Cơ quan quản lý nhà nước ngành Viễn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố cần thơ (Trang 42)

2.3.1. Cấp Trung ương

Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số

90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Bưu chính, Viễn thơng.

Bộ Bưu chính, Viễn thơng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vơ tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

Tháng 8 năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thơng tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ QLNN về báo chí và xuất bản.

Việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ là sự đổi tên thông thường mà còn thể hiện một tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Mối quan hệ giữa việc QLNN và hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông được thể hiện như sau:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG DOANH NGHIỆP VIỄN THƠNG NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THƠNG

Hình 2.5: Sơ đồ quản lý nhà nước chuyên ngành Viễn thơng

Tính thống nhất QLNN về thơng tin và truyền thông từ Trung ương

đến địa phương thể hiện ở chỗ thành lập 64 Sở Thông tin và Truyền thông

trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.3.2. Cấp tỉnh, thành phố

Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ ra Quyết

định số 28/2005/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính, Viễn thơng.

Sở Bưu chính, Viễn thơng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn thành phố về bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng và cơ sở hạ tầng thông tin…

Đây là mốc quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan QLNN

và các doanh nghiệp kinh doanh ngành Viễn thông tại thành phố.

Ngày 29/4/2008, UBND TP. Cần Thơ ra Quyết định số 35/QĐ-

Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng QLNN về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hóa - Thơng tin.

* Cơ cấu tổ chức của Sở thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ:

- Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc

- Văn phòng Sở và 4 phòng chuyên mơn; cán bộ, nhân viên: 26

Phó Giám đốc phụ trách Báo chí và Xuất bản Phó Giám đốc phụ trách Công nghệ Thông tin Giám đốc Phịng Cơng nghệ Thơng tin Phịng Báo chí và Xuất bản Văn phịng Phịng Bưu chính Viễn thơng Thanh tra Ghi chú:

: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

: Quan hệ công việc hai chiều

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ)

2.4. Thực trạng ngành Viễn thông thành phố Cần Thơ 2.4.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông

Hiện nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 7 doanh nghiệp hoạt động

cung cấp các dịch vụ viễn thông, bao gồm :

- Công ty Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang (CHTC) - Bưu điện thành phố Cần Thơ

- Trung tâm Thông tin di động Khu vực 4 - VMS Mobifone

- Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) - Chi nhánh Cần Thơ - Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom)

- Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính, Viễn thơng Sài Gịn (SPT) - Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (HT Mobile)

2.4.2. Năng lực mạng cung cấp dịch vụ viễn thông 2.4.2.1. Mạng truyền dẫn liên tỉnh 2.4.2.1. Mạng truyền dẫn liên tỉnh

Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh

cho mạng ĐTCĐ của thành phố, c¸c mạng di động, POP Internet vμ VoIP của các doanh nghiệp, tín hiệu truyền hình…

Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn thành phố hiện nay chủ yếu do các đơn vị: CHTC (VTN), Viettel, EVN, SPT cung cấp và quản lý.

Hiện nay VTN quản lý 2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh:

- Truyền dẫn quang: thuộc vòng Ring: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu - Cà Mau – Rạch Giá – Long Xuyên – Cao Lãnh - Cần Thơ.

- Truyền dẫn viba dự phòng.

2.4.2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh:

Chủ yếu do CHTC, Viettel, EVN, SPT đầu tư quản lý và sử dụng, các doanh nghiệp khác thuê lại đường truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng.

- CHTC có 36 tuyến truyền dẫn, 22/36 tuyến sử dụng phương thức truyền dẫn quang, tổng chiều dài các tuyến truyền dẫn là 564,55 km.

- Viettel có 71 tuyến truyền dẫn quang, với tổng dung lượng là 546 luồng E1, tổng chiều dài 327,642 km.

- EVN có 25 tuyến truyền dẫn, tất cả các tuyến đều sử dụng phương thức truyền dẫn quang, tổng chiều các tuyến truyền dẫn là 260,5 km.

