ hòa vi quý đơi khi khơng tạo ra cá tính và sự đột phá trong công việc. Điều này phản ánh một phần vào trong các hoạt động của cơng ty, đó là mọi hoạt động, mọi quyết định thường chỉ xuất phát từ cấp trên, và cấp trên cũng chờ đợi lãnh đạo cao nhất quyết định. Điều này cũng dẫn đến việc khó khăn trong việc phát hiện và bồi dưỡng nhân lực kế cận. Và thường công ty cũng rất ít khi thay đổi cán bộ dù vị trí đó chưa thực sự phát huy hết vai trị. Khi cơng ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây sẽ là một bất lợi.
Tính hệ thống trong công ty một mặt tạo ra sự nhất quán và thực thi các chính sách thuận lợi nhưng một mặt lại thiếu sự đặc sắc. Trong ngành ống nhựa, về mặt
[56]
công nghệ cũng như quy trình sản xuất được xem là đơn giản nên tính hệ thống đã phát huy tối đa tác dụng và tạo ra lợi thế cạnh tranh rất tốt cho Bình Minh.
Công ty đã tạo ra được ý thức rất tốt cho người Cán bộ cơng nhân viên Bình Minh. Phần lớn mọi người rất hiểu trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ những giá trị vốn có của Bình Minh và nhận thức được mình là một mắt xích trong chuỗi hoạt
động tạo ra Chất lượng và Uy tín thương hiệu. Trong sản xuất, ln đặt chất lượng lên hàng đầu, ngồi mơi trường sản xuất, luôn đặt uy tín cơng ty lên trên hết.
Bên cạnh đó, cơng ty ln khuyến khích các đóng góp cải tiến, mọi cán bộ công nhân viên, từ người công nhân cho đến các cán bộ, ai cũng bình đẳng trong việc đề
xuất các cải tiến. Hàng quý công ty luôn tổng kết đánh giá và khen thưởng những cải tiến hiệu quả, mang lại giá trị làm lợi dù nhỏ hay lớn.
Có thể tóm tắt mặt mạnh và mặt yếu trong Văn hóa Cơng ty như sau:
• Mặt mạnh:
Tinh thần đồn kết một lịng, đùm bọc, đồng tâm nhất trí của tồn thể cơng nhân viên vì mục đích chung trong mọi thời kỳ khó khăn cũng như hưng thịnh đã làm nền tảng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Cơng ty.
Đội ngũ cơng nhân viên Cơng ty có tinh thần hợp tác, trao đổi thông tin, tương trợ
lẫn nhau.
Ý thức cao về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn chất lượng và uy tín thương hiệu Bình Minh.
Truyền thống dân chủ và phát huy sáng kiến cải tiến giúp Công ty hoạt động mỗi ngày hiệu quả hơn, hợp lý hơn.
[57]
• Mặt yếu:
Cịn tồn tại tinh thần dĩ hòa vi quý, né tránh, vị nể. Chưa tạo ra sựđặc sắc, đột phá cao trong công việc, tính cạnh tranh thấp.
Nặng tính hệ thống nên đơi khi có phần cứng nhắc, trì trệ.
Tâm lý “vừa đủ” thể hiện trong việc chưa tận dụng triệt để nguồn lực để tăng trưởng phát triển nhanh hơn.
“Chính sách chất lượng” của cơng ty:
Chất lượng yếu tố hàng đầu,
Dịch vụ thỏa mãn nhu cầu người mua. Bình Minh thực hiện ISO
Mọi người phấn khởi thi đua khơng ngừng. Cam kết vì mục đích chung,
Liên tục cải tiến ta cùng tiến lên.
Theo ý kiến các chuyên gia, đây được xem là yếu tố cốt lõi tạo ra Chất lượng và Thương hiệu cho Bình Minh bên cạnh đặc điểm lịch sử phát triển từ rất sớm trong ngành ống nhựa mà khơng có cơng ty nào có thể có được.
