NH thừa vốn trong khi rất nhiều DN có nhu cầu lại không đủ điều kiện vay vốn đang là tình trạng phổ biến.
Đối với DN nhà nước: Sản xuất, kinh doanh không hiệu quả :
Những năm trước 2000, DN nhà nước là đối tượng khách hàng vay chính của NH. Cho vay DN nhà nước gần như chiếm 100% tổng dư nợ của các NHTM nhà nước.
Nhưng hiện nay, nhóm khách hàng này khơng được coi là đối tượng ưu tiên nữa (trừ DN trong các ngành điện lực, bưu chính viễn thơng, dầu khí và trong một số thời điểm là các DN than, cao su, cà phê, xi măng, lương thực...)
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình DN nhà nước hiện nay phổ biến là vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như khơng có, tài chính khơng lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tài sản bảo đảm khơng đủ tính chất pháp lý... Nhiều DN nhà nước do làm ăn yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến khơng có khả năng trả nợ và phát sinh nợ quá hạn. Các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản phổ biến tình trạng chậm vốn thanh quyết tốn các cơng trình khơng trả nợ NH đúng hạn, dẫn đến nợ gia hạn và quá hạn phát sinh.
Vì vậy, trong hai năm gần đây, đối với nhiều DN Nhà nước, NH tập trung vào thu nợ mà không cho vay hoặc giảm dần hạn mức tín dụng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM nhà nước (khối có tỉ trọng cho vay DN nhà nước lớn nhất) chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong hệ thống.
Đối với DN cổ phần hoá lại vướng thủ tục pháp lý :
Theo phản ánh của chi nhánh NH Cơng thương Đồng Nai, việc cấp tín dụng cho DN cổ phần hóa rất khó thực hiện vì các cơng ty nhà nước sau khi cổ phần hóa hầu hết chưa hoàn thành thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện các DN chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH Nhà nước một thành viên thì phải đổi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian rất lâu, từ 7 đến 10 tháng )
Bên cạnh đó, DN tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất khi trúng thầu muốn vay NH (NH nhận chính mảnh đất đó làm tài sản bảo đảm) để trả tiền nhưng tại thời điểm đó DN cũng chưa có sổ đỏ.
Ngoài ra, các DN nhà nước khi cổ phần hoá thường được đánh giá lại tài sản với giá trị rất thấp với vốn điều lệ ban đầu rất nhỏ. Nhiều DN cịn tìm mọi cách để đưa vào chi phí những khoản chi bất hợp lý để giảm lãi (thậm chí hạch tốn lỗ ) trong sản xuất kinh doanh trước khi cổ phần hóa.
Hồ sơ pháp lý của tài sản, nhất là bất động sản phần lớn chưa đầy đủ, hầu như thuê của Nhà nước, giá trị tiền thuê hàng năm rất nhỏ nên khi nhận tài sản thế chấp, NH không định giá được.
Có những tài sản khơng đủ cơ sở pháp lý để xin xác nhận. Tài sản thế chấp là động sản thì khó xác định giá trị vì phần lớn là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đều đã qua sử dụng lâu năm giá trị còn lại rất thấp.