2.4.2.3. Mạng ngoại vi

Mạng ngoại vi của CHTC được đặc biệt quan tâm và đầu tư, đáp ứng

được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của chính quyền địa phương và nhân

dân. Để nâng cao chất lượng mạng, rút ngắn cự ly phục vụ từ các bộ tập trung thuê bao đến thiết bị đầu cuối, CHTC và các doanh nghiệp viễn thông khác

(Viettel, EVN …) đã mở rộng trạm chuyển mạch, các bộ tập trung thuê bao do vậy bán kính phục vụ đường dây thuê bao bình quân của các trạm giảm đáng kể.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhanh nhu cầu lắp đặt của người dân, các

doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phát triển về số lượng mà chưa chú ý đến đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng, nên chất lượng mạng còn nhiều hạn chế.

Hiện tại các trạm thuộc khu vực các quận nội thành và trung tâm các huyện đã được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ chưa cao. Trong thời điểm hiện tại

mạng cáp gốc của CHTC và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác đã phần lớn đáp ứng được nhu cầu phát triển thuê bao trên địa bàn thành phố.

Hệ thống cống bể cáp: hiện tại cáp ngầm thường sử dụng các loại cáp có trên 200 đơi, độ dài tuyến cáp đi trong cống khoảng 406,155km.

Hệ thống đường cột treo cáp: chiều dài cáp treo (trung bình) là

3.255,459km, sử dụng loại cáp có hiệu suất sử dụng tuyến cột từ 20 đến 100. Hiện tại cáp chính ngầm hóa 60%. Ở các huyện tỷ lệ ngầm hóa khơng cao, hầu hết là sử dụng cáp treo. Các tuyến cáp được ngầm hóa chủ yếu là các

tuyến trong thị trấn, trong các quận nhằm tạo mỹ quan cho các khu đô thị.

2.4.2.4. Mạng thông tin di động

Trên địa bàn thành phố có 6 mạng ĐTDĐ, trong đó có 3 mạng sử

dụng công nghệ GSM: mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile; 3 mạng sử dụng công nghệ CDMA: mạng S-Fone của SPT, mạng E-Mobile của EVN và mạng HT-Mobile của Hanoi Telecom. Hiện tại mạng di động đã phủ sóng

đến 100% trung tâm các quận, huyện, thị trấn trong thành phố.

- Mạng Vinaphone do công ty dịch vụ viễn thông GPC xây dựng và quản lý, đến tháng 6/2008 mạng có 27 trạm thu phát sóng di động, chủ yếu

được lắp đặt, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và được quản lý chung với các

trạm Viễn thông của bưu điện thành phố.

- Mạng Mobifone do công ty VMS xây dựng và quản lý, hiện mạng có 39 trạm thu phát sóng di động.

- Mạng Viettel Mobile do Viettel Telecom xây dựng, quản lý và tổ chức việc kinh doanh trên địa bàn thành phố. Hiện mạng có 69 trạm thu phát sóng di động, chủ yếu lắp đặt tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

- Mạng E-Mobile do EVN Telecom xây dựng có 31 trạm thu phát sóng di động trên địa bàn thành phố.

- Mạng S-Fone do Stelecom (đơn vị thuộc SPT) xây dựng và quản lý.

Đến 6/2008 đã có 11 trạm phát sóng di động trên địa bàn thành phố. Lắp đặt

tại các bưu điện quận, huyện và các tổ chức, các nhân trên địa bàn.

- Mạng HT-Mobile do HT Mobile xây dựng và quản lý. Hiện mạng có 9 vị trí trạm phát sóng di động trên địa bàn thành phố. Lắp đặt tại các bưu

điện quận, huyện và các tổ chức, các nhân trên địa bàn.

Toàn bộ các trạm thu phát sóng di động mạng GSM của các doanh nghiệp đều là trạm thu phát sóng di động khơng người trực hoặc đi thuê, do

với Bưu điện TP. Cần Thơ và Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) hoạt động khá ổn định, việc xử lý ứng cứu khi có sự cố cũng nhanh hơn, an tồn an ninh

đối với các trạm này tương đối tốt.

Đối với các vị trí trạm thu phát sóng di động lắp đặt riêng, thuê địa điểm của các tổ chức, cá nhân để lắp đặt thiết bị, thì phần lớn chưa thực hiện đủ các điều kiện và phương án kỹ thuật trong công tác quản lý, giám sát trạm,

một số trạm chưa trang bị đủ điều kiện để thiết bị hoạt động như máy phát,

thiết bị phòng chống cháy nổ…, điều này đã làm gián đoạn thông tin tại khu

vực.