4.2.2 Quản trị cấp cao:
Ban Lãnh đạo công ty là những người rất am hiểu trong ngành nhựa và sống cho ngành nghề này đã trên 20 năm. Là những người thấm nhuần nét văn hóa đặc trưng của Nhựa Bình Minh và ln trăn trở để đưa Bình Minh đi theo đúng tinh thần chính sách của các lãnh đạo thế hệ trước. Những quyết sách đúng đắn của Ban Quản Trị như
việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhất có thể, cơng nghệ tốt nhất, tiên phong đi đầu về công nghệ, sản xuất sản phẩm có đường kính lớn nhất tại Việt Nam… đã tạo nên lợi thế nhất định cho Công ty, làm tiền đề tốt cho sự phát triển bền vững.
Phong cách quản trị của các nhà Lãnh đạo Bình Minh mang phong cách Á Đông phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như con người Việt Nam.
[58]
4.2.3 Nguồn nhân lực:
Hình 4.7 Biểu đồ lao động Công ty (2004-2008)
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008)
Tăng trưởng về lao động là 3%/năm. Tăng trưởng sản lượng là 16% (xem trang 4). Như vậy năng suất lao động tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là kết quả của q trình tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động, cũng như lợi thế quy mô giúp cho năng suất lao động ngày càng tăng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Nhựa Bình Minh. Hình 4.8 Cơ cấu lao động công ty 2008 3 0.7% 52 15 3.3% 39 105 22.9% 37 86 18.8% 35 252 55.0% 30 458 100.0% 35 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
Ban lãnh đạo Quản lý Văn phòng Gián tiếp sản
xuất Trực tiếp sảnxuất Tổng cộng
CƠ CẤU LAO ĐỘNG Số lượng Tỷ lệ Tuổi bình quân Người (Người) (%) Nguồn: Nội bộ
[59]
Tuổi bình qn của lao động trong cơng ty nằm trong khoảng 30 – 39, đây là độ tuổi mà kỹ năng, kinh nghiệm, phong cách làm việc đã đạt độ chín. Theo số liệu của phịng Nhân sự, thâm niên bình quân của người lao động trong công ty là 12 năm (nguồn: nội bộ), với thời gian làm việc đó, người lao động hồn tồn thành thạo trong cơng việc của mình. Hình 4.9 Biểu đồ phân tích trình độ lao động 6 1.3% 71 15.1% 94 20.0% 239 50.9% 60 12.8% 470 100.0% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Trên Đại học Đại học Trung Cấp và Cao Đẳng Cấp 3 Khác Tổng cộng TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Nguồn: Nội bộ)
Về trình độ người lao động: có 6 người có trình độ trên Đại học (chiếm 1.3%),
Đại học 71 người (chiếm 15.1%), Trung cấp và Cao đẳng là 94 người (chiếm 20%).
Đội ngũ kỹ sư tại Bình Minh đạt tới năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại một cách chuyên nghiệp, được chuyên gia nước ngồi đánh giá rất cao. Lực lượng cơng nhân cũng được ghi nhận là có kỹ năng thuần thục và tinh thần trách nhiệm rất cao đối với chất lượng sản phẩm.
Đây là nguồn lực rất có giá trị, được đánh giá là chất lượng, tạo ra giá trị cao và làm nên bản sắc riêng cho nhựa Bình Minh. Nguồn nhân lực được đánh giá là nguồn lực cốt lõi tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho Nhựa Bình Minh theo góc nhìn của các chuyên gia trong việc tạo ra chất lượng và thương hiệu của công ty.
[60]
Tuy nhiên, bên cạnh tính chất đặc biệt giá trị trong nguồn lực như phân tích ở
trên thì ở một mặt khác, lực lượng lao động của Bình Minh cịn tồn tại tính chưa chuyên nghiệp, chưa đồng đều. Cán bộ quản lý tại công ty đều khá quen thuộc với phong cách hoạt động trong mơi trường thiếu tính cạnh tranh do đó khơng phát huy
được tất cả khả năng và dễ tạo tính ỳ, tính thiếu chuyên nghiệp. Đồng thời, khả năng,
trình độ và chất lượng trong đội ngũ quản lý của công ty cũng không đồng đều. Điều này dẫn đến khi công ty thực sự bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thương trường và tăng tốc để phát triển thì nguồn nhân lực khơng đáp ứng kịp theo qui mô phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong khảo sát khách hàng chúng ta thấy nhân tố “khả năng đáp ứng” của công ty không cao. Theo ý kiến các chuyên gia, bên cạnh những khó khăn khách quan mà cơng ty nào cũng khơng thểđáp ứng hồn tồn thì yếu tố chủ quan đó chính là tính chưa chun nghiệp của lực lượng lao động.