Các mạng điện thoại công nghệ CDMA mới được triển khai cung cấp tại Cần Thơ: EVN, HT-Mobile và S-Fone. CDMA là công nghệ hiện đại có

khả năng khắc phục những hạn chế của hệ thống cơng nghệ GSM về bán kính vùng phủ sóng, dung lượng, tốc độ và chất lượng dịch vụ. Việc phát triển hệ thống công nghệ CDMA sẽ tạo ra một khả năng nhanh chóng mở rộng hệ thống thông tin di động và truy nhập với tốc độ cao, đặc biệt đối với vùng

Bảng 2.1: Hiện trạng vị trí trạm BTS theo quận, huyện đến 06/2008 T T T Đơn vị hành chính Vina Phone Mobi

Fone Viettel SFone EVN

HT Mobile Tổng số trạm BTS Bán kính phục vụ (km) 1 Q. Ninh Kiều 6 13 23 5 9 4 60 0,39 2 Q. Cái Răng 4 2 3 1 3 13 1,30 3 Q. Bình Thủy 3 6 10 1 4 2 26 0,93 4 Q. Ơ Mơn 4 6 9 1 3 1 24 1,29 5 H. Phong Điền 2 2 5 2 11 1,89 6 H. Cờ Đỏ 4 3 6 4 17 2,74 7 H. Thốt Nốt 2 5 7 2 3 1 20 1,65 8 H. Vĩnh Thạnh 2 2 6 1 3 1 15 2,95 Tổng số 27 39 69 11 31 9 186 1,55

(Nguồn: Báo cáo từ các doanh nghiệp viễn thông)

Bảng 2.2: Thống kê số trạm BTS theo từng doanh nghiệp

STT Doanh nghiệp Số trạm BTS tính đến tháng 6/2008 Bán kính phục vụ bình quân 1 trạm BTS (km) 1 Vinaphone 27 4,05 2 Mobiphone 39 3,37 3 Viettel 69 2,53 4 EVN 31 3,78 5 HT-Mobile 9 7,01 6 S-Fone 11 6,34 Tổng 186 1,55

2.4.2.5. Mạng Internet và VoIP * Internet

Tại TP. Cần Thơ hiện CHTC,Viettel và EVN cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Mạng Internet tốc độ cao ADSL của Cần Thơ đã triển khai

cung cấp dịch vụ truy nhập tại 8/8 trung tâm quận, huyện.

* VoIP

Trên địa bàn TP. Cần Thơ hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai các POP để cung cấp dịch vụ VoIP (dịch vụ điện thoại giá rẻ), bao gồm:

- Dịch vụ 171 của bưu điện TP. Cần Thơ. - Dịch vụ 178 của Viettel.

- Dịch vụ 177 của SPT.

- Dịch vụ 179 của EVN Telecom.

2.4.2.6. Hệ thống chuyển mạch

Mạng ĐTCĐ của CHTC có 2 tổng đài HOST và 45 tổng đài vệ tinh: - Hệ thống tổng đài HOST I (Alcatel 1000E10) đặt tại phường An

Hội, quận Ninh Kiều có 39 tổng đài vệ tinh.

- Hệ thống tổng đài HOST II (Alcatel 1000E10) đặt tại phường An

Khánh, quận Ninh Kiều, có 6 tổng đài vệ tinh.

- Mạng ĐTCĐ của Viettel: Host (RSM) đặt tại phường An Thới, quận Bình Thủy và 22 tổng đài vệ tinh đặt tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố, với tổng dung lượng lắp đặt là 5.440 port đã sử dụng 1.667 port, hiệu

Bảng 2.3: Hiện trạng chuyển mạch theo quận, huyện STT Đơn vị hành chính Dung lượng lắp đặt (lines) Dung lượng sử dụng (lines) Hiệu suất sử dụng (%)

1 Quận Ninh Kiều 73.735 62.735 85

2 Quận Ơ Mơn 15.507 12.507 81

3 Quận Bình Thủy 36.443 29.443 81

4 Quận Cái Răng 13.255 10.355 78

5 Huyện Thốt Nốt 16.560 12.560 76

6 Huyện Vĩnh Thạnh 5.960 4.660 78

7 Huyện Cờ Đỏ 8.060 6.460 80

8 Huyện Phong Điền 4.976 3.776 76

Toàn thành phố 174.496 142.496 82

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ)

2.4.3. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông

2.4.3.1. Mạng lưới dịch vụ ngành Viễn thơng

Mạng lưới viễn thơng bố trí dày đặc với sự đóng góp của các nhà

cung cấp dịch vụ viễn thông: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Sfone, EVN Telecom, Hanoi Telecom. Một số mạng di động đã phủ kín tất cả các khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn TP. Cần Thơ.