4.2.4 Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức hiện nay đã duy trì rất tốt trong giai đoạn trước đây nhờ sự tinh gọn nhưng trong bối cảnh mà mọi vấn đề thay đổi nhanh chóng và địi hỏi sự năng
động, theo kịp với sự phát triển chung thì cơ cấu hiện nay như một chiếc áo đã chật.
Đây chính là một phần nguyên nhân dẫn đến một số chức năng như thu thập thông tin và dự báo, nghiên cứu sản phẩm và triển khai sản phẩm mới… chưa theo kịp sự phát triển của Công ty và đáp ứng nhu cầu. Vì vậy nhân tố “khả năng đáp ứng”
của Cơng ty được khách hàng nhìn nhận là yếu.
4.2.5 Hệ thống kiểm soát chất lượng:
Bình Minh là một trong những đơn vị thực hiện ISO tốt nhất theo đánh giá của tổ
chức Quarcert. Hệ thống kiểm sốt chất lượng của cơng ty hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên hệ thống kiểm sốt chất lượng khơng được xem là cốt lõi vì các cơng ty cạnh tranh cũng có thể thiết lập được và thực tế khơng có sự vượt trội hẳn giữa các cơng ty.
[61]
Bình Minh thực hiện kiểm sốt chất lượng tốt khơng hẳn vì thiết lập được hệ
thống kiểm sốt tốt mà vì ý thức cao của người lao động đã giúp cho hệ thống vận hành hiệu quả và được đánh giá cao.
Qua đó, chất lượng sản phẩm của Cơng ty được nhìn nhận rộng rãi trong người tiêu dùng (Hàng Việt Nam chất lượng cao 11 năm liền, Thương hiệu Quốc gia).
4.2.6 Cơ sở hạ tầng:
Cơng ty có trụ sở chính và mặt bằng để sản xuất phụ tùng tại Quận 6 – TP. Hồ
Chí Minh. Nhà máy sản xuất ống đặt tại KCN Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương với diện tích khoảng 50 hec và một nhà máy đặt tại Hưng Yên. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của Công ty không phải là mạnh. Đặc biệt vị trí địa lý cách xa nhau giữa Nhà máy 2 và công ty làm hạn chế một số hoạt động. Nhất là nhà máy 2 là nhà máy sản xuất sản phẩm chủ lực, nơi tập trung hoạt động sản xuất chính của cơng ty.
4.2.7 Máy móc thiết bị:
So với các cơng ty thì Máy móc thiết bị của Bình Minh được đánh giá cao nhất, vượt trội, hệ thống dây chuyền của Công ty được đầu tư hiện đại nhất tại mỗi thời kỳ.
Đây cũng được xem là thế mạnh của Bình Minh trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, với khả năng của các Cơng ty trong ngành thì việc đầu tư máy móc thiết bị
hiện đại hồn tồn có khả năng thực hiện được. Nhất là khi các Cơng ty bên ngồi bước vào thị trường ống nhựa Việt Nam.
4.2.8 Mạng lưới phân phối:
Nói đến mạng lưới phân phối thì Bình Minh vượt trội so với các công ty trong ngành. Hiện tại cơng ty có tổng cộng 356 Đại lý, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có tới 149 Đại lý (chiếm tới 42%). Chính nhờ mạng lưới Đại lý mà hình ảnh cơng ty xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng thơng qua các bảng hiệu, thơng qua sự tư vấn khi mua sản phẩm, nâng cao uy tín của cơng ty. Đây là một thế mạnh mà chưa có cơng ty nào trong ngành có thể sánh được. Vì vậy mạng lưới phân phối được đánh giá là nguồn lực cốt lõi của Công ty mang lại cho khách hàng sự hài lòng ở nhân tố “Thuận tiện”.
[62]
Bảng 4.4 Tóm tắt đánh giá các nguồn lực của Công ty
STT Nguồn lực Đánh giá Đánh giá tính VRIN
1 Truyền thống văn hóa cơng ty Vượt trội Cốt lõi 2 Nguồn nhân lực Vượt trội Cốt lõi 3 Mạng lưới phân phối Mạnh Cốt lõi
4 Quản trị cấp cao Tương đối mạnh Thông thường
5 Cơ cấu tổ chức Yếu Thông thường
6 Hệ thống kiểm soát chất lượng Tương đối mạnh Thơng thường
7 Máy móc thiết bị Vượt trội Thông thường
[63]
Chương 5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO NHỰA BÌNH MINH
Từ kết quả phân tích của chương 4 cho chúng ta thấy có 3 nguồn lực được xem là cốt lõi và là thế mạnh của Nhựa Bình Minh:
Bảng 5.1. Bảng các nguồn lực cốt lõi của Nhựa Bình Minh
STT Nguồn lực Đánh giá Đánh giá tính VRIN
1 Truyền thống văn hóa cơng ty Vượt trội Cốt lõi 2 Nguồn nhân lực Vượt trội Cốt lõi 3 Mạng lưới phân phối Mạnh Cốt lõi
Đồng thời, các dạng nguồn lực cịn lại khơng được xem là cốt lõi nhưng cần có các giải pháp để cải thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Bảng 5.2. Bảng các nguồn lực thông thường của Nhựa Bình Minh
STT Nguồn lực Đánh giá Đánh giá tính VRIN
1 Quản trị cấp cao Tương đối mạnh Thông thường
2 Cơ cấu tổ chức Yếu Thông thường
3 Hệ thống kiểm sốt chất lượng Tương đối mạnh Thơng thường 4 Máy móc thiết bị Vượt trội Thơng thường 5 Cơ sở hạ tầng Trung bình Thơng thường
Trên cơ sở đó, trong chương này chúng ta sẽ xem xét một số giải pháp nhằm củng cố và nuôi dưỡng, phát triển các nguồn lực cốt lõi tạo ra thế mạnh cho Bình Minh, đồng thời khắc phục và cải thiện nguồn lực nào còn yếu nhằm mang lại các giá trị hơn nữa cho Bình Minh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty.
[64]
5.1 Nhóm giải pháp 1: Duy trì và nâng cao hơn nữa yếu tố “văn hóa doanh nghiệp”:
Như phân tích ở chương 5, “văn hóa doanh nghiệp” của cơng ty là điểm mạnh cốt lõi với những kết tinh truyền thống trong suốt 30 năm nay. Tuy nhiên, trong đó vẫn tồn tại một số điểm hạn chế của phong cách, truyền thống cũ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Trong giới hạn của đề tài, xin đề nghị một số giải pháp:
Xây dựng chương trình đánh giá về “văn hóa Bình Minh” nhằm nhận dạng rõ ràng hơn về “Văn hóa Bình Minh”, những nét đặc trưng, những truyền thống, những giá trị về văn hóa đã tích lũy và định hình trong cơng ty trong suốt 30 năm chặng đường phát triển.
Thực hiện các chương trình, các hoạt động hàng năm nhằm duy trì và ni dưỡng “Văn hóa Bình Minh”. “Văn hóa Bình Minh” phải là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, đồng thời phải luôn mở để hấp thụ những tinh hoa của văn hóa bên ngồi; vừa giữ gìn bản sắc vốn có vừa làm đặc sắc thêm “Văn hóa Bình Minh”.
Xây dựng các chuẩn mực về “Văn hóa Bình Minh” nhằm hồn thiện và nâng cao giá trị “Văn hóa Bình Minh”. Triển khai thực hiện các chuẩn mực này trong mọi