- Hiện tại trên địa bàn thành phố có 3 DN tham gia cung cấp dịch vụ

ĐTCĐ: CHTC, Viettel và EVN Telecom. Trong đó CHTC vẫn chiếm một thị

Tính đến cuối năm 2005 số thuê bao ĐTCĐ trên địa bàn thành phố là 85.348 thuê bao, mật độ 7,5 (thuê bao/100 dân); cuối năm 2006 đạt 111.704

thuê bao, mật độ 9,8 (thuê bao/100 dân); cuối năm 2007 đạt 144.140 thuê bao,

đạt mật độ 12,6 (thuê bao/100 dân) và đến cuối năm 2008 đạt 152.864 thuê

bao, đạt mật độ 15,6 (thuê bao/100 dân).

Bảng 2.4: Thống kê số thuê bao ĐTCĐ giai đoạn 2005 – 2008

Năm Số thuê bao điện thoại cố định Mật độ thuê bao/100 dân Tốc độ phát triển (%) 2005 85.348 7,5 2006 111.704 9,8 31 2007 144.140 12,6 29 2008 152.864 15,6 6

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ)

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTDĐ trên địa bàn thành phố: Công ty thông tin di động (VMS) nhà cung cấp mạng di động Mobifone, Công ty dịch vụ Viễn thông GPC nhà cung cấp mạng di động Vinaphone, Viettel Mobile, EVN Telecom, HT Mobile và SPT.

Dịch vụ ĐTDĐ đã phủ sóng ở tất cả các trung tâm quận, huyện. Tính

bao, mật độ 12,44 (thuê bao/100 dân); cuối năm 2006 đạt 390.012 thuê bao,

mật độ 34,21 (thuê bao/100 dân); cuối năm 2007 đạt 867.847 thuê bao, đạt

mật độ 75,5 (thuê bao/100 dân) và đến cuối năm 2008 đạt 1.350.000 thuê bao,

đạt mật độ 86,6 (thuê bao/100 dân).

Bảng 2.5: Thống kê số thuê bao ĐTDĐ giai đoạn 2005 – 2008

Năm Số thuê bao điện thoại di động

Mật độ (thuê bao/100 dân)

Tốc độ phát triển (%) 2005 141.562 12,44 2006 390.012 34,21 176 2007 867.847 75,7 123 2008 1.350.000 86,6 56

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ)

- Dịch vụ truy cập Internet đã được CHTC, Viettel và EVN Telecom cung cấp chủ yếu phân bố tập trung ở khu vực trung tâm thành phố như quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ơ Mơn, các huyện vùng xa hầu như chưa có dịch vụ Internet băng rộng ADSL .

phố là 10.160 thuê bao, mật độ 0,89 (thuê bao/100 dân); cuối năm 2006 đạt

12.466 thuê bao, mật độ 1,1 (thuê bao/100 dân); cuối năm 2007 đạt 43.460

thuê bao, đạt mật độ 3,79 (thuê bao/100 dân) và đến cuối năm 2008 đạt

67.612 thuê bao, đạt mật độ 5,86 (thuê bao/100 dân).

Bảng 2.6: Thống kê số thuê bao Internet năm 2005 – 2008

Năm Số thuê bao internet băng rộng Số thuê bao internet băng hẹp Tổng số thuê bao internet Mật độ (thuê bao/100 dân) Tốc độ phát triển (%) 2005 1.594 8.566 10.160 0,89 2006 4.191 8.275 12.466 1,1 23 2007 15.951 27.509 43.460 3,79 249 2008 42.461 25.500 67.612 5,86 55,6

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ)

2.4.3.2. Công nghệ các nhà cung cấp dịch vụ ngành Viễn thông

Công nghệ di động của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại TP. Cần Thơ hiện nay được phân chia đồng đều giữa 2 công nghệ GSM và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố cần thